155-2019 - page 12

12
HOÀNG LAN
S
ữa tươi là nguồn cung
cấp vitamin và khoáng
chất, đặc biệt là canxi.
Tuy nhiên, dù bổ sung lượng
sữa lớn trong khẩu phần ăn
hằng ngày, nhiều trẻ vẫn bị
thiếu máu, thiếu sắt. Đó là
kết quả nghiên cứu trên 390
bệnh nhân từ sáu tháng đến
16 tuổi bị thiếu máu tại Khoa
sốt xuất huyết BV Nhi đồng
1 (TP.HCM) từ tháng 6-2017
đến tháng 5-2018.
Sắt có nhiều trong
thức ăn hơn sữa
Mới đây, BV Nhi đồng 1
tiếp nhận bé trai (năm tuổi)
nhập viện với tình trạng viêm
hô hấp trên không đáp ứng
kháng sinh. Bé được chỉ định
thử máu cho kết quả thiếu
máu, thiếu sắt mức độ trung
bình. Người nhà cho biết bé
ăn uống rất đầy đủ, một bữa
có thể ăn hai quả trứng, chế độ
ăn rất nhiều thịt, cá. Bé cũng
được xổ giun đầy đủ, kết quả
thămkhámvà xét nghiệmcho
huyết tiêu hóa và nhiễm ký
sinh trùng, qua tìm hiểu thì
được biết đa số các trẻ này
đều bổ sung lượng sữa lớn
(800-1.200 ml/ngày) trong
khẩu phần ăn. Trong khi theo
khuyến cáo dinh dưỡng, lượng
sữa bổ sung cho trẻ 1-8 tuổi
là 480 ml/ngày, còn ở trẻ trên
tám tuổi lượng sữa được bổ
sung nhiều hơn nhưng cũng
chỉ ở mức 720 ml/ngày.
Lưu ý dấu hiệu
thiếu máu
Theo BS Thanh, nhiều phụ
huynh lầm tưởng trẻ ăn uống
đầy đủ, đặc biệt béo phì sẽ
không thiếu máu. Máu cần
thiết để nuôi các cơ quan, khi
thiếu máu, ở trẻ nhỏ thường
có biểu hiện quấy khóc, bứt
rứt bất thường, trẻ lớn chóng
mặt, mau mệt, học tập kém,
mất tập trung, móng tay mất
bóng, có sọc, niêm mạc mắt
nhạt, tóc dễ rụng, biểu hiện dễ
nhận thấy nhất là lòng bàn tay
xanh xao. Trẻ thiếu sắt, thiếu
máu lâu dài sẽ chậm lớn, có
thể có IQ thấp, nghiêm trọng
nhất là trẻ bị suy tim, thậm
chí ngưng tim tại nhà.
Các trẻ có nguy cơ thiếu sắt,
thiếu máu cao cần tầm soát
là trẻ sinh non, sinh nhẹ cân
(cân nặng lúc sinh dưới 2.500
g), trẻ dưới 12 tháng tuổi có
uống sữa tươi, trẻ biếng ăn
kéo dài. •
Uống quá nhiều sữa vẫn
thiếu máu, thiếu sắt
Đừng tự ý uống
thuốc sắt
Người dân không nên tự ý
bổ sung sắt vì có thể gây quá
liều sắt cho cơ thể và có một
số bệnh thiếumáu khác lại cần
hạn chế uống thuốc sắt. Lượng
sắt dư thừa này có thể làm tổn
thương các cơ quan của cơ thể
(như não, tim, gan…) gây co
giật, suy tim, suy gan...
Tiêu điểm
thấy bé không bị xuất huyết
tiêu hóa. Tuy nhiên, người
nhà cho biết có để trong tủ
lạnh mỗi ngày khoảng hai
lốc sữa để cho bé lấy uống
bất kỳ, hằng ngày trung bình
bé có thể uống trên bốn hộp,
tương đương 1 lít sữa.
Lý giải về nguyên nhân
trẻ uống nhiều sữa vẫn thiếu
máu, thiếu sắt, BS CK1
Vương Ngọc Thiên Thanh,
Khoa sốt xuất huyết BVNhi
đồng 1 và Phòng khám ĐH
Y khoa Phạm Ngọc Thạch,
cho rằng sắt có nhiều trong
thức ăn hơn sữa. Tuy nhiên,
có nhiều phụ huynh do thấy
Trẻ thiếu sắt, thiếu
máu lâu dài sẽ
chậm lớn, có thể có
IQ thấp, nghiêm
trọng nhất là trẻ bị
suy tim, thậm chí
ngưng tim tại nhà.
trẻ ăn kém nên đã sử dụng
sữa bù đắp cho trẻ. Uống sữa
quá nhiều khiến trẻ no nên
lại không muốn ăn, lâu ngày
dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.
Ngoài ra, một số nghiên cứu
khác ghi nhận lượng canxi
và phospho cao trong sữa có
thể cạnh tranh với việc hấp
thụ sắt, do đó việc bổ sung
lượng sữa tươi không phù
hợp có thể kìm hãm việc
hấp thu sắt tạo máu cho cơ
thể. BV có tiếp nhận một số
trường hợp trẻ vẫn bị thiếu
máu, thiếu sắt dù ăn nhiều
thịt, cá. Sau khi loại trừ các
nguyên nhân khác như xuất
Đời sống xã hội -
ThứNăm11-7-2019
Dự án đường dây 500 kV mạch 3:
Nỗi lo giải phóng mặt bằng
Chính phủ cần chỉ đạo và giao nhiệm vụ trực tiếp cho chủ tịch UBND các tỉnh/TP chịu trách nhiệm khi để xảy ra
chậm tiến độ giải phóngmặt bằng dự án đường dây 500 kVmạch 3 (Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2).
QUANG THẮNG
T
heo Ban Quản lý dự án các công
trình điện miền Trung (CPMB),
thuộc Tổng Công ty Truyền tải
điện Quốc gia (EVNNPT), tính
đến nay nhiều hạng mục công việc
liên quan dự án đường dây 500 kV
mạch 3 đang được triển khai đúng
kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám
đốc CPMB, cho biết đơn vị này
đang triển khai nhiều biện pháp
nhằm đảm bảo tiến độ của dự án.
Theo đó, CPMB áp dụng việc phê
duyệt và kiểm tra tiến độ theo tuần
để không bị động. Thậm chí CPMB
còn lên phương án bù lẫn nhau giữa
các nhà thầu nếu có nhà thầu không
kịp tiến độ thi công để đảm bảo các
kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, vấn đề
khiến chủ đầu tư đang lo lắng hiện
nay là giải phóng mặt bằng.
TheoôngTuyển, hơnsáu thángqua,
dù nhiều hạng mục đã được CPMB
thực hiện đúng hẹn nhưng vẫn còn đó
nhiều nỗi lo, gặp không ít khó khăn.
Trong đó, mức hỗ trợ giải phóngmặt
bằng là điều trăn trở nhất, chẳng hạn
nhưmức bồi thường đất trồng cây lâu
nămởnhiềuđịaphươngchưaphùhợp
với thực tế; thủ tục lập, phê duyệt đơn
giá đất mất nhiều thời gian. Trong khi
đó,chínhsáchtừngđịaphươnglạikhác
nhau dẫn tới sự so sánh ở các vùng
giáp ranh khi phương án bồi thường
được công bố.
Bên cạnh đó, một số hộ dân đã xây
dựngnhà trong tuyếnđườngdây, công
trình trên diện tích đất thu hồi làm
móng trụ và trong phạmvi hành lang
lưới điện đều là đất màu. Thế nhưng
tất cả hộ dân này đều khẳng định là
đất ở. Các hộ dân cũng yêu cầu bồi
thường cả hoa màu trong hành lang
tuyến không thuộc diện bồi thường.
Để tập trung giải quyết những khó
khăn, vướngmắc, CPMBđang tranh
thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương các cấp để thực hiện công
tác bồi thường đúng theo quy định.
Ngoài ra, lãnh đạoCPMB cho biết
cómột số nguyên nhân khác làmảnh
hưởng đến dự án như thời tiết khu
vực miền Trung, Tây Nguyên đã bắt
đầumưa vào buổi chiều và xuất hiện
giông lốc cục bộ ở một số khu vực.
Những vị trí móng cột nằmgần triền
núi sẽ hết sức khó khăn khi thi công
vào mùa mưa nếu không sớm giải
phóng được mặt bằng.
Ông Trần Xuân Minh, Phó Tổng
giám đốc Công ty CP Xây lắp và
Dịch vụ Sông Đà, đơn vị thi công,
cho biết hiện nhiều người dân không
đồng tình, chưa nhận tiền bồi thường
nên phải vận động, kết hợp với các
cơ quan chức năng tuyên truyền vì
lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, ông
Minh cũng khẳng định nếu công
tác giải phóng mặt bằng triển khai
tốt thì sẽ đảm bảo tiến độ dự án.
Ông Nguyễn Tuấn Tùng, Tổng
giám đốc EVNNPT, đánh giá tiến
độ dự án vẫn chưa đáp ứng so với
kế hoạch đặt ra. Để khắc phục và
rút kinh nghiệm trong tổ chức thực
hiện, ông Tùng yêu cầu CPMB chủ
trì, phối hợp với tư vấn, nhà thầu
xây lắp tiếp tục làm việc với địa
phương nhằm giải quyết dứt điểm
các vướngmắc còn tồn tại. Trong đó,
tiếp tục triển khai kê kiểm các vị trí
còn lại, đôn đốc đẩy nhanh các thủ
tục để phê duyệt trong tháng 7 này.
Ông Tùng cũng yêu cầu các nhà
thầu thi công cần chủ động hơn nữa
trong việc phối hợp với CPMB,
chính quyền địa phương để vận động
người dân bàn giao móng trước để
triển khai thực hiện, đồng thời tăng
cường mọi nguồn lực và tập trung
đẩy nhanh tiến độ thi công theo kế
hoạch chi tiết đã được CPMB phê
duyệt, đảm bảo mục tiêu đóng điện
công trình theo yêu cầu.
Thi công hệ thống chânmóng cột cho dự án đường dây 500 kVmạch 3.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc CPMB, kiến nghị Chính phủ sớm có
chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp cho chủ tịch UBND các tỉnh/TP chịu trách
nhiệmkhi để xảy ra chậmtiến độ giải phóngmặt bằng dự án; bổ sung vào
các quy định của Nhà nước hoặc có các biện pháp chế tài khi thực hiện
công tác bồi thường phục vụ thi công; xem xét điều chỉnhmức hỗ trợ đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất bị ảnh hưởng trong hành lang tuyến.
Doanh nghiệp
&
Cộng đồng
(028)
Có nhiều phụ
huynh do thấy
trẻ ăn kémnên
đã sử dụng sữa
bù đắp cho trẻ.
Uống sữa quá
nhiều khiến
trẻ no nên lại
khôngmuốn
ăn, lâu ngày
dẫn đến thiếu
máu, thiếu sắt.
Theo
khuyến
cáo dinh
dưỡng,
lượng sữa
bổ sung
cho trẻ 1-8
tuổi là 480
ml/ngày.
(Ảnhminh
họa)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook