148-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư3-7-2019
Đã từng thay thế
nhà đầu tư
Theo Bộ GTVT, tuyến đường
Trung Lương - MỹThuận có chiều
dài 51 km, rộng 17 m, đi qua tỉnh
Tiền Giang với tổng mức đầu tư
9.668,5 tỉ đồng theo hình thức
BOT.Theomục tiêu đề ra, dự án sẽ
hoàn thành vào năm 2020.
Khởi công năm 2009, dự án
được đánh giá là chậm so với tiến
độ. Nguyên nhân là do việc huy
động vốn gặp khó khăn; do thay
đổi cơ chế, chính sách pháp luật
liên quan đến quản lý và sử dụng
tài sản công, chính sách về đầu tư
PPP cũng như năng lực của nhà
đầu tư dự án. Đến tháng 2 vừa
qua, Chính phủ đồng ý thay thế
nhà đầu tư dự án và đến tháng 4
thì dự án được tái khởi động.
gỡ và đáp ứng nhưng hiện họ lại
đưa ra nhiều điều kiện khó khăn hơn
như cam kết đảm bảo doanh thu, cơ
quan chức năng cũng không được
mở đường làm giảm doanh thu của
dự án” - ông Hồng nói.
Ngoài ra, ông Hồng chia sẻ: Phía
ngân hàng cũng đưa ra các yêu cầu
khó khăn khác. Cụ thể, đối với phần
vốn ngân sách nhà nước tham gia,
ngân hàng yêu cầu đảm bảo 2.575
tỉ đồng (tương ứng 20,5% tổng mức
đầu tư). Trong khi đó, phần vốn chính
phủ đã trình Quốc hội bố trí cho dự
án là 2.186 tỉ đồng thì việc cân đối,
bố trí thêm vốn nhà nước hỗ trợ dự
án trong giai đoạn hiện nay cần có
sự đồng ý của Chính phủ.
Đối với phần vốn chủ sở hữu, ngân
hàng yêu cầu mức vốn chủ sở hữu
của nhà đầu tư là 30% tổng vốn đầu
tư (bao gồm phần hỗ trợ của ngân
sách nhà nước) khoảng 3.765 tỉ đồng.
10 năm, dự án đạt hơn
23% tiến độ
Trong động thái mới nhất, liên
danh các nhà đầu tư đã có đề nghị
ngân hàng thẩm định và tháo gỡ các
vướng mắc của hợp đồng tín dụng.
Đồng thời, Bộ GTVT và UBND
tỉnh Tiền Giang đã có ý kiến khẳng
định việc khơi thông nguồn vốn vay
là rất quan trọng và đề nghị ngân
hàng tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc của hợp đồng tín dụng. Qua đó
sớm hoàn tất thủ tục về cung cấp tín
dụng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân,
đảm bảo tiến độ dự án theo chỉ đạo
của Chính phủ.
Sau 10 năm khởi động, đến tháng
4 vừa qua, dự án chỉ mới thực hiện
được 10% khối lượng công việc,
hiện tại là hơn 23%. “Sau ba tháng,
chúng tôi khởi động lại dự án thì các
đơn vị thi công đã thực hiện được
hơn 23% khối lượng dự án” - ông
Hồng khẳng định.
Hiện UBND tỉnh Tiền Giang đã
bàn giao mặt bằng trên tuyến chính
đạt hơn 99%; ủy ban tỉnh đang tập
KIÊNCƯỜNG
T
rao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ôngMai MạnhHồng, Tổng giám
đốc Công ty CP BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, thông tin: “Hiện
nay chủ đầu tư với nhà thầu đã huy
động hết nguồn lực, trong đó chủ
đầu tư huy động 2.500 tỉ đồng, nhà
thầu cũng huy động hết vốn tự có
của họ, tỉnh Tiền Giang cũng tạm
ứng hơn 170 tỉ đồng để giải phóng
mặt bằng. Tuy nhiên, nếu đến tháng
8 không có nguồn vốn thì khả năng
dừng dự án là rất cao”.
Gặp khó về nguồn vốn
Theo ông Hồng, dự án này đến
nay chưa được giải ngân một đồng
nào của vốn ngân sách hoặc vốn tín
dụng. Về ngân sách, vốn nhà nước
ghi cho dự án là 2.186 tỉ đồng, hiện
Chính phủ đã trình Quốc hội để có
thể giải ngân con số này cho dự án
nhưng đến thời điểm hiện tại, thủ
tục này vẫn chưa được giải quyết.
Ông Hồng cũng cho biết vốn tín
dụng (vốn vay) của dự án với ngân
hàng khoảng 9.000 tỉ đồng cũng
đang gặp muôn vàn khó khăn. “Lúc
trước, các điều kiện mà ngân hàng
đưa ra chúng tôi đã từng bước tháo
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang có nguy cơ tạmdừng. (Ảnh do doanh nghiệp dự án cung cấp)
Dự án cao tốc Trung Lương -
Mỹ Thuận có thể phải dừng
Nếu đến tháng 8 tới, các khó khăn, vướngmắc về nguồn vốn không được giải quyết thì dự án cao tốc
Trung Lương - MỹThuận buộc phải dừng thi công.
trung chỉ đạo các địa phương vận
động các hộ dân nhận tiền bồi thường,
giải quyết dứt điểm các trường hợp
còn tồn đọng để bàn giao mặt bằng
cho doanh nghiệp dự án.
Theo báo cáo của Công ty CPBOT
Trung Lương - Mỹ Thuận, đến nay,
với các gói thầu xây lắp, đã thẩmđịnh
và phê duyệt hồ sơ là 21/25 gói thầu.
Còn lại bốn gói đang thực hiện gồm:
Hệ thống an toàn giao thông và hộ
lan, hệ thống chiếu sáng, trạm thu
phí và thiết bị trạm thu phí.
Doanh nghiệp dự án đã tổ chức
phê duyệt tạm dự toán 21/25 gói
thầu. Đến nay đã tổ chức triển khai
thi công 19 gói thầu xây lắp.•
Sau 10 năm khởi động,
đến tháng 4 vừa qua,
dự án chỉ mới thực hiện
được 10% khối lượng
công việc, hiện tại là
hơn 23%.
Tạm thời miễn phí BOT cho dân
quanh trạm Hòa Lạc - Hòa Bình
Ngày 2-7, Bộ GTVT có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình,
Tổng cục Đường bộ và Công ty BOT quốc lộ 6 Hòa Lạc -
Hòa Bình về việc đảm bảo trật tự và thống nhất phương án
miễn, giảm phí.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường
trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại
cuộc họp xử lý tồn tại, bất cập tại các dự án BOT ngành GTVT.
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ chủ trì, phối hợp với nhà
đầu tư làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình xây
dựng và thống nhất lại phương án miễn, giảm phí dịch vụ sử
dụng đường bộ cho các phương tiện.
Đặc biệt, người dân được miễn, giảm phải là chủ sở hữu
hợp pháp của các phương tiện đang sinh sống xung quanh
khu vực trạm thu phí trong phạm vi đã được các bên thống
nhất trước đây và trên nguyên tắc đảm bảo phương án tài
chính của dự án.
Bộ cũng đề nghị tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan
chức năng của tỉnh phối hợp với Tổng cục Đường bộ,
nhà đầu tư để thống nhất phương án trên, hoàn thành
trong tháng 7-2019.
Để giảm bớt tổn thất về kinh tế, đảm bảo lợi ích chính đáng
của nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện việc tạm miễn thu phí sử
dụng đường bộ đối với tổ chức, người dân là chủ sở hữu hợp
pháp của các phương tiện tại khu vực xung quanh trạm thu
phí Hòa Lạc - Hòa Bình trong thời gian xây dựng lại phương
án miễn, giảm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tương tự
như tại trạm thu phí trên quốc lộ 6.
VIẾT LONG
Quảng Ngãi khởi công đập dâng
gần 1.500 tỉ
Chiều 2-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ khởi công
dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc tại xã Tịnh An, TP
Quảng Ngãi. Lễ khởi công nằm trong chuỗi sự kiện chào
mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi (1-7-
1989
__
1-7-2019). Buổi lễ có sự tham dự của ông Trần Đức
Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước.
Theo ông Hà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Sở GTVT
tỉnh Quảng Ngãi, dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc là
công trình thủy lợi cấp III, kết hợp công trình giao thông
cấp III, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư.
Đập dâng được xây dựng tại xã Tịnh An và xã Nghĩa
Dũng (TP Quảng Ngãi) trên tổng diện tích sử dụng đất
khoảng 38,6 ha, tổng mức đầu tư 1.498 tỉ đồng từ nguồn
vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi và nguồn cải cách tiền
lương.
Chủ đầu tư dự án cho hay đập dâng được thiết kế với các
hạng mục như cống ngăn sông gồm 19 khoang, tràn mặt,
đường cá đi, cầu và đường giao thông, công trình điện,
nhà quản lý… Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
T.VIỆT - HÀ HẢI
Công bố doanh thu tại 61 trạm BOT
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai thông tin về
số thu, lưu lượng các dự án BOT tháng 5 và năm tháng đầu
năm 2019.
Theo đó, trong tháng 5 có gần 22 triệu lượt xe đi qua
61 trạm BOT trên cả nước, doanh thu trên 1.121 tỉ đồng.
Trong năm tháng đầu năm 2019 đã có trên 112 triệu lượt xe
đi qua các trạm này, doanh thu trên 5.665 tỉ đồng. 
Trước đó, Bộ GTVT cho biết năm 2017 đơn vị đã báo
cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng nội dung rà soát,
kiến nghị các giải pháp xử lý bất cập tại các trạm BOT. Thủ
tướng và Thường trực Chính phủ đã nhiều lần họp và có
nhiều chỉ đạo cụ thể.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT phối hợp với
các bộ, ngành, địa phương có các giải pháp đồng bộ để xử lý.
Cụ thể, giảm phí chung cho các phương tiện tại các dự án có
phương án tài chính đảm bảo khả thi, miễn và giảm phí cho các
phương tiện quanh trạm thu phí tại các dự án BOT có bất cập.
Bên cạnh đó chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận của
thanh tra, kiểm toán đối với các dự án về xử lý chi phí, xử
lý trách nhiệm và quyết toán chi phí đầu tư…
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook