150-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu5-7-2019
Chủ Big C cam kết nhận lại hàng
dệt may Việt
Bộ CôngThương yêu cầu Big C rà soát cơ sở pháp lý, đảmbảo hài hòa lợi ích các bên liên quan.
CHÂNLUẬN
T
ập đoàn Central Group
(Thái Lan), chủ sở hữu
và quản lý chuỗi siêu thị
Big C Việt Nam (VN), cam
kết trong 15 ngày tới sẽ mở
lại đơn hàng cho 150 nhà
cung cấp hàng dệt may. Đây
là thông tin được Thứ trưởng
Bộ Công Thương Đỗ Thắng
Hải đưa ra tại cuộc họp báo
thường kỳ chiều 4-7.
“Giải quyết dựa trên
cơ sở hợp đồng”
Ông Hải cho biết sáng cùng
ngày, Bộ Công Thương đã có
buổi làm việc với tổng giám
đốc Central Group, Hiệp hội
Dệt may VN và đại sứ đặc
mệnh toàn quyềnVương quốc
Thái Lan tại VN sau khi Big
C đột ngột thông báo dừng
mua sản phẩmmaymặc trong
nước từ tháng 7.
Tại cuộc họp, lãnh đạo
Central Group cam kết sẽ
mở lại đơn hàng cho 200 nhà
cung cấp hàng dệt may của
VN trong hai tuần tới. Trước
mắt, trong ngày 4-7, đơn vị
này đã mở lại đơn hàng cho
50 doanh nghiệp (DN), số
DN còn lại sẽ được Central
Group giải quyết sau khi rà
soát các điều kiện, tiêu chuẩn.
“Central Group cũng nói
làmđúng quy định và tuân thủ
pháp luật VN khi tạm dừng
nhận hàng dệt may của một
số DN. Phía Central Group
khẳng định việc dừng nhập
hàng chỉ là tạm thời trong
vòng 15 ngày. Phía tập đoàn
đã có gửi thư đến các đối tác
để giải thích rõ việc này” - ông
Hải cho hay.
Lãnh đạo Bộ CôngThương
cũng cho hay hiện nay có
khoảng 4.000 nhà sản xuất
đang cung cấp sản phẩm cho
phía Central Group, trong đó
có khoảng 200 nhà sản xuất
các mặt hàng dệt may. Bộ
Công Thương đánh giá cao
những đóng góp của các nhà
đầu tư nước ngoài tại VN.
Mặt khác, Bộ khẳng định sẽ
bảo vệ quyền lợi chính đáng
của các DN VN.
“Vụ việc này phải được
giải quyết dựa trên cơ sở
hợp đồng giữa Central Group
đã ký với các nhà cung cấp
sản phẩm dệt may của VN.
Đồng thời, họ phải tuân thủ
các quy định pháp luật khác
của VN về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, vấn đề cạnh
tranh” - Thứ trưởngĐỗThắng
Hải nêu quan điểm.
Còn bàLêViệt Nga, PhóVụ
trưởng Vụ Thị trường trong
nước (Bộ Công Thương), cho
biết Central Group cam kết
duy trì tỉ lệ hàng Việt ở hệ
thống siêu thị Big C đạt trên
90%, trong đó các mặt hàng
nông sản ở siêu thị chiếm tỉ
lệ rất cao, bán rất tốt. Trong
khi đó, tỉ lệ hàng Thái Lan
chỉ chiếm 1,26% trên toàn
hệ thống.
“Tại cuộc họp, phía Central
Group không phàn nàn về
chất lượng hàngmaymặcVN
nhưng họ thay đổi chiến lược
kinh doanh mới, GO! Market
với mặt hàng kinh doanh chất
lượng cao nhiều hơn, nên cơ
cấu lại nhómngành hàng” - bà
Nga nói.
Phải hài hòa lợi ích
các bên
Trong khi đó, trao đổi với
báo chí, ông Trần Duy Đông,
Vụ trưởngVụThị trường trong
nước (Bộ CôngThương), nói:
“Chúng tôi đã yêu cầu Tập
đoàn Central Group rà soát
các hợp đồng đã ký kết với
các nhà cung ứng trên cơ sở
pháp lý sao cho đảm bảo hài
hòa lợi ích ba bên. Thứ nhất
là lợi ích của các nhà cung
ứng mặt hàng may mặc vào
Big C. Thứ hai là lợi ích của
Big C và thứ ba là lợi ích của
người tiêu dùng. Phải rà lại
hợp đồng đã ký và tuyệt đối
không được phá vỡ những
hợp đồng pháp lý mà họ đã
cam kết”.
Lãnh đạo Vụ trưởng Vụ
Thị trường trong nước cũng
khẳng định không có quy định
nào về tỉ lệ hàng Việt tại hệ
thống siêu thị của các nhà bán
lẻ nước ngoài tại VN. Thay
vào đó, trong quá trình xem
xét cấp phép, cơ quan chức
năng sử dụng ENT (kiểm tra
nhu cầu kinh tế). Trong đó,
xem xét kỹ khả năng đóng
góp cho sự phát triển kinh
tế địa phương, đóng góp cho
an sinh xã hội, môi trường và
tạo động lực phát triển kinh
tế địa phương.
“Do tác động của quá trình
hội nhập, trong vòng vài năm
tới, ENT cũng sẽ xóa bỏ theo
cam kết hội nhập. Tuy nhiên,
với các nhà bán lẻ nước ngoài,
chúng tôi cũng luôn yêu cầu
họ có trách nhiệmxã hội, trách
nhiệm cộng đồng tốt, thực
hiện tốt những chủ trương của
“Chính chúng ta hại chúng ta”
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại
TP Hà Nội, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng Big C đã
được ưu ái trên thị trường VN mấy chục năm nay về thuế
thu nhập DN, về tổ chức nguồn hàng… và đại diện Big C
cũng khẳng định ưu tiên hàng Việt.
Tuy nhiên, việc Big C tạm dừng nhập hàng dệt may của
DNViệt hết sức đột ngột như vậy làmđảo lộn kế hoạch kinh
doanh của các công ty Việt bởi nó liên quan đến công ăn
việc làm, doanh số, nộpngân sách.“Người ta đangbuônbán
20 năm ở Big C, đóng góp cho Big C bao nhiêu, giờ anh lật
kèo như thế, với đạo đức kinh doanh, tôi cho là không ổn.
Rồi đây, sau nhóm hàng dệt may thì nhóm hàng đồ chơi
trẻ em…, chúng ta phải đề phòng tất cả tình huống như
vậy” - ông Phú cảnh báo.
Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cũng cho rằng nhiều chính
sách của VN hiện nay đang quá ưu ái DN nước ngoài mà
chưa quan tâmđếnDNnội địa.“Cómột DNViệt từng nói với
tôi“DNViệt không cần được ưu tiên, chỉ cần công bằng mà
cũng khôngđược”. Nghe rất xót xa! Chínhđiềunày gópphần
khiến DN Việt thất thủ trên sân nhà. Chính chúng ta đang
hại chúng ta, chứ không phải đại gia Thái Lan. Và chúng ta
sẽ trở thành người làm thuê mãi mãi” - ông Phú nói.
“Dừng đột ngột là không hợp lý”
Ba NTT, một nha cung câp hangmaymặc, cho biết từ hơn
20 năm nay bà đã cung cấp sản phẩm cho hê thông siêu
thi Big C. “Mỗi thang cơ sơ của tôi cung câp cho hệ thống
siêu thị này khoảng 100.000 san phâm nhan hang riêng va
san phâm cua cơ sơ. Chung tôi không yêu câu Big C phai ký
hơp đông trọn đơi vơi nha cung câp nhưng nếu dừng nhận
hàng thì cũng phai co lô trinh hơp lý. Nhưng đùng một cái
h dừng mua hàng khiến chúng tôi trở tay không kịp, như
vậy là bất hơp lý” - bà T. nói.
Trả lời câu hỏi liệu có phải do hàng dệt mayViệt kémchất
lượng nên Big C dừng mua, bà T. quả quyết: “Nếu đô lôi do
hang cua nha cung câp Việt xâu, gia cao là không thuyêt
phuc. Bởi 20 năm nay họ mua hàng của chúng tôi, nếu
không đạt chất lượng thì chắc chắn h đã không tiêu thụ.
M t khác, nếu hàng xấu thì h có thể trao đổi với chúng tôi
để điều chỉnh, chứ không phải dừngmua đột ngột như vậy”.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ
trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp đối với thép cuộn cán nguội (CR) và
thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam (VN) sử dụng
nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ vùng lãnh thổ
Đài Loan và Hàn Quốc. Theo đó, Mỹ sẽ áp thuế quan lên
tới 456% đối với một số sản phẩm thép sản xuất ở Hàn
Quốc hoặc Đài Loan được vận chuyển tới VN để gia công
nhỏ rồi cuối cùng xuất khẩu sang Mỹ.
Liên quan đến vấn đề trên, Cục Phòng vệ thương mại
(Bộ Công Thương) cho biết vụ việc này được phía Mỹ khởi
xướng điều tra từ ngày 2-8-2018. “Căn cứ kết luận sơ bộ,
DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời
với sản phẩm thép CR và thép CORE nhập khẩu từ VN
thông qua việc thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu. Mức ký quỹ
sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm nhập khẩu từ Hàn
Quốc và Đài Loan” - Cục Phòng vệ thương mại cho hay.
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội
Thép, các doanh nghiệp liên quan của VN để hợp tác,
cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều
tra Mỹ về quá trình sản xuất tại VN, mức độ giá trị gia
tăng của sản phẩm...
“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan
liên quan, các hiệp hội doanh nghiệp và phía Mỹ trong các
giai đoạn tiếp theo của vụ việc. Qua đó để bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của doanh nghiệp phù hợp với quy định
pháp luật và các hiệp định của WTO, đồng thời ngăn chặn
các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp, gian lận xuất xứ” - Cục
Phòng vệ thương mại cam kết.
THU HÀ
VN” - ông Đông nói.
Liên quan đến việc bảo vệ
hànghóa trongnước, ôngĐông
cho hay Bộ Công Thương và
Vụ Thị trường trong nước đã
và đang có nghiên cứu các
giải pháp phù hợp với thông
lệ quốc tế. Hiện nay nhiều
quốc gia, như Malaysia,
đang có những quy định về
hàng hóa nước sở tại như tỉ
lệ hàng hóa nước họ tại siêu
thị nước ngoài; hàng nước sở
tại được trưng bày ở vị trí ưu
tiên, những quầy kệ có lượng
khách lớn…
“Tuy nhiên, việc xây dựng
các quy định này ở nước ta
phải có nghiên cứu kỹ để
không vi phạm luật pháp
WTO, lấy ý kiến rộng rãi để
có sự đồng thuận của người
dân và xã hội. Đồng thời giúp
các nhà sản xuất trong nước
phát triển, giúp các nhà phân
phối nước ngoài phát triển ở
thị trường VN” - đại diện Bộ
Công Thương nói.•
TRÀPHƯƠNG- TÚUYÊN-
Việc Big C tạmngừng nhậpmặt hàng dệt Việtmay đang vấp phải sự phản ứng gay gắt từ
các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: TÚUYÊN
“Tại cuộc họp,
phía Central Group
không phàn nàn
về chất lượng hàng
may mặc VN.”
Lê Việt Nga
,
Phó Vụ trưởng Vụ Thị
trường trong nước
Bộ Công Thương nói về việc Mỹ áp thuế 456% thép Việt
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook