149-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm4-7-2019
CẨMGIANG
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Đoàn Minh
Tâm, Phó Giám đốc Ban
quản lý ODA TP Cần Thơ,
cho biết: “TP đã và đang triển
khai nhiều dự án chống ngập
do mưa và triều cường. Trong
đó có hai dự án nâng cấp đô
thị và một dự án phát triển TP
giai đoạn 2016-2022, qua đó
giải quyết điểm ngập của vùng
lõi trung tâm TP”.
Cụ thể, TP sẽ tập trung đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án
phát triển TP Cần Thơ và tăng
cường khả năng thích ứng đô
thị (dự án 3), có tổng số vốn
là 322 triệu USD (hơn 7.400 tỉ
đồng). Trong đó, vốn vay ODA
của Ngân hàng Thế giới (WB)
250 triệu USD; vốn ODAviện
trợ không hoàn lại của SECO
10 triệu USD và vốn đối ứng
từ ngân sách của địa phương
hơn 62 triệu USD. Đây là dự
án có tổng mức đầu tư lớn nhất
trong ba dự án nâng cấp đô thị
có sử dụng vốn vay củaWB tại
TP Cần Thơ.
Dự án 3 nói trên sẽ được phân
kỳ thành hai giai đoạn triển
khai, thực hiện
từ năm 2016
đến 2022 với
ba hợp phần
chính: Kiểm
soát ngập lụt
và vệ sinh môi
trường cho hai
quậnNinhKiều,
BìnhThủy;phát
triển hành lang
đôthịsangquận
Cái Răng; tăng cường quản lý
đô thị thích ứng với biến đổi khí
hậu tại khu vực trung tâm với
diện tích được bảo vệ là 2.675
ha cùng số dân trong khu vực
được bảo vệ trực tiếp và gián
tiếp lên đến gần 1 triệu người.
Dự án đóng vai trò cải thiện
môi trường nước, tăng không
giantrữnướcvà
tạocảnhquanđô
thị,gópphầncải
thiện đời sống
dân sinh, bảo
vệ môi trường
TP. Ngoài ra,
khu vực doanh
nghiệp cũng
được hưởng
lợi thông qua
việc điều kiện
cơ sở hạ tầng được cải thiện,
đây cũng là điểm cộng cho môi
trường đầu tư của địa phương
trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ông Tâm cũng
cho biết các dự án hiện nay
do Ban quản lý ODA TP thực
hiện từ nguồn vốn của WB và
một phần ngân sách địa phương
nhưng việc điều hành chương
trình chống ngập lại do Trung
tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
TP thuộc Sở Xây dựng quản lý.
Trong khi đó, đại diện SởXây
dựng TP Cần Thơ cho hay: Sở
cũng tham gia thẩm định các
công trình, hạngmục công trình
chống ngập sẽ được triển khai
trong dự án 3 như: Cải tạo hệ
thống thoát nước khu vực trung
tâm quận Ninh Kiều cho hơn
20 tuyến đường thoát nước nội
đô; cải tạo các tuyến kênh, rạch
nội đô và tiểu dự án khác đầu
tư trên địa bàn TP.
Theo UBND TP Cần Thơ,
hiện ủy ban đã giao các đơn vị
liên quan rà soát, bổ sung chính
sách để thu hút các nguồn lực
đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến
độ các dự án trước khi vào
mùa mưa. Tiếp đó là cải cách
thủ tục, tạo bước đột phá đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự
án, công trình giảm ngập; nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hạ tầng thoát nước, xử
lý nước thải...•
Nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ bị ngập nặng saumỗi cơnmưa lớn. Ảnh: C.GIANG
Những năm gần đây, mưa lớn kéo dài cùng với triều cường
dâng cao đã gây ra tình trạng ngập nặng, cục bộ tại một số
tuyến đường trong nội đô TP Cần Thơ.
Theo ghi nhận của PV, vào những tháng đầu mùa mưa, mỗi
khi mưa lớn kéo dài đã làm cho một số tuyến đường như Trần
Văn Hoài, 3-2, Nguyễn Văn Cừ, bến Ninh Kiều,… ngập nặng.
Đặc biệt, những cơn mưa xuất hiện vào giờ cao điểm, các cơ
quan tan tầm, học sinh ra về khiến nhiều ô tô, xe máy bị ngập
nước, chếtmáy giữa đường, giao thông trởnênùn tắc, hỗn loạn.
Dự án đóng vai trò
cải thiện môi trường
nước, tăng không
gian trữ nước và tạo
cảnh quan đô thị, góp
phần cải thiện đời
sống dân sinh, bảo vệ
môi trường TP.
Lo sạt lở bờ sông,
TP.HCMtìmcách
phòng, chống
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định
16/2019/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong
công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ
biển trên địa bàn TP. Quyết định có hiệu lực từ
ngày 11-7.
Theo đó, khi phát hiện vị trí có nguy cơ sạt lở, cơ
quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn TP (Sở NN&PTNT) phối
hợp với UBND các quận, huyện, phường, xã, thị
trấn tiến hành ngay việc cắm biển cảnh báo vị trí có
nguy cơ sạt lở.
Đồng thời, UBND quận, huyện, phường, xã, thị
trấn triển khai xây dựng rào chắn, cảnh báo không
cho người, phương tiện qua lại trong khu vực có
nguy cơ sạt lở; khuyến cáo người dân sơ tán và tháo
gỡ, di dời tài sản đến nơi an toàn. Khẩn cấp tổ chức
sơ tán, di dời người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở
nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy
hiểm.
Khi xảy ra sự cố sạt lở, Sở GTVT TP phối hợp
với Công an TP tiến hành ngay việc thả phao phân
luồng, hướng dẫn giao thông đường thủy, đảm bảo
an toàn cho các phương tiện. Ngăn cấm các loại tàu,
thuyền không được phép đi vào đoạn sông, kênh
rạch bị sạt lở nhằm giảm áp lực sóng nước vào bờ.
Bên cạnh đó, Bộ tư lệnh TP, Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng TP, Công an TP, Lực lượng Thanh niên
xung phong TP phối hợp với UBND các quận,
huyện có xảy ra sạt lở để huy động lực lượng kịp
thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và di dời người
dân đến nơi an toàn.
Về công tác khắc phục sự cố sạt lở, cơ quan
thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn TP chủ trì, phối hợp với UBND
các quận, huyện kiểm tra, đánh giá lại nguy cơ sạt lở
tiếp theo trên toàn tuyến sông, kênh rạch, bờ biển để
chủ động cảnh báo cho nhân dân trong khu vực sạt
lở biết và chủ động di dời người và tài sản đến nơi
an toàn…
Sở Xây dựng TP chủ trì, phối hợp với UBND các
quận, huyện để cân đối giải quyết quỹ nhà bố trí tái
định cư cho các hộ dân di dời theo chủ trương của
UBND TP. UBND các quận, huyện, phường, xã, thị
trấn khẩn trương bố trí nơi ở tạm cư, chăm lo đời
sống, sinh hoạt cho các hộ dân bị sạt lở và tổ chức
dọn dẹp vệ sinh, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh.
NGUYỄN CHÂU
Tại sao xe buýt được trợ giá
nhưng vẫn lỗ?
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Trần Chí
Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông
công cộng TP.HCM, cho biết các doanh nghiệp vừa
gửi kiến nghị về việc giải quyết khó khăn đối với
doanh nghiệp vận tải xe buýt là do hiện nay họ vẫn
đang bị áp dụng các mức chi theo bộ đơn giá cũ (từ
năm 2012). Bộ đơn giá này đã lỗi thời và không còn
phù hợp nữa. Cụ thể, các chi phí đầu tư cho đầu vào
xe buýt cao hơn nhiều so với bảy năm trước nhưng
chưa được cập nhật.
Sở GTVT đã xây dựng bộ đơn giá mới cho xe
buýt thay thế bộ đơn giá cũ từ năm 2012 để bổ sung
kinh phí trợ giá cho xe buýt duy trì hoạt động. Sở đã
lấy ý kiến các sở, ngành liên quan và trình UBND
TP chờ phê duyệt. Bộ đơn giá này được áp dụng
từ ngày 1-1-2019 nên sau khi được UBND TP phê
duyệt thì sẽ tính toán lại chi phí từ đầu năm cho các
doanh nghiệp vận tải.
“Nếu bộ đơn giá mới được duyệt sớm thì sẽ giải
quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc về kinh
phí hiện nay của các doanh nghiệp vận tải xe buýt” -
ông Trung nói.
Trước đó, chín doanh nghiệp vận tải xe buýt gửi
đơn kiến nghị lên HĐND, UBND TP về việc các
đơn vị đang phải gắng gượng do gặp khó khăn
trong quá trình khai thác và nếu không có hướng
giải quyết thì nhiều tuyến xe buýt sẽ phải dừng hoạt
động.
ĐÀO TRANG
Cần Thơ huy động hơn
322triệuUSDchốngngập
CầnThơ đẩy nhanh tiến độ dự án chống ngập 322 triệuUSDnhằmcải thiện
tình trạng ngập nước domưa và triều cường ở vùng lõi trung tâmTP.
Nhằm ngăn ngừa tái diễn tình trạng
khai thác cát trái phép, vừa qua UBND
TP đã giao Sở Tư pháp phối hợp với
các đơn vị liên quan đề xuất điều chỉnh
các quy định trong lĩnh vực: Quản
lý hoạt động khoáng sản; giao thông
thủy; quy trình xử lý vi phạm hành
chính; quy trình xử lý tang vật tịch thu;
đấu giá tang vật xử lý vi phạm hành
chính thuộc thẩm quyền của TP phù
hợp với điều kiện thực tiễn hoặc kiến
nghị điều chỉnh hình thức xử phạt về
hành vi khai thác cát trái phép đối với
các quy định thuộc thẩm quyền ban
hành của Chính phủ.
Từ nay đến cuối năm 2019, để ngăn
chặn tình trạng khai thác cát trái phép
trên vùng biển Cần Giờ và khu vực giáp
ranh giữa các địa phương, Công an TP
và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP sẽ
thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn
công, trấn áp hành vi khai thác cát trái
phép tại các điểm nóng trên địa bàn TP.
Sở GTVT sẽ xem xét việc bố trí khu
neo đậu phương tiện vi phạm trong
lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.
UBND các quận, huyện, các sở,
ngành liên quan cần tuyên truyền, phổ
biến các quy định trong lĩnh vực quản
lý hoạt động khoáng sản, giao thông
thủy; phát huy vai trò giám sát của các
tổ chức chính trị, xã hội đối với việc thi
hành nhiệm vụ của các cơ quan quản
lý nhà nước trong công tác đấu tranh,
phòng ngừa khai thác cát trái phép trên
địa bàn TP.
PHAN CƯỜNG
Ngăn ngừa tình trạng khai thác cát trái phép ở Cần Giờ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook