150-2019 - page 9

9
TrụctrặcdựánBOTkhiến
nhàđầutưquanngại
Luật pháp hiện nay của Việt Nam cơ bản
đã đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng
đối tác công tư (PPP).
Nhận định này được TS Phạm Duy Nghĩa, trọng
tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
(VIAC), đưa ra tại hội thảo “Phòng ngừa và giải
quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong
lĩnh vực kết cấu hạ tầng”, ngày 4-7. TS Nghĩa cho
rằng việc xác định các rủi ro trong hợp đồng PPP có
nhiều mức độ khác nhau và tùy theo các mức độ ấy
mà hợp đồng PPP cũng được thiết kế khác nhau.
“Nếu một dự án làm cho một TP 3-4 km đường
mà đổi lấy một hòn đảo, rồi phát triển, khai thác
thương mại hòn đảo đó thì rủi ro cho nhà đầu tư
(NĐT) không hề lớn lắm. Hợp đồng PPP có khi bản
chất là một giao dịch giữa gia đình A với gia đình B,
đổi hạ tầng lấy quyền phát triển một lô đất. Như vậy
thì hợp đồng cũng không cần phức tạp” - TS Nghĩa
phân tích từ thực tế Việt Nam.
TS Nghĩa còn cho rằng hợp đồng PPP phụ thuộc
vào niềm tin giữa các chủ thể, đặc biệt là chủ thể
lãnh đạo và doanh nghiệp. “Nếu vừa ký hợp đồng
mà anh em lãnh đạo mới bắt đầu nhiệm kỳ, thời gian
còn 4-5 năm nữa, NĐT cũng thoát khỏi hợp đồng
trong vài ba năm nữa thì không cần đầu tư quá nhiều
cho các luật sư là những người diễn dịch luật chơi
hay ý tưởng kinh doanh của các NĐT và giới chức
chính quyền”.
Ông Đậu Anh
Tuấn, Trưởng ban
Pháp chế - Phòng
Thương mại và
Công nghiệp Việt
Nam, thì nói cụ thể
hơn khi đề cập đến
dự luật đầu tư theo
hình thức đối tác
công tư. Ông Tuấn
cho rằng luật này
là một khuôn khổ
pháp lý quan trọng cho hoạt động PPP. Bởi các NĐT
tư nhân rất ngại những rủi ro từ chính sách, rủi ro từ
khuôn khổ pháp luật.
“Nhiều NĐT kỳ vọng Luật Đầu tư theo hình thức
PPP lần này phải bảo đảm khuôn khổ pháp lý chắc
chắn. Những trục trặc của một số dự án BOT, đặc
biệt là BOT giao thông thời gian qua cũng đã gây ra
những quan ngại cho các NĐT thì cũng làm cho các
nhà chính sách phải để ý hơn một đối tác quan trọng.
Ở đây là Nhà nước, NĐT và người dân” - ông Tuấn
nói.
Về các kênh giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
PPP, TS Nghĩa nói: “Bản chất của các tranh chấp
liên quan tới ba bên trong các dự án PPP. Các thiết
chế giải quyết tranh chấp phải linh hoạt, mang tính
giải pháp hơn là tính chất phán quyết của tòa án.
Trọng tài có thể là trung gian hòa giải có giá trị”.
Đồng tình, ông Phan Trọng Đạt, Phó Giám đốc
thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam, cho hay:
Hòa giải, thương lượng đã được đưa vào dự thảo
Luật Đầu tư theo phương thức PPP và được coi là
giải pháp đầu tiên giải quyết các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng PPP. “Các bên muốn gì khi tranh
chấp hợp đồng PPP? Giải quyết để tiếp tục thực hiện
hợp đồng chăng? Nếu đúng là như vậy thì hòa giải
là thích hợp nhất. Nó vừa linh hoạt, lại tiết kiệm thời
gian lẫn chi phí” - ông Đạt phân tích.
CHÂN LUẬN
TẤNVIỆT
T
heo Nghị quyết 43-NQ/
TWcủa Bộ Chính trị, mục
tiêu và tầm nhìn đến năm
2045, Đà Nẵng sẽ trở thành TP
biển đáng sống đạt đẳng cấp
khu vực châu Á. Tuy nhiên,
tại cuộc tọa đàm “Không gian
kiến trúc cao tầng ven biển -
Tầm nhìn và giải pháp” diễn
ra tại Đà Nẵng ngày 4-7, các
chuyên gia bày tỏ lo ngại việc
xây dựng ồ ạt các công trình
cao tầng ven biển đang từng
ngày phá vỡ quy hoạch của
một TP biển đáng sống.
Ngăn cản gió, nắng
và tầm nhìn
Kiến trúc sư (KTS) PhanĐức
Hải, Chủ tịch Hội Quy hoạch
phát triển đô thị Đà Nẵng, cho
hay khu vực ven biển phía
đông TP Đà Nẵng có mật độ
xây dựng tương đối cao, tập
trung nhiều công trình quy
mô, cao tầng theo trục đường
lớn. Tuy nhiên, hình thức công
trình tiêu biểu trên toàn tuyến
chưa có sự quản lý về kiến trúc
tầng cao và khoảng lùi, gây
ra tình trạng mặt đứng không
đồng bộ, chưa tạo được hình
ảnh đô thị, thiếu những không
gian xanh.
“Các kiến trúc cao tầng ven
biển là yếu tố quan trọng tạo
nên không gian cảnh quan đô
thị biển Đà Nẵng. Nhưng xu
hướng phát triển nhà cao tầng
bám sát chiều dài mặt biển đã
ngăn cản gió, nắng và tầm nhìn
ra biển. Việc xây dựng nhà cao
tầng ven biển với mật độ dày
đặc cũng tác động đến cảnh
quan và hạ tầng đô thị” - ông
Hải nói.
Nhận định về thực trạng
nhà cao tầng ven biển Đà
Nẵng hiện nay, ông Nguyễn
Cửu Loan, Tổng thư ký Hội
Quy hoạch phát triển đô thị
Đà Nẵng, cho rằng tầm nhìn
của các cấp lãnh đạo, các nhà
chuyên môn thời gian qua còn
hạn chế. Bên cạnh đó, vốn
đầu tư luôn thiếu hụt cũng
ảnh hưởng nhiều trong việc
quy hoạch phát triển nên có
khi chưa xây dựng xong thì
công trình đã lạc hậu.
“Có khi quá xem trọng việc
thu hút vốn đầu
tư, các cấp lãnh
đạo đã bỏ qua
một số nguyên
tắc cần phải giữ
như không cho
phép xây dựng
các khu nghỉ
dưỡng trên bờ
biển, nhà hàng
làm chắn tầm
nhìn ra biển.
Thiếukiểmsoát
các công trìnhmới mọc, ít quan
tâm đến giới hạn mật độ và
tầng cao nên ít nhiều làm thu
hẹp không gian sống và chắn
hướng biển của đô thị. Cuối
cùng, căn nguyên của mọi căn
nguyên là do chậm về thiết
kế đô thị để định hướng, dù
rằng vấn đề này đã được đặt ra
trước đó cả chục năm” - ông
Loan nói.
Người dân phải có
lối ra biển
Ông Nguyễn Thế Phương,
Tổng giám đốc Công ty TNHH
Liênminh thiết kế quốc tếFinko,
cho rằng trào lưu khai thác đất
ven biển một cách ào ạt như
hiện nay là rất lãng phí. Bởi
thay vì đa dạng về nguồn thu,
các địa phương lại đang tạo ra
sự cạnh tranh trực tiếp khi mô
hình các dự án đều giống nhau.
“Đà Nẵng cũng đã bỏ quên
kinh tế biển.
Sự bỏ quên này
không phải là
không tập trung
đầu tư vào phát
triển cảng biển,
mà là sự phát
triển và quy
hoạch đô thị
không hướng
đến phục vụ
chomột thương
cảng quy mô
quốc tế” - ông Phương nói.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho
rằng để sửa sai cho những sai
lầm quy hoạch trong quá khứ,
Đà Nẵng dù sớm hay muộn
cần phải thực hiện quy hoạch
tổng thể toàn bộ khu vực ven
biển và ven sông của đô thị
để tận dụng được tối đa các
lợi thế không gian sông nước
của mình, bảo tồn kết hợp phát
triển bền vững.
Giới thiệu tám định hướng
chiến lược quy hoạch khu vực
ven biển và ven sông của Đà
Nẵng (theo mô hình TP New
York, Mỹ), ông Sơn nhấnmạnh
việc phải tạo kết nối tiện lợi,
mở rộng kết nối công cộng ra
bờ biển, bờ sông.
“Sau hàng thập niên cho phép
nhiều khu resort phát triển nối
tiếp nhau hàng kilomet không
những đóng cửa đối với nhu
cầu lối đi công cộng ra biển
của người dân, mà còn tạo nút
thắt đóng cửa cơ hội phát triển
của các vùng đất phía tây trục
đường ven biển” - ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, đến nay không
gian ven sông và bờ biển tại Đà
Nẵng thường chỉ được xem là
cơ hội để phát triển các dự án
địa ốc. Đã đến lúc các không
gian đáng giá này cần được
quy hoạch tốt hơn với một
tầm nhìn mới, ưu tiên bảo vệ
và nâng cấp giá trị môi trường
xanh của không gian ven sông
và ven biển. Điều này phải đặt
trong mối tương quan phục vụ
lợi ích công cộng, người dân, hài
hòa với lợi ích của nhà đầu tư.•
Mật độ dày đặc khách sạn cao tầng ven biển TPĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
Sự sung sướng mang tính ích kỷ
KTS Bùi Huy Trí, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và Phát
triển đô thị, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết nhiều dự án
cao tầng ven biển đang còn ý kiến khác biệt trong tư duy giữa
nhà quản lý và nhà đầu tư. Ngay trong hệ thống quản lý nhà
nước, các tư duy vẫn còn khác nhau. “Tôi là chủ đồ án tuyến
đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa ven biển. Các
nhà hàng dọc theo Công viên Biển Đông bây giờ không hề có
trong quy hoạch nhưng vẫn được mọc lên. Sự sung sướng của
thực khách hay chủ nhà hàng là sự sung sướng mang tính ích
kỷ. Tôi cũng thấy đau đớn lắm!” - ông Trí nói.
Họ đã nói
Nhiều khu resort
phát triển nối nhau
hàng kilomet không
những đóng cửa lối
ra biển của người
dân, mà còn đóng
luôn cơ hội phát triển
các vùng đất phía tây
trục đường ven biển.
Trướcmắt ĐàNẵng cần rà soát
các dự án phát triển đô thị, du
lịch chậm triển khai, làm cơ sở
tái cấu trúc lại quy hoạch vùng
phía đông ven biển trên nguyên
tắc tạo ra các tuyến không gian
mở,khônggianxanhhướngbiển.
Kiên quyết không sử dụng giải
pháp lấn biển để phát triển du
lịch, đô thị…
GS-TS-KTS
NGUYỄN QUỐC THÔNG
,
Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
Đà Nẵng tìm lại thành
phố biển đáng sống
Dù sớmhaymuộn, Đà Nẵng cần phải quy hoạch tổng thể toàn bộ khu vực
ven biển và ven sông để tận dụng tối đa các lợi thế không gian sông nước...
Trục trặc tại một số dự án BOT giao thông gây quan ngại
cho nhà đầu tư. Trong ảnh: Dự án BOT quốc lộ 91 tại TP
Cần Thơhiệndừng thu vì bị dânphảnứng. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Nhận định rằng luật pháp
hiện nay củaViệt Namcơbản
đã đáp ứng được yêu cầu
của PPP nhưngTS Nghĩa cho
rằng:“Cái đáng sợ ởViệt Nam
không phải là luật mà là các
yêu cầu hành chính. Những
yêu cầu này làm cho chi phí
tuân thủ, giao dịch tăng lên
khiến dự án PPP có thể rủi ro
hoặc dừng”.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook