150-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu5-7-2019
THANHTUYỀN
C
hiều 4-7, đoàn kiểm tra
TP.HCM do Phó Chủ
tịch UBND TP.HCM
Trần Vĩnh Tuyến dẫn đầu
đã có buổi kiểm tra công tác
cải cách thủ tục hành chính
tại huyện Hóc Môn. Tại đây
nổi lên vấn đề cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCN
QSDĐ) cho dân còn chậm.
Đọng hồ sơ vì
kênh, mương
chưa được duyệt
Theo báo cáo của UBND
huyện Hóc Môn, đến thời
điểm tháng 3-2018 (khi đó
còn tồn tại song trùng hai
cơ quan có thẩm quyền cấp
GCNQSDĐ (thường gọi là
sổ đỏ) là Văn phòng Đăng
ký đất đai (Sở TN&MT) và
UBND huyện) thì số hồ sơ
tồn đọng là 1.376.
Từ sau tháng 3-2018, sau
khi hình thành chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai huyện,
là cơ quan thammưu cho chủ
tịch huyện ký, thì tốc độ cấp
giới tạm đề xuất (đường tự
mở, hẻm) hoặc bị ảnh hưởng
bởi hành lang bảo vệ của các
tuyến sông, kênh, rạch,mương
chưa được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt cũng ảnh
hưởng đến tiến độ giải quyết
hồ sơ và làm tăng số lượng
hồ sơ tồn đọng.
Chậm vì cán bộ làm
chưa khoa học
Sau tháng 3-2018, sau khi
được phân quyền cấp GCN
QSDĐ, các đơn vị có liên quan
của huyệnHócMôn phải thực
hiện “một núi” việc trước khi
trình UBND huyện cấp GCN
cho người dân như phải kiểm
tra đầy đủ thông tin đối với
thửa đất trên cơ sở bản đồ, sổ
hiện, cán bộ thụ lý chưa sắp
xếp thời gian khoa học nên
còn hồ sơ chậm trễ”.
Tại sở, ngành chậm
trả lời
Một khó khăn khác được
huyện Hóc Môn nêu ra là
đối với các hồ sơ có nguồn
gốc, pháp lý sử dụng đất
phức tạp, căn cứ pháp lý về
điều kiện cấp GCN chưa rõ
ràng, UBND huyện đã có
văn bản xin ý kiến hướng
dẫn của các sở, ngành TP.
Tuy nhiên, thời gian phúc
đáp của các sở, ngành TP
chưa kịp thời, làm ảnh hưởng
đến thời gian giải quyết hồ
sơ cho người dân.
Từ đó, phía UBND huyện
Hóc Môn có kiến nghị với
UBND TP cho chủ trương,
bố trí kinh phí để thực hiện
việc đo đạc, chỉnh lý, cập nhật
bản đồ địa chính số trên địa
bàn huyện Hóc Môn. Đồng
thời đề xuất UBND TP có
chủ trương, chỉ đạo các sở,
ngành TP khi nhận được văn
bản đề nghị hướng dẫn của
UBND huyện, trong thời gian
15 ngày nếu không có văn
bản phúc đáp thì xem như
là thống nhất theo nội dung
đề xuất của UBND huyện
để phía huyện chủ động và
kịp thời giải quyết hồ sơ cho
người dân.
Chia sẻ về vấn đề này, ông
HuỳnhCôngHùng, PhóGiám
đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho
rằng phía lãnh đạo huyện cần
phải kiểm tra, giám sát công
tác thực hiện giữa các bộ phận
để mọi thủ tục, hồ sơ được
thống nhất với nhau.
Còn Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến
đặt vấn đề huyện Hóc Môn
cần nghiên cứu để làm sao số
hóa các thủ tục đất đai, công
khai, minh bạch với người
dân về mọi vấn đề liên quan.•
Đường, vỉa hè
đang được thi
công ở đường
Dương Công
Khi, xã Xuân
Thới Thượng,
huyệnHóc
Môn, TP.HCM,
bên cạnh là đất
ruộng đang
được rao bán là
đất ở.
Ảnh: LƯUĐỨC
Cấp sổ đỏ ở Hóc Môn còn chậm
Ngoài tốc độ đô thị hóa nhanh thì việc cán bộ làmviệc chưa khoa học, bản đồ địa chính chưa được
cập nhật... dẫn đến việc cấp sổ đỏ chậm.
GCNQSDĐ đã được đẩy
nhanh với 1.165 hồ sơ.
Như vậy, đến nay còn tồn
đọng hơn 210 hồ sơ chưa được
cấp GCNQSDĐ. Lý giải về
việc tồn đọng này, huyện Hóc
Môn cho rằng có nhiều hồ sơ
thuộc các trường hợp có lộ
mục kê, tài liệu điều tra, đo
đạc về đất đai qua các thời
kỳ, phiếu công khai, thông
tin nhà, đất để xác định chủ
sử dụng đất.
Cạnh đó, trong thành phần
hồ sơ cần bổ sung các tài liệu,
giấy tờ chứng minh việc xác
nhận nguồn gốc sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân xin
cấp GCN; làm việc với chủ
sử dụng đất yêu cầu xác nhận
và cung cấp đầy đủ thông tin
đã chuyển nhượng (cho ai,
diện tích bao nhiêu, thời điểm
chuyển nhượng…).
Bản báo cáo của huyện
Hóc Môn cũng nhìn nhận
nguyên nhân chủ quan của
việc chậm cấp GCNQSDĐ
cho dân là “Quá trình thực
“Huyện Hóc Môn
cần nghiên cứu thực
hiện số hóa các thủ
tục đất đai, công
khai, minh bạch với
người dân về mọi
vấn đề liên quan…”
PhóChủ tịchUBNDTP.HCM
Trần Vĩnh Tuyến
Côngbố lệnh củaChủ tịchnước về 7 luật
Luật Giao thông đường bộ sẽ được sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ với quy định
cấmngười điều khiển phương tiện giao thôngmà trongmáu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Ngày 4-7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo
công bố lệnh của Chủ tịch nước về bảy luật vừa được
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Các luật gồm: Luật Quản lý thuế; Luật Đầu tư công; Luật
Kiến trúc; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống tác hại của
rượu bia; Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu
trí tuệ.
Về Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, ông Trương
Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết luật này quy
định 13 hành vi bị nghiêm cấm.
Cụ thể, nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép
buộc người khác uống rượu bia. Nghiêm cấm cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan,
tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân
dân, học sinh, sinh viên uống rượu bia ngay trước, trong
giờ làm việc, học tập và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, học
tập.
Đặc biệt, luật cũng nghiêm cấm người điều khiển
phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn (luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2020).
PV đặt câu hỏi: “Luật Phòng, chống tác hại của rượu
bia và Luật Giao thông đường bộ đang có độ “vênh” nhau
thì xử phạt theo luật nào?”. Ông Trương Quốc Cường cho
biết hiện nay Bộ GTVT đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung
Luật Giao thông đường bộ nên sắp tới sẽ đồng bộ.
Về Luật Giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn
Hữu Độ cho biết có nhiều điểm mới. Cụ thể, làm rõ tính
liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục. Luật
hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm
về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, ban hành
chương trình giáo dục phổ thông sau khi hội đồng quốc
gia thẩm định...
Bên cạnh đó, luật cũng quy định nâng trình độ chuẩn
được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và
giảng viên đại học. Quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng
học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư
phạm.
“Cụ thể, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền
đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
sau hai năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong
ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định
thì phải bồi hoàn khoản kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ…” -
ông Độ thông tin.
Đối với Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho
biết điểm mới của luật là thống nhất được định nghĩa về
nguồn vốn đầu tư công. Theo đó, quy định hai loại vốn
đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước và vốn từ
nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp
luật.
Đáng chú ý, luật khi được thực thi sẽ đổi mới mạnh mẽ
phương thức kế hoạch hóa nhằm đáp ứng tốt hơn đối với
thực tiễn vận hành của nền kinh tế, khắc phục được vướng
mắc lớn nhất về đầu tư công trước đây, đó là vấn đề “con
gà, quả trứng”, nghĩa là vốn có trước hay dự án có trước.
Theo ông Độ, Luật Đầu tư công sửa đổi đã đưa ra
phương án là phải có dự kiến kế hoạch nguồn vốn và khả
năng cân đối vốn trước (tạm gọi là số kiểm tra), để từ đó
có căn cứ pháp lý về nguồn vốn để các bộ, cơ quan, địa
phương triển khai các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư
dự án. (Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-1-2020).
VIẾT LONG
Đất nóng, bản đồ… nguội
Theo ôngDươngHồngThắng, Chủ tịchUBNDhuyệnHóc
Môn, những năm qua tốc độ đô thị hóa ở huyện rất cao.
Trong khi đó bản đồ địa chính được lập, đưa vào sử dụng
từ những năm 2002-2005. “Do đó có biến động rất lớn về
chủ sử dụng, ranh giới thửa đất, hiện trạng sử dụng…”- ông
Thắng cho biết. Ông đề xuất nhằm quản lý tốt đất đai, xây
dựng, cấp sổ đỏ cho dân, tránh những khiếu kiện phức tạp
thì cần phải đo đạc, chỉnh lý, cập nhật bản đồ địa chính kỹ
thuật số của huyện này.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook