149-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm4-7-2019
ĐỖHOÀNG-MAI HIỀN
T
heo Trung tâm Dự báo
khí tượng thủy văn trung
ương, sáng nay (4-7) bão
số 2 sẽ vào đất liền các tỉnh
từ Quảng Ninh đến Thanh
Hóa với sức gió mạnh cấp
7-8, giật cấp 10, sau đó
suy yếu dần thành áp thấp
nhiệt đới.
Đến 16 giờ chiều nay (4-7),
vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở
trên đất liền các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ. Sức gió mạnh
nhất vùng gần tâm áp thấp
nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50
km/giờ), giật cấp 8, sau đó di
chuyển theo hướng Tây Tây
Bắc, mỗi giờ đi được khoảng
15 km và tiếp tục suy yếu
thành một vùng áp thấp trên
khu vực vùng núi và trung
du Bắc bộ.
Từ sáng 3-7, Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống
thiên tai tổ chức họp khẩn để
ứng phó với cơn bão số 2 (tên
quốc tế Mun).
Bộ trưởngNN&PTNT, Phó
Trưởng Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên
tai Nguyễn Xuân Cường yêu
cầu các địa phương không
chủ quan, kiểm tra số khách
du lịch trên đảo để kịp thời
đưa vào bờ an toàn. Các địa
phương trong vùng ảnh hưởng
của cơn bão chú ý đến các
tuyến đê trọng yếu, các hồ
chứa trong vùng đang sửa
chữa, vận hành thử hệ thống
tiêu úng.
Đối với khu vực miền núi,
rà soát khu vực có nguy cơ
cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
tổ chức tuần tra tại các ngầm
tràn, đường bị ngập; sẵn sàng
phương án ứng phó theo
phương châm bốn tại chỗ.
Hôm 3-7, ông NguyễnVăn
Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ninh đã đi kiểm tra công tác
phòng, chống bão số 2 tại
huyện Vân Đồn.
Theo UBND huyện Vân
Đồn, hơn 1.200 tàu thuyền đã
được thông báo vào khu an
toàn tránh trú bão, hơn 500
bờ, vận động 37 phương tiện
vào đất liền tránh bão.
Tại âu tàu của đảo Bạch
Long Vỹ có hơn 100 phương
tiện neo đậu đã được lực lượng
chức năng hỗ trợ chằng buộc
chắc chắn.
Theo ghi nhận, 16 giờ ngày
3-7, tại quận Đồ Sơn (Hải
Phòng) đã xuất hiện mưa to.
Tại cảng cá Ngọc Hải hàng
trăm tàu thuyền đã về bến
neo đậu, neo buộc đề phòng
bão đổ bộ.
Tại khu du lịch Đồ Sơn,
nhiều hàng quán đã đóng cửa,
bàn ghế, đồ dùng đã được
người dân chằng buộc, đón
bão đổ bộ. •
Chiều nay bão vào
đất liền các tỉnhBắc bộ
nhà bè nuôi trồng thủy sản,
dịch vụ được chằng buộc,
sẵn sàng sơ tán người già, trẻ
em lên bờ. Huyện huy động
18 máy xúc, 21 ô tô của các
đơn vị túc trực xử lý những
khu vực có nguy cơ ngập lụt.
Toàn tỉnh có hơn 8.400 tàu
thuyền đã về các khu vực
neo đậu an toàn. Hơn 9.600
lồng bè nuôi trồng thủy sản
đã chằng chống, gia cố, di
chuyển người già và trẻ nhỏ
vào bờ. Huyện Cô Tô có hơn
1.600 du khách mắc kẹt, tại
các đảo du lịch của huyệnVân
Đồn còn hơn 160 du khách
bị kẹt lại.
Ông Nguyễn Văn Đọc yêu
Nhiều chỉ tiêu
của Đà Nẵng
đạt không cao
Thông tin tại hội nghị, bên
cạnhnhững kết quả đạt được
thì một số chỉ tiêu kinh tế
chủ yếu của TP có dấu hiệu
suy giảm và đạt khá thấp so
với kế hoạch. Trong đó, tăng
trưởngGRDPđạt 6,21%, thấp
hơnmức tăng7,24%cùng kỳ,
xếp vị trí thứ ba trong năm
địa phương thuộc vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung
và có mức tăng thấp nhất
trong năm TP trực thuộc
trung ương.Việc tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc theo Kết
luận số 2852/KL-TTCP của
Thanh tra Chính phủ, việc
triển khai thực hiện Thông
báo số 331-TB/TU của Ban
Thường vụ Thành ủy còn
kéo dài, hiệu quả chưa cao.
Về chủ trương của TP trong
việc rà soát, điều chỉnh quy
hoạch vì sự phát triển bền
vững, vẫn cònmột số doanh
nghiệp chưa thật sự đồng
thuận, khởi kiện TP do ảnh
hưởng quyền lợi.
Đà Nẵng đã thu hút được
trên 2.319 tỉ đồng vốn đầu tư
trong nước và trên 507 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài,
trongđócấpmới 68dựánFDI
với tổng vốn đầu tư đăng ký
363,9 triệu USD (tăng 10 dự
án, tăng 338,3 triệu USD vốn
đăngkýmới socùngkỳ2018).
Tổng thungân sáchnhànước
sáu tháng đầu năm2019 ước
đạt 14.722,4 tỉ đồng.
Quảng Ninh dừng
tất cả cuộc họp để
tập trung cho công
tác phòng, chống
bão, lãnh đạo địa
phương nào để xảy
ra chết người do lỗi
chủ quan phải chịu
trách nhiệm.
Quảng Ninh dừng tất cả cuộc họp để lo ứng phó bão.
ĐàNẵngbànvề
quyhoạch cánbộ
Thành ủy Đà Nẵng cần hoàn tất quy trình
bổ sung ủy viên Ban Chấp hànhĐảng bộ TP
nhiệmkỳ 2015-2020 đủ 52 người.
Ngày 3-7, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị
lần thứ 17 để đánh giá tình hình các mặt công tác
sáu tháng đầu năm; bàn phương hướng, nhiệm vụ
sáu tháng cuối năm 2019 và công tác quy hoạch
cán bộ.
Theo đó, nhân sự Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm
kỳ 2015-2020 đầu nhiệm kỳ có 15 người. Giai đoạn
ngày 1-7-2019 đến 31-3-2020 (thời điểm Trung
ương dừng bổ sung cấp ủy), có năm người nghỉ hưu
theo quy định; và theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày
30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội (ĐH) đảng
các cấp tiến tới ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
đến thời điểm ĐH có thêm bốn người không đủ tuổi
tái cử nhiệm kỳ 2020-2025.
Về Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Đà Nẵng
nhiệm kỳ 2015-
2020, đầu nhiệm kỳ
có 52 người. Tính
đến ngày 1-7-2019,
có tám người không
tham gia BCH vì
chuyển công tác,
nghỉ hưu hoặc vì lý
do khác.
Cũng tính đến
ngày 1-7-2019, ủy
viên BCH Đảng bộ
TP khuyết ở Ban
Tuyên giáo Thành
ủy, Ủy ban Kiểm
tra Thành ủy; Văn
phòng Đoàn đại
biểu Quốc hội,
HĐND và UBND
TP, KH&ĐT,
GD&ĐT, Công
Thương, Thanh
tra TP, Du lịch,
Xây dựng, báo Đà
Nẵng... Đến ngày
31-3-2020 (thời
điểm Trung ương
dừng bổ sung cấp
ủy), sẽ có thêm bảy
người không tham
gia BCH vì lý do
nghỉ hưu hoặc lý do
khác.
Như vậy, Thành
ủy Đà Nẵng cần
phải hoàn tất quy
trình bổ sung ủy
viên BCH Đảng bộ
TP nhiệm kỳ 2015-
2020 đủ số lượng
theo như quy định
(52 người) trước
ngày 31-3-2020.
Được biết về cán
bộ diện Bộ Chính
trị, Ban bí thư quản
lý thì chức danh phó bí thư Thành ủy sẽ nghỉ hưu
vào tháng 12-2019 (ông Võ Công Trí, Phó Bí thư
Thành ủy - PV) và Đà Nẵng đang tính toán và xin
ý kiến của Trung ương về nhân sự phó bí thư thay
thế khi ông Trí về hưu. Ngoài ra, chức danh phó chủ
tịch UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021, tính đến ngày
31-3-2020 có một người nghỉ hưu theo quy định và
một người không đủ tuổi tái cử.
Hiện Thành ủy Đà Nẵng đã làm quy hoạch Thành
ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, các chức danh cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp TP nhiệm kỳ 2020-2025,
2021-2026. Trong đó, giao Ban Tổ chức Thành ủy
sẽ căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương
hướng dẫn công tác nhân sự ĐH đảng bộ các cấp
tiến tới ĐH lần thứ XXII Đảng bộ TP.
LÊ PHI
Chiều 3-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống thiên tai, có công điện gửi
các tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ, các
ngành liên quan. Theo đó, các ngành chức
năng phải theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn
bão, chủ động triển khai các phương án
ứng phó theo phương châm bốn tại chỗ.
Các địa phương căn cứ tình hình cụ thể
thực hiện việc cấm biển; tổ chức, hướng
dẫn bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với
lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản. Ở khu vực
ven biển, đồng bằng và đô thị, các tỉnh cần
chủ động sơ tán, di dời dân cư tại các khu
vực nguy hiểm; kiểm soát giao thông trên
các tuyến cao tốc, cầu vượt biển để bảo
đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ.
Đối với khu vực miền núi, trung du: Tiếp
tục rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy
ra lũ quét, sạt lở đất để triển khai các biện
pháp đảm bảo an toàn hồ đập xung yếu.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động
triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp
với diễn biến của bão và sẵn sàng hỗ trợ
địa phương xử lý, khắc phục hậu quả khi có
yêu cầu.
Chính phủ ra công điện khẩn
cầu trong ngày 4-7 Quảng
Ninh dừng tất cả cuộc họp để
tập trung cho công tác phòng,
chống bão. Địa phương nào để
xảy ra chết người do lỗi chủ
quan, lãnh đạo địa phương đó
phải chịu trách nhiệm.
Tại Hải Phòng, từ trưa 3-7
địa phương này đã ra lệnh
cấm tàu thuyền hoạt động.
Vùng biển Bạch Long Vỹ
(Hải Phòng) trưa 3-7 gió đã
mạnh dần lên cấp 7-8 kèm
mưa, sóng dâng cao 1 m.
Ông Đào Trọng Tuệ, Phó
Chủ tịch UBND huyện đảo
Bạch LongVĩ, cho biết đã huy
động các phương tiện đưa 120
thuyền mủng của ngư dân lên
Huyện đảo Bạch Long Vỹ huy
độngmáy xúc hỗ trợ ngư dân
đưa thuyền thúng lên bờ
tránh bão. Ảnh: ĐH
Vị trí, đường đi của
cơn bão số 2.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook