150-2019 - page 7

7
Ba người giả mạo
công tác
Liên quan đến vụ án này, Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Khánh
Hòacũngđềnghịtruytốbabịcan
cùng về tội giả mạo trong công
tác. Đó là các bị can Vinh, Khánh
vàHuyTônHạnh (đại diện các hộ
giađìnhcóđất bị thuhồi). Kết quả
điều tra xác định ba bị can trên
đã làm giả hàng trăm tài liệu để
hợp thức hóa hồ sơ bồi thường,
cấp đất tái định cư dự án khu đô
thị Hoàng Long.
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu5-7-2019
TẤNLỘC
N
gày 4-7, nguồn tin của
Pháp
Luật TP.HCM
xác nhận Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh
Khánh Hòa vừa kết luận điều tra,
chuyển toàn bộ hồ sơ đến VKSND
cùng cấp đề nghị truy tố cựu phó
chủ tịch UBND TP Nha Trang Lê
Huy Toàn về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng bị đề nghị truy tố tội danh
trên còn có bị can Võ Mỹ (cựu
cán bộ Phòng Quản lý đô thị) và
Lương Như Giáp (cựu cán bộ
Phòng Tài chính - Kế hoạch).
Bị can Vũ Thị Mai Hương (cựu
chủ tịch UBND phường Phước
Long) và Nguyễn Đức Cường
(cựu cán bộ địa chính phường
Phước Long) thì bị đề nghị truy
tố về tội vi phạm quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
Theo kết luận điều tra, trong
quá trình thực hiện bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư dự án khu đô
thị Hoàng Long tại phường Phước
Long do Công ty TNHHMTVĐầu
tư xây dựng - địa chất UPGC làm
chủ đầu tư, các bị can đã vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. Theo đó,
hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư (gọi tắt là hội đồng) dự
án do ông Toàn làm chủ tịch và
các thành viên là đại diện ban,
ngành. Tổ công tác giúp việc của
hội đồng có bảy thành viên, do
ông Đỗ Thế Vinh (thuộc Công ty
UPGC) làm tổ trưởng.
Các thành viên tổ giúp việc đã
hợp thức hóa hàng loạt hồ sơ bằng
giấy tờ giả và lập khống để mỗi hồ
sơ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đủ điều kiện được xét duyệt qua
các cấp. Cụ thể, Đỗ Thế Vinh và
Nguyễn Ngọc Khánh (là nhân viên
UPGC) đã hướng dẫn cho người
dân hoặc tự mình hợp thức hóa các
hồ sơ với tài liệu giả. Mục đích là
để đủ điều kiện để được xét cấp tái
định cư với những nội dung thông
tin không đúng thực tế.
Theo CQĐT, sở dĩ các bị can
đã làm giả, lập khống các loại tài
liệu để hợp thức hóa hồ sơ và lọt
qua nhiều khâu xác minh, thẩm
định là bởi có hành vi thiếu trách
nhiệm của các cá nhân được giao
quyền, nhiệm vụ chuyên môn.
Hành vi vi phạm mang tính hệ
thống mà trên hết là trách nhiệm
của chủ tịch hội đồng làm cho
hoạt động của hội đồng không
đúng pháp luật.
Theo đó, bị can Toàn đã chủ trì
tất cả cuộc họp của hội đồng với
sự tham gia không đúng thành
phần. Việc này tạo ra sơ hở để
một số người lợi dụng tham gia
xuyên suốt quá trình từ giai đoạn
hình thành hồ sơ ban đầu đến giai
đoạn xét duyệt mà không có sự
kiểm soát. Hội đồng tùy tiện đặt
ra yêu cầu xác minh, xác nhận về
nguồn gốc đất, quá trình sinh sống
không đúng. Ông Toàn đã không
thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ. 
CQĐT cũng đã làm rõ sự vi phạm
mang tính hệ thống của UBND
Một góc khu đô thị Hoàng Long và ông Lê Huy Toàn khi còn đương chức.
Ảnh: TƯ LIỆU
phường Phước Long trong công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Với trách nhiệm chủ tịch UBND
phường, bị can Hương đã không
chỉ đạo, dẫn đến một số khâu không
được thực hiện theo quy định. Do
không xác minh nên các thông tin,
số liệu được UBND phường xác
nhận là không chính xác và đúng
thực tế. Cán bộ địa chính phường
không kiểm kê hiện trạng thực tế
nhưng vẫn ký vào biên bản kiểm
kê và trình để xác nhận.
Chủ tịch UBND phường không
chỉ đạo tổ chức, không có cơ chế
kiểm tra kết quả xác minh, việc
họp xét duyệt nguồn gốc đất chỉ
căn cứ trên giấy tờ mà chủ đầu tư
đã chuẩn bị sẵn. Bị can Hương xác
nhận không đúng thực tế khiến hàng
loạt hồ sơ khống, hồ sơ giả đều
trót lọt. Hành vi của bị can Hương
và Cường đã vi phạm quy định về
việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư...
CQĐT xác định hành vi vi phạm
của các bị can đã gây thiệt hại trực
tiếp gần 280 triệu đồng. Ngoài ra
còn xảy ra hậu quả nghiêm trọng là
xét duyệt bồi thường sai đối tượng,
sai diện tích, hậu quả là UBND
TP Nha Trang đã phải hủy bỏ 71
trường hợp có quyết định đền bù,
cấp đất tái định cư.•
Theo đó, bị can Toàn
đã chủ trì tất cả cuộc họp
của hội đồng với sự
tham gia không đúng
thành phần.
Bị cáo trốn từNga sangViệtNamtrộmcắp
TruytốcựuphóchủtịchTPNhaTrang
Ông này cố tình làm sai và làmngơ, để cấp dưới trục lợi tiền bồi thường, hỗ trợ
khi thực hiện thu hồi đất làmdự án khu đô thị.
Ngày 4-7, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên
phạt Serebriakov Dmitrii (SN 1982, quốc tịch Nga)
10 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Serebriakov Dmitrii đã thực hiện ba vụ trộm cắp
tại trung tâm thương mại Cantavil (phường An Phú,
quận 2). Bị cáo có trình độ đại học, từng bị kết
án năm năm tù và thời hạn chấp hành án từ ngày
5-12-2013 nhưng đã trốn khỏi nước Nga. Sau đó,
Serebriakov Dmitrii nhập cảnh vào Việt Nam qua
cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian ngắn sau
đó, bị cáo làm quản lý nhà hàng tại khu vực Mũi Né
(Bình Thuận), sau đó nhà hàng này đóng cửa nên
Serebriakov Dmitrii đi làm thuê và thuê nhà trọ ở
nhiều nơi. Đến tháng 11-2018, Serebriakov Dmitrii
đến sống chung với chị Daria Krechina (đồng
hương) tại một căn hộ khu vực Thảo Điền, quận 2.
Cả hai thường xuyên đến các trung tâm thương
mại dạo và thấy được sự quản lý lỏng lẻo của
nhân viên tại trung tâm thương mại Cantavil nên
Serebriakov Dmitrii nảy sinh ý định trộm cắp.
Lần đầu, vào trưa 16-11-2018, lợi dụng sự thiếu
cảnh giác của nhân viên, Serebriakov Dmitrii đã
lấy trộm một đồng hồ thông minh hiệu Xiaomi trị
giá khoảng 3,5 triệu đồng. Để tránh bị phát hiện,
Serebriakov Dmitrii đã tháo mã vạch bảo vệ trên vỏ
đồng hồ rồi bỏ vào balô đem ra ngoài. Đồng hồ trộm
được, Serebriakov Dmitrii giữ lại để sử dụng.
Chiều hôm sau, Serebriakov Dmitrii cùng bạn gái
đến quầy điện tử lần trước tại tầng một của trung
tâm này lấy một chiếc camera quan sát hiệu Xiaomi
trị giá 7,5 triệu đồng, sau đó đem bán cho một tài xế
taxi được 3 triệu đồng.
Ngày 24-11-2018, Serebriakov Dmitrii lại cùng
Daria Krechina đi vào một gian hàng bán quần
áo. Thời
điểm này
không có
nhân viên
trông coi,
Serebriakov
Dmitrii đã
lấy một
áo khoác
trắng trị
giá 2 triệu
đồng đưa
cho Daria
Krechina
giữ (nhưng
không
thanh toán)
rồi tiếp
tục qua
gian hàng
Xiaomi thì bị nhân viên phát hiện. Serebriakov
Dmitrii bỏ chạy và lấy mô tô tẩu thoát, còn Daria
Krechina bị giữ lại giao cho công an.
Ngày 5-12-2018, công an phát hiện và mời
Serebriakov Dmitrii về làm việc. Lúc này
Serebriakov Dmitrii thừa nhận toàn bộ hành vi
phạm tội. Theo kết luận định giá, tổng giá trị tài sản
Serebriakov Dmitrii trộm là gần 13 triệu đồng.
Chị Daria Krechina thừa nhận có đi chung với
Serebriakov Dmitrii nhưng không biết việc anh này
trộm cắp. Kết quả điều tra cũng không có tài liệu
chứng minh chị này có hành vi giúp sức trộm cắp
nên không xử lý hình sự...
HOÀNG YẾN
Giám đốc công ty lúa gạo lừa ngân hàng,
chiếm 350 tỉ đồng
Sau nhiều ngày xét xử, TAND tỉnh Long An đã tuyên án sơ thẩm
vụ án hình sự Huỳnh Hữu Mai và đồng phạm trong vụ lừa chín
ngân hàng (NH) với số tiền hơn 350 tỉ đồng. HĐXX đã tuyên phạt
bị cáo Huỳnh Hữu Mai (53 tuổi, ngụ thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ
Thừa, Long An) 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng về tội này, tòa cũng phạt các bị cáo Nguyễn Hữu
Phước (57 tuổi) 12 năm tù và Trần Quyền Chân (34 tuổi, cùng
ngụ huyện Thủ Thừa, Long An) bảy năm tù. Về trách nhiệm dân
sự, HĐXX buộc bị cáo Mai phải bồi thường hơn 350 tỉ đồng cho
chín NH.
Theo hồ sơ, Mai nguyên là giám đốc Công ty TNHH Thịnh
Phát, chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo có trụ sở tại huyện Thủ
Thừa. Từ năm 2011 đến 2014, Công ty Thịnh Phát vay vốn tại
nhiều tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2014, các NH đồng loạt
chấm dứt giải ngân nên công ty mất cân đối tài chính.
Từ đó, Mai đã chỉ đạo cho cấp dưới là Phước và Chân lập
khống các chứng từ chứng minh việc mua bán gạo của các khách
hàng; sử dụng hợp đồng xuất khẩu có chứng nhận của Hiệp hội
Lương thực Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại các NH.
Với thủ đoạn trên, Mai đã qua mặt được chín NH để vay gần 130
tỉ đồng cùng hơn 10 triệu USD, tương đương với tổng số tiền trên
350 tỉ đồng.
Trong vụ án này, bị cáo Mai là người trực tiếp thực hiện, chỉ đạo
Phước cùng Chân thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và là người
trực tiếp sử dụng toàn bộ số tiền hơn 350 tỉ đồng chiếm đoạt. Do
đó, bị cáo Mai phải chịu trách nhiệm chính.
Đối với hai bị cáo Phước và Chân, mặc dù không thực hiện việc
mua bán gạo nhưng cũng tham gia quá trình phạm tội. Cụ thể, hai
bị cáo biết việc lập khống các chứng từ mua gạo nhằm mục đích
vay tiền các NH nhưng vẫn lập, ký trên các chứng từ được lập
khống để rút tiền tại các NH. Do đó, theo HĐXX, cả hai phải chịu
trách nhiệm về hành vi giúp sức cho Mai thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản của chín NH trên.
ĐÔNG HÀ
SerebriakovDmitrii được dẫn giải
về trại giamsau phiên xử. Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook