154-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư10-7-2019
Bi hài chuyện
giám định khoai
tây ngoại nhập
TRÀPHƯƠNG
“T
hời gian gần đây,
hàng hóa không rõ
nguồn gốc xuất xứ,
gian lận xuất xứ, kém chất
lượng xuất hiện tràn lan trên
thị trường. Có mặt hàng được
mang đi kiểm định nhưng
không thể xử lý được”.
Đó là phát biểu của ông
Trần Hữu Linh, Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý thị
trường, tại cuộc họp triển khai
đề án “Tăng cường quản lý
nhà nước về chống lẩn tránh
biện pháp phòng vệ thương
mại và gian lận xuất xứ”, do
Bộ Công Thương tổ chức
ngày 9-7.
Bó tay với… củ khoai
đội lốt
ÔngLinh cho biết tình trạng
hàng hóa nước ngoài gắnmác
Việt Nam(VN) xuất hiện càng
nhiều trên thị trường. Qua
kiểm tra, lực lượng quản lý
thị trường phát hiện có nhiều
mặt hàng không rõ nguồn gốc
chứa độc tố hoặc hàm lượng
hóa chất vượt mức cho phép,
đặc biệt là chất phụ gia ngoài
danh mục, nhất là sản phẩm
liên quan đến thực phẩm.
Không chỉ vậy, có nhiều
loại nông sản xuất xứ từTrung
Quốc (TQ) trà trộn với hàng
sản xuất ở VN nhưng không
thể xử lý. Ông Linh lấy ví
dụ như vụ khoai tây TQ trà
trộn với khoai tây Đà Lạt.
Đó là hành vi gian lận xuất
xứ, đánh đồng với khoai tây
Đà Lạt. Tuy nhiên, lực lượng
chức năng không biết làm thế
nào để xác định.
“Khi chúng tôi mang khoai
tây đi giám định chất lượng,
củ khoai tây vẫn là củ khoai
tây. Còn tiểu thương vẫn
khẳng định đó là khoai tây
VN” - ông Linh nêu thực tế.
Tổng cục trưởng Tổng cục
Quản lý thị trường cũng nêu
thực tế có trường hợp hàng
hóa thẩm lậu qua biên giới vào
VN nhưng lại ghi rõ trên bao
bì là xuất xứ tại VN. Chẳng
hạn, tháng 11-2018, lực lượng
chức năng phát hiện nhiều
vật liệu xây dựng, ổ khóa
từ nước ngoài nhập vào VN
nhưng ghi là “Made in VN”.
Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên, theo ôngLinh, là do
người Việt chuộng hàngViệt.
Thế nên nhiều doanh nghiệp
tận dụng xuất xứ là “Made in
VN” để tiêu thụ nội địa. Thậm
chí ở chợ Ninh Hiệp (huyện
GiaLâm, HàNội) - nơi tiêu thụ
chủ yếu hàng TQ nhưng khi
Tổng cục Quản lý thị trường
kiểm tra, hầu hết toàn bộ quần
áo, túi xách được dán nhãn
“Made in Vietnam”.
“Đáng chú ý, ngay cả với
hàng hóa phát hiện gắn mác
“Made inVietnam” nhưng lại
không phải hàng VN thì lực
lượng quản lý thị trường cũng
không thể xử lý với “tội” này
được. Để xử lý, quản lý thị
trường phải đi đường vòng
bằng cách xử phạt hàng không
có hóa đơn, chứng từ hay đem
đi kiểm nghiệm xem đảm bảo
chất lượng hay không” - ông
Linh nêu thực tế.
Từ đó, Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý thị trường
đề xuất các bộ, ngành cần có
biện pháp áp dụng công nghệ
vào quản lý. “Ví dụ, để xác
định rõ nguồn gốc nông sản
có phải của VN hay không
thì phải truy xuất nguồn gốc,
nếu không rất khó. Bộ Công
Thương cần đứng ra chủ trì đề
án hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ vào công tác
truy xuất nguồn gốc, chống
giả mạo xuất xứ hàng hóa” -
ông Linh nói.
Cần giám sát đặc
biệt nhiều mặt hàng
Hàng nước ngoài nhập khẩu
vào VN giả mạo hàng Việt để
bánchongườitiêudùng.Nhưng
hàng hóa từ trong nước xuất đi
nước ngoài cũng có tình trạng
giả mạo xuất xứ VN.
Ngày 6-7, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng
Hải Phòng khu vực I thuộc Cục Hải quan Hải
Phòngchobiếtmới đây, Công tyTNHHLạc Lạc
(địa chỉ tại Hà Nội) khai báo làm thủ tục tạm
nhập tái xuất lô hàng giày thể thao các loại,
xuất xứVN. Theo đó, tên hàng và vận đơn thể
hiện xuất xứVN, trong khi cảng xếp hàng hóa
làcảngXiamen(TQ).Nghĩalàlôhàngtạmnhập
từTQnhưngtrênsảnphẩmlạighi“MadeinVN”.
Mới đây, Tổng cục Hải quan cho biết đã chỉ
đạo quyết liệt các cục Hải quan tỉnh, TP tăng
cườngcông tác kiểmtra, xácđịnhchứngnhận
xuất xứ hàng hóa (C/O), nhãn mác hàng hóa
để tránh trườnghợphàngTQđội lốt hàngViệt.
Hành vi giả mạo xuất xứ, thực hiện chuyển
tải hàng hóa bất hợp pháp thường xảy ra đối
với hàng dệt may, thủy sản, nông sản, gạch
men, mật ong, sắt, thép, nhôm, gỗ ép... Điển
hình là nhập khẩu hàng hóa từ TQ về VN, sau
đó thay bao bì hoặc bỏ bao bì, ghi “Made in
VN”, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất
khẩu sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…
Hải quanMỹ cũng từngphát hiệnmột công
ty có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ
TQ, sauđóđưa vềnhà xưởngđể thay đổi nhãn
mác và xuất khẩu sang Mỹ với xuất xứ VN.
Hàn Quốc thay đổi chính sách visa 5 năm
với Việt Nam
Tổng cục Du lịch vừa chính thức có công văn gửi các
đơn vị liên quan thông báo việc Hàn Quốc thay đổi chính
sách cấp thị thực năm năm đối với công dân Việt Nam
(VN) ở ba TP lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Cụ thể, phía Hàn Quốc cho biết kể từ khi áp dụng chính
sách cấp thị thực năm năm cho công dân VN, Đại sứ quán
Hàn Quốc tại VN đã cấp hơn 16.000 thị thực cho công
dân VN có hộ khẩu, đăng ký tạm trú tại ba TP trên. Tuy
nhiên, do tình trạng công dân VN có đăng ký tạm trú tại
ba TP này lợi dụng chính sách của phía Hàn Quốc để ở
lại, cư trú bất hợp pháp ngày càng gia tăng. Do đó phía
Hàn Quốc sẽ quay về chính sách ban đầu, tức chỉ xét
duyệt cấp thị thực năm năm cho công dân VN có hộ khẩu
tại ba TP nêu trên.
Một số công ty du lịch đánh giá đây được xem là sự
thay đổi lớn, tác động đến những người Việt muốn đi lao
động, du lịch, công tác… tại Hàn Quốc. Bởi trước đó, từ
tháng 12-2018, Hàn Quốc đã áp dụng chính sách cấp visa
thông thoáng cho công dân VN có hộ khẩu hoặc sổ tạm
trú tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
VIẾT THỊNH
Bộ Công Thương chuyển 12 đại dự án
thua lỗ về siêu ủy ban
Ngày 9-7, Bộ Công Thương cho biết đã hoàn tất bàn
giao nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc
Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý 12 dự án chậm tiến độ,
kém hiệu quả từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý
vốn nhà nước tại doanh nghiệp (còn gọi là siêu ủy ban).
Theo ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
(Bộ Công Thương), các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của
ngành công thương đang vướng mắc ba vấn đề. Đó là xử
lý các hợp đồng EPC với nhà thầu, cơ cấu lại các khoản
vay nợ và giải pháp thoái vốn nhà nước. Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch khẳng định việc xử lý các dự án đã bảo đảm tuân
thủ nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước không cấp thêm vốn
vào các dự án.
Ông Hưng cũng cho hay trong số sáu nhà máy trước
đây có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thua lỗ, đến
năm 2018 đã có hai nhà máy hoạt động sản xuất, kinh
doanh bước đầu có lãi là Nhà máy sản xuất phân bón DAP
số 1 - Hải Phòng và Nhà máy thép Việt-Trung; bốn dự án
còn lại vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn
định sản xuất.
Trong số ba dự án trước đây bị dừng sản xuất, kinh
doanh, đến nay đã có hai dự án vận hành sản xuất trở lại là
Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên
liệu sinh học Quảng Ngãi; Nhà máy sản xuất nhiên liệu
sinh học Bình Phước cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị để
khởi động trở lại… Riêng dự án mở rộng sản xuất giai đoạn
2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên vẫn chưa giải quyết
được tranh chấp hợp đồng EPC với các nhà thầu.
TRÀ PHƯƠNG
Ông Lê Triệu Dũng, Cục
trưởng Cục Phòng vệ thương
mại, đánh giá tình trạng gian
lậnxuất xứVNđể xuất đi nước
ngoài hưởng ưu đãi thuế quan
hoặc lẩn tránh thuế cao ngày
càng diễn biến phức tạp. Nhiều
doanh nghiệp thực hiện hành
vi bất hợp pháp rất tinh vi.
“Họ có thể cung cấp hồ
sơ giả mạo để xin C/O hay
làm C/O giả, hoặc thành lập
doanh nghiệp để xuất khẩu
trong thời gian ngắn rồi giải
thể trong khi việc xác minh
tương đối phức tạp. Nếu kiểm
tra C/O nhưng không đi kiểm
tra chi tiết thì khó phát hiện
vi phạm. Hiện các quy định
và chế tài xử phạt còn nhẹ,
đơn cử việc làm giả C/O chỉ
bị phạt tối đa 40 triệu đồng,
sử dụng C/O giả bị phạt tối
đa 50 triệu đồng” - ông Lê
Triệu Dũng nói.
Bộ trưởngBộCôngThương
Trần TuấnAnh cho rằng câu
chuyện hàng nước ngoài đột
lốt xuất xứ VN là câu chuyện
nhạy cảm, có nhiều điểm bất
thường, phải nghiên cứu, đánh
giá về tính chất, mức độ, yêu
cầu đặt ra trong quản lý. Bởi
vấn đề này sẽ gây tổn hại tới
thị trường nội địa, lòng tự tôn
dân tộc, tình cảm và xu thế
của người tiêu dùng.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn
vị thuộc bộ đặc biệt quan tâm
đến những nhómmặt hàng có
nguy cơ gian lận thương mại
như thủy sản, nông sản, dệt
may, da giày, gia dụng, điện
tử... và các thị trường trọng
điểm như châu Âu, Canada,
Mỹ... và cần có cơ chế giám
sát đặc biệt.
“Câu chuyện nông sản nước
ngoài đội lốt xuất xứ Đà Lạt
là câu chuyện lợi dụng thương
hiệu, tâm lý người tiêu dùng
để trục lợi. Rõ ràng, điều
này đang đặt ra vấn đề phải
hoàn thiện khuôn khổ pháp
luật. Bên cạnh đó, Bộ Công
Thương đang xây dựng một
thông tư hướng dẫn việc cấp
chứng nhận sản xuất tại VN
dành cho sản phẩm tiêu thụ
tại VN” - Bộ trưởng Tuấn
Anh cam kết.•
Việc hàng nước ngoài đội lốt xuất xứ hàng Việt Nam
thời gian qua có nhiều điểmbất thường, cần giám sát
đặc biệt.
Tổng cục Quản lý thị trường cho biết rất khó xử lý tình trạng khoai tây TrungQuốc núp bóng
khoai tâyĐà Lạt. Ảnh: CAODIÊN
Tiêu điểm
Mạnh tay chặn gian
lận xuất xứ hàng hóa
Ngày 4-7, Thủ tướng đã ký
quyết định ban hành đề án
“Tăng cường quản lý nhà nước
về chống lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại và gian
lận xuất xứ”. Mục tiêu của đề án
là nhằmngăn chặn các hành vi
lẩn tránh biện pháp phòng vệ
thươngmại, đặc biệt làgian lận
xuất xứ hàng hóa, ngăn chặn
hiện tượng VN bị lợi dụng làm
điểmtrungchuyểnđểxuấtkhẩu
hàng hóa sang nước thứ ba...
Tình trạng gian lận
xuất xứ VN để xuất
đi nước ngoài hưởng
ưu đãi thuế quan
hoặc lẩn tránh thuế
cao ngày càng diễn
biến phức tạp.
Giày, gỗ… Trung Quốc núp bóng “Made in VN”
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook