149-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Đất ở bốn quận nội thành là đất
vàng, giá trị cao nên người dân sẽ lựa
chọn đầu tư làm dịch vụ khác thay vì
đầu tư khoản lớn làm bãi đỗ xe cho
hiệu quả kinh doanh không cao, thu
hồi vốn chậm.
TS
NGUYỄN XUÂN THỦY
,
chuyên gia
nghiên cứu về giao thông
Sẽ phá vỡ quy hoạch bến bãi đỗ xe
TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô
thị Việt Nam, cho rằng chủ trương xã hội hóa làm bãi đỗ xe là việc rất cần
nhưng cần phải căn cứ vào quy hoạch giao thông Hà Nội (trong đó có bãi
đỗ xe) đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2016. “Nếu bốn quận nội thành
để người dân dùng nhà, đất của mình làm bãi gửi xe thì vô hình trung lại
mâu thuẫn với chủ trương của Hà Nội là giảm phương tiện giao thông tại
nội đô, đồng thời phá vỡ quy hoạch về bến bãi đỗ xe đã được duyệt”- ông
Nghiêm lưu ý. Cũng theo ông Nghiêm, việc cho phép bãi đỗ xe ngầmđược
dành 30% diện tích làm trung tâm thương mại (bãi đỗ xe nổi được dành
20%) thì các bãi đỗ xe xã hội hóa sẽ không phù hợp với quy chuẩn, tiêu
chuẩn quy hoạch giao thông tĩnh đã được phê duyệt.“Ở đây cần phải tuân
thủ quy định của pháp luật chứ không phải vì mục tiêu trước mắt mà anh
phá vỡ mọi quy định đã được duyệt” - ông Nghiêm nhấn mạnh.
hoặc trong nước đã sản xuất nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu
chuẩn kỹ thuật; được vay vốn từ
Quỹ đầu tư phát triển TP với lãi suất
ưu đãi. Trường hợp sử dụng nguồn
vốn vay của các tổ chức tín dụng,
được ngân sách TP hỗ trợ lãi suất
vay theo hợp đồng tín dụng tối đa
50% lãi suất tiền vay đầu tư trong
năm năm đầu.
Đối với những dự án bãi gửi xe
ngầm đầu tư theo hình thức xã hội
hóa, được phép sử dụng tối đa 30%
tổng diện tích sàn xây dựng để đầu tư
khai thác dịch vụ thương mại, dịch
vụ khác hỗ trợ cho bãi gửi xe ngầm.
Ngoài các cơ chế trên, TP cũng
có cơ chế hỗ trợ các khoản thuế, phí
khác liên quan khi thực hiện đầu tư
xây dựng bãi gửi xe; được thu tiền
theo giá trông giữ xe do TP quy định.
Bên cạnh đó, HĐND TP cũng
lấy ý kiến về việc giao UBND TP
quy định, phê duyệt mức giá trần
dịch vụ trông giữ xe phù hợp với
từng khu vực nhằm đảm bảo thời
gian thu hồi vốn hợp lý.
Chuyên gia nói khó khả thi
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
Giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội Vũ
Văn Viện cho hay hiện nay việc đỗ
xe tại bốn quận nội thành cũ của Hà
Nội chủ yếu là dùng lòng đường, vỉa
hè. Đồng thời, thực tế hiện nay nhiều
nhà hàng, khách sạn, cửa hàng kinh
doanh tại khu vực lõi của Hà Nội
cũng phải dành một phần diện tích
để làm chỗ gửi xe phục vụ khách.
“Trên thực tế đó, chúng tôi thấy
nhu cầu để xe trong nội thành là
hết sức cần thiết. Vì vậy cũng trình
với HĐND TP để thông qua một
cơ chế nhằm thu hút được nhiều
nguồn lực tham gia đầu tư bến bãi
đỗ xe, vừa để giải quyết nhu cầu
TRỌNGPHÚ
H
ĐND TP Hà Nội đang lấy ý
kiến người dân, chuyên gia
cho dự thảo nghị quyết về
việc ưu tiên phát triển hệ thống
vận tải hành khách công cộng khối
lượng lớn; áp dụng công nghệ cao
trong quản lý, điều hành hệ thống
giao thông vận tải. Đặc biệt, TP
khuyến khích người dân và doanh
nghiệp đầu tư làm bãi gửi xe. Nghị
quyết này sẽ được HĐND TP Hà
Nội xem xét, quyết định tại kỳ họp
giữa năm 2019 dự kiến diễn ra từ
ngày 8 đến 10-7.
Nhiều ưu đãi
Theo đó, Hà Nội đưa ra các cơ
chế khuyến khích người dân, hộ
gia đình bốn quận nội thành cũ (Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Đống Đa) tận dụng nhà, đất của
mình làm bãi gửi xe.
Những hộ gia đình đầu tư bãi
gửi xe tại bốn quận nội thành cũ
sẽ được hưởng các cơ chế, chính
sách như: Được ngân sách TP hỗ
trợ 100% tiền thuế nhập khẩu đối
với các thiết bị, dây chuyền công
nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp
cho dự án xây dựng bãi gửi xe mà
trong nước chưa sản xuất được
Thiếu bãi đỗ xe, HàNội phải tận dụng lòng đường để làmchỗ gửi xe cho người dân. Ảnh: TRỌNGPHÚ
đỗ xe của người dân cũng như giải
phóng thông thoáng lòng đường,
vỉa hè” - ông Viện nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT TP
Hà Nội cũng thừa nhận chủ trương
này khó thực hiện vì đất khu vực lõi
là đất thương mại dịch vụ có giá trị
cao nên người dân sẽ tính toán, lựa
chọn giữa đầu tư kinh doanh dịch
vụ khác với kinh doanh dịch vụ bãi
gửi xe để thu lợi ích lớn nhất.
Ủng hộ chủ trương khuyến khích
người dân làm bãi gửi xe của Hà
Nội nhưng TS Nguyễn Xuân Thủy,
chuyên gia nghiên cứu về giao thông,
cũng cho rằng trước đây Hà Nội cũng
có quy hoạch nhiều khu đất tại bốn
quận nội thành cũ để làm bãi gửi xe
nhưng đến nay các khu đó đều biến
thành cao ốc cả. “Hiện TP phải bố
trí lòng đường, vỉa hè để làm bãi
đỗ xe. Giờ phải kêu gọi người dân
lấy nhà, đất của mình làm bãi gửi
xe. Tôi cho rằng chủ trương thì tốt
nhưng nên hỗ trợ về lãi xuất vay
vốn, chính sách thuế, thủ tục… chứ
không nên tăng giá dịch vụ gửi xe
vì cuối cùng người dân phải gánh
chịu” - ông nói.
Chuyên gia này cũng lưu ý trong
việc khuyến khích người dân đầu
tư bãi gửi xe cần tránh chuyện nhà
đầu tư chiếm dụng không gian công
cộng như công viên, lòng đường,
vỉa hè… để gom cả vào bãi đỗ xe
do họ đầu tư.•
Hà Nội cũng có cơ chế hỗ
trợ các khoản thuế, phí
khác liên quan khi thực
hiện đầu tư xây dựng bãi
đỗ xe; được thu tiền theo
giá trông giữ xe do TP
quy định.
Sáng 3-7, UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã tổ
chức buổi đối thoại với người dân sống quanh bãi rác
Nam Sơn về việc bồi thường, hỗ trợ người dân di dời
khỏi khu vực bãi rác. Buổi đối thoại diễn ra tại Nhà
văn hóa thôn Đông Hạ, xã Nam Sơn với sự tham dự
đông đảo của người dân cùng lãnh đạo huyện Sóc
Sơn và Sở TN&MT Hà Nội. Nội dung đối thoại xoay
quanh việc bồi thường, hỗ trợ người dân (sống cách
hàng rào bãi rác Nam Sơn trong vòng bán kính 500
m) di dời khỏi vùng ảnh hưởng của bãi rác.
Tại buổi đối thoại, nhiều người dân ủng hộ chủ
trương bồi thường, hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng
ảnh hưởng bãi rác Nam Sơn của TP Hà Nội. Tuy
nhiên, đa số người dân cho rằng mức giá bồi thường
đất thổ cư quá thấp, chỉ có 860.000 đồng/m
2
.
Bên cạnh đó, người dân cũng cho rằng tiến độ triển
khai bồi thường, hỗ trợ người dân di dời chậm, chi trả
lẻ tẻ làm nhiều đợt (đến nay mới bồi thường đất nông
nghiệp, chưa bồi thường đất thổ cư)... Người dân đề
nghị chính quyền huyện Sóc Sơn đẩy nhanh tiến độ
bồi thường, có chính sách hợp lý bồi thường đất thổ
cư, đặc biệt là có phương án tái định cư hợp lý cho
người dân.
Giải đáp các ý kiến của người dân, ông Đỗ Minh
Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho hay
ngày 2-7 huyện đã triển khai bồi thường đợt một và
hai cho các hộ dân của ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn,
Hồng Kỳ. Dự kiến trong tuần này sẽ hoàn thành việc
trả tiền đợt ba.
Về chính sách bồi thường đối với đất thổ cư, ông
Tuấn cho biết huyện sẽ báo cáo để UBND TP Hà
Nội xem xét, quyết định. Đối với việc chậm trễ bồi
thường, ông Tuấn cho biết nguyên nhân là do các
bước phải làm chặt chẽ nên mất nhiều thời gian.
“Huyện nhận trách nhiệm về tiến độ chậm, tuy nhiên
xin thông báo với bà con rằng có những quy trình
như vậy cần phải làm” - ông Tuấn nói.
Trước đó, vào chiều tối 1-7, các hộ dân quanh bãi
rác Nam Sơn đã tập trung, ngăn chặn các xe chở rác
vào bãi rác Nam Sơn. Nguyên nhân là do họ không
đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ di dời
khỏi vùng ảnh hưởng của bãi rác.
TRỌNG PHÚ
Hà Nội vận động dân làmbãi gửi xe
Hà Nội đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu thiết bị, được vay vốn lãi suất thấp.
Chínhquyềnđối thoại với dân sống cạnh
bãi rácNamSơn
Đa số người dân cho rằngmức giá bồi thường đất thổ cư 860.000 đồng/m
2
là quá thấp.
Hơn 37.000 phương tiện bị từ chối vào đường cao tốc
Theo thống kê của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC), trong sáu tháng đầu, qua kiểm soát tải trọng 1,26 triệu lượt
phương tiện qua lại các tuyến cao tốc thì có gần 47.000 lượt phương
tiện vi phạm tải trọng theo quy định (cao hơn 64% cùng thời điểm năm
ngoái) và VEC từ chối phục vụ 37.000 phương tiện quá tải (so với sáu
tháng đầu năm 2018 con số này lớn hơn 62%).
Về tình hình tai nạn giao thông, nửa đầu năm 2019, số vụ va chạm
giao thông trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý chỉ bằng 90% so với
cùng thời điểm năm trước. VEC đã phục vụ 23,35 triệu lượt phương tiện
(chưa kể 350.500 lượt phương tiện miễn phí), tăng 15% về lưu lượng và
16% về doanh thu so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đường cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình tiếp nhận lượng phương tiện lớn nhất - 8,4 triệu
lượt. Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây từ đầu năm tiếp
nhận 8,22 triệu lượt phương tiện, tăng 14% so với sáu tháng đầu năm
ngoái.
Lưu lượng cao kéo theo doanh thu phí tăng nhưng VEC lại phải gặp
nhiều khó khăn trong công tác quản lý, khai thác tuyến cao tốc. Cụ
thể, lưu lượng tăng cao đột biến tại một số thời điểm, cộng với hạ tầng
không đồng bộ và sự cố giao thông xảy ra càng khiến cho tình hình giao
thông trên một số tuyến cao tốc VEC quản lý khá căng thẳng. Điển hình
nhất là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thời gian gần
đây liên tục xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện đoạn từ TP.HCM đi Long
Thành vào các khung giờ cao điểm, ngày cuối tuần, lễ, tết.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook