148-2019 - page 9

9
9 doanh nghiệp xe buýt
“kêu cứu”
Các doanh nghiệp vận tải cho rằngmức trợ giá xe buýt hiện nay không thỏa
đáng, không đủ chi phí tối thiểu cho xe buýt hoạt động.
ĐÀOTRANG
C
hín doanh nghiệp (DN)
vận tải xe buýt ở TP.HCM
vừa đồng ký đơn gửi chủ
tịch UBND TP.HCM, chủ tịch
HĐNDTP.HCMcùng lãnh đạo
Sở GTVT, Sở Tài chính, Liên
minh HTXTP.HCM kiến nghị
xem xét, bổ sung kinh phí trợ
giá cho xe buýt năm 2019.
Nhiều tuyến xe buýt
ngưng hoạt động
Trong đơn gửi, các DN vận
tải cho rằng mức trợ giá xe
buýt hiện nay không thỏa đáng,
không đủ chi phí tối thiểu cho
xe buýt hoạt động.
Các DN vận tải đã có kiến
nghị điều chỉnh mức trợ giá
nhưng thời gian kiến nghị kéo
dài dẫn đến nhiều tuyến xe
buýt hoạt động mất ổn định do
không cân đối được thu chi, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng dịch vụ và sụt giảm
lượng hành khách đi trên các
tuyến xe buýt. Hệ quả là nhiều
tuyến xe buýt không thể duy trì,
đã phải ngưng hoạt động như
các tuyến 40, 37, 60, 95, 149.
Năm 2019, Trung tâmQuản
lýgiaothôngcôngcộngTP.HCM
(thuộc SởGTVTTP.HCM) xây
dựng dự toán trợ giá trên 1.000
tỉ đồng, trong đó dự toán dành
cho 100 tuyến xe buýt có trợ
giá là 892,9 tỉ đồng cùng với
dự kiến nguồn thu tăng thêm
từ việc điều chỉnh giá vé xe
buýt. Theo tính toán của trung
tâm, năm 2019 tăng khoảng
91 tỉ đồng từ việc tăng giá vé
cho cả hệ thống với điều kiện
lượng hành khách không giảm
so với năm 2018.
Tuy nhiên, theo các DN vận
tải, việc tăng trưởng mà trung
tâm đưa ra là bất hợp lý, không
có tuyến xe buýt nào có thể
thực hiện được. Cụ thể, mức
tăng trưởng kỳ vọng của trung
tâm là 10,67%, bên cạnh đó
trung tâm tiếp tục khoán thêm
doanh thu cho 100 tuyến xe
buýt là 18,72%. Trong khi đó,
các đơn vị vận tải đang phải
vay mượn tiền để gồng mình
duy trì hoạt động bởi lượng
hành khách đi lại đang giảm
hơn 14,8%, tiền bán vé tăng
thêm từ việc tăng giá không
đủ bù cho việc kéo giảm trợ
giá trên mỗi tuyến.
Kiến nghị đơn giá mới
Qua văn bản này, các DN
vận tải kiến nghị đến các cấp
lãnh đạo TP xem xét, nhanh
chóng giải quyết một số vấn đề
nhằm tháo gỡ khó khăn trong
hoạt động xe buýt đang rơi vào
tình trạng bế tắc.
Theo đó, các DN vận tải xe
buýt kiến nghị UBNDTPnhanh
chóng ban hành bộ đơn giá chi
phí mới cho xe buýt và được
áp dụng từ 1-1-2019, thay thế
bộ đơn giá từ năm 2012 không
còn phù hợp, qua đó bổ sung
kinh phí trợ giá cho xe buýt
duy trì hoạt động.
Kiến nghị UBND TP sớm
có cơ chế, chính sách cấp bù
chênh lệch giá nhiên liệu CNG
(nhiên liệu sạch), như bù chênh
lệch giá nhiên liệu diesel vì
Công ty PV Gas (đơn vị cung
cấp CNG) liên tục đòi tăng giá
nhiên liệu CNG lên 15,8%.
Đối với các tuyến xe buýt
không hiệu quả, ít khách, đề
nghị cho cắt giảm chuyến hoặc
ngưng hoạt động để giảm lỗ,
tiết kiệm ngân sách cho những
tuyến hiệu quả hơn.
Đối với những tuyến xe buýt
cũ, chưa đầu tư mới và không
đầu tư mới được vì không có
hiệu quả, các DN đề nghị được
trả lại luồng tuyến cho TP, vì
nếu chạy không hiệu quả mà
bỏ tuyến lại bị phạt. Cụ thể là
các tuyến số 6, 14, 47, 56, 66,
94, 145… Các tuyến xe buýt
đề nghị được giảm chuyến để
giảm lỗ: 13, 15, 16, 48, 57, 61,
73, 144, 151.
Ngày 2-7, ông Võ Khánh
Hưng, Phó Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết Sở
mới nhận được đơn của chín
DN vận tải xe buýt. “Hiện Sở
giao cho Phòng quản lý dịch
vụ vận tải tham mưu xem xét,
giải quyết đơn của chín đơn vị
này” - ông Hưng nói.
Cùng ngày, ông Đỗ Ngọc
Hải, Trưởng Phòng quản lý
dịch vụ vận tải, cho biết hiện
định mức trợ giá xe buýt thì
TP vẫn duy trì 1.000 tỉ đồng/
năm, trong đó có 70 tỉ đồng dự
phòng để bù giá cho chênh lệch
nhiên liệu. “Còn đề xuất đơn
giá chi phí mới Sở đã kiến nghị
UBND TP từ 1-1-2019 để áp
dụng cho năm 2019 hiện chưa
được phê duyệt. Hiện Sở đang
nghiên cứu cơ chế để đảm bảo
cho các đơn vị vận tải hoạt động
hiệu quả” - ông Hải cho biết.•
Sẽ có đơn giá chi phí mới
Ngày 2-7, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản
lý giao thông công cộng TP.HCM, cho biết trung tâm đã nhận
được đơn kiến nghị này. Theo ông Trung, về mức tăng trưởng
kỳ vọng mà trung tâm đưa ra là hoàn toàn hợp lý và phù hợp
với tình hình phát triển xe buýt hiện nay. “Để giải quyết kiến
nghị, đảm bảo hoạt động kinh doanh các tuyến buýt có hiệu
quả thì TP cần ban hành đơn giá chi phí mới. Sở GTVT đã
trình UBND TP phê duyệt đơn giá chi phí mới và đang chờ.
Sau khi ban hành đơn giá chi phí mới thì mọi vấn đề sẽ được
giải quyết” - ông Trung khẳng định.
Các DN vận tải đề
nghị cắt giảm chuyến
hoặc ngưng hoạt
động hàng loạt tuyến
buýt hoạt động không
hiệu quả, ít khách.
Dân lại chặn xe vào bãi rác
Nam Sơn
Chiều 2-7, một lãnh đạo xã Nam Sơn (huyện
Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: Từ chiều tối 1-7, một
số người dân đã tập trung tại tuyến đường 35 dẫn
vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn để ngăn
chặn các xe chở rác vào đây khiến tình hình phức
tạp. “Hôm nay xã đã chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho
cư dân sống xung quanh bãi rác. Tôi đang ở xã để
chi trả tiền cho người dân. Còn anh em vẫn ở ngoài
đó để giữ gìn trật tự, đồng thời tuyên truyền, vận
động bà con ra về…” - vị cán bộ xã nói.
Trước đó, vào 17 giờ ngày 1-7, người dân tiếp
tục ngăn chặn các xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn.
Nguyên nhân chính do người dân bức xúc khi chưa
được di dời nhà khỏi vùng bán kính cách bãi rác
này 500 m. Được biết việc người dân dựng lều trên
tuyến đường 35 để ngăn chặn xe chở rác vào bãi
rác Nam Sơn đã diễn ra từ nhiều năm qua.
Chiều cùng ngày, đại diện Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) cho hay sau
khi có thông tin xe rác bị chặn đường vào bãi rác
Nam Sơn, Urenco đã bố trí điểm tập kết rác tạm
thời tại khu vực Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) và
Lâm Du (Long Biên). “Hiện Urenco tạm dừng tất
cả xe đưa rác về khu xử lý Nam Sơn để tránh ùn
ứ vì người dân vẫn tập trung chặn xe rác. Lượng
rác về Nam Sơn tạm thời sẽ đưa về hai điểm trung
chuyển rác tạm thời tại quận Nam Từ Liêm và
Long Biên. Về cơ bản chưa ảnh hưởng đến việc
thu gom rác ở khu vực trung tâm Hà Nội” - đại
diện Urenco cho hay.
Phía UBND huyện Sóc Sơn cũng cho hay
trong ngày 2-7 chính quyền các xã quanh bãi rác
Sóc Sơn đã tiến hành chi trả tiền đền bù, hỗ trợ
cho các hộ dân sống chung quanh bãi rác theo kế
hoạch di dời, giải tỏa các hộ dân sống quanh bãi
rác đã được duyệt. Theo chỉ đạo của UBND TP
Hà Nội, huyện Sóc Sơn cũng sớm tổ chức cuộc
đối thoại với người dân để tháo gỡ các vướng
mắc còn lại.
Bãi rác Nam Sơn là nơi xử lý chính rác thải của
bốn quận nội thành Hà Nội gồm Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng với khoảng 6.000
tấn/ngày. Bãi rác Nam Sơn rộng khoảng 83 ha đã
bị quá tải. Đến chiều tối 1-7, mới có gần 2.000 tấn
rác thải sinh hoạt được chở vào bãi rác Nam Sơn,
số còn lại bị ùn là hơn 3.000 tấn.
TRỌNG PHÚ
Nhà máy ô nhiễm dừng hoạt động,
dân ngừng phong tỏa
Ngày 2-7, ông Phạm Văn Hải, Chủ tịch UBND
xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng,
cho biết sau khi Sở TN&MT TP Hải Phòng có
văn bản yêu cầu Công ty cổ phần thương binh
Đoàn Kết (Công ty Đoàn Kết) dừng sản xuất
tái chế hạt nhựa thì người dân đã đồng ý ngừng
phong tỏa nhà máy này.
Theo đó, Sở TN&MT TP Hải Phòng đã yêu
cầu Công ty Đoàn Kết dừng ngay mọi hoạt động
sản xuất, thử nghiệm. Đồng thời kiểm tra, rà soát
toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất hạt nhựa cũng như các công trình bảo vệ môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường
đã được UBND TP Hải Phòng phê duyệt. Công
ty Đoàn Kết chỉ được hoạt động trở lại sau khi
đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi
trường theo quy định và sau khi được phép của cơ
quan có thẩm quyền.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, trước đó,
từ chiều tối 24-6, cả trăm người dân thôn Kim
Sơn, xã Lê Thiện mang băng rôn, biểu ngữ tập
trung trước cổng nhà máy sản xuất tái chế nhựa
của Công ty Đoàn Kết yêu cầu dừng hoạt động vì
cho rằng hoạt động sản xuất này gây ô nhiễm. Từ
đó tới nay, người dân vẫn tiếp tục dựng lều bạt
phong tỏa lối vào nhà máy.
Tại cuộc đối thoại với người dân ngày 29-6,
người dân tiếp tục yêu cầu nhà máy dừng hoạt
động và chuyển máy móc đi nơi khác. Công ty
Đoàn Kết đã cam kết dừng sản xuất.
ĐỖ HOÀNG
Tiêu điểm
9
DN vận tải cùng kiến nghị gồm:
Liên hiệp HTX Vận tải TP.HCM,
HTX Vận tải 19-5, HTX Vận tải xe
buýt và Du lịch Quyết Tiến, HTX
Vận tải số 28, Công ty CP Vận tải
TP.HCM, HTX Vận tải liên tỉnh và
Du lịch Việt Thắng, HTX Vận tải
số 15, HTXVận tải xe buýt Quyết
Thắng, HTX Vận tải số 26.
Các doanh nghiệp vận tải cho biết lượng
hành khách đi lại đang giảmhơn 14,8%.
Ảnh: ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook