155-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm11-7-2019
TUYẾNPHAN
V
KSND tỉnh Sơn La vừa ký cáo
trạng truy tố tám bị can ra
TAND cùng cấp để xét xử
đối với vụ gian lận điểm thi THPT
quốc gia năm 2018.
Điều tra xác định có
nhận tiền để nâng điểm
Cáo trạng khẳng định tám bị can
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao với động cơ vụ lợi và động cơ
cá nhân khác (vì mối quan hệ gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp...) câu kết
với nhau thực hiện hành vi rút bài
thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in
khóa phách vòng 1, vòng 2 để nâng
điểm cho 44 thí sinh (TS).
Trong đó, Trần Xuân Yến đã làm
trái với nhiệm vụ được giao, nhận
thông tin của 13 TS chuyển cho
Nguyễn Thị Hồng Nga để sửa bài
thi nâng điểm cho các TS. Bị can
cũng đồng thuận cho phép các bị
can khác rút bài thi sửa nâng điểm.
Đặc biệt, khi thanh tra, kiểm tra,
bị can Yến chỉ đạo bị can Nga che
giấu hành vi phạm tội bằng cách
xóa dữ liệu trên máy tính.
Đối với Nguyễn Thị Hồng Nga, bị
canđãtrựctiếpvàthôngquaTrầnXuân
Yến,ĐặngHữuThủy, LòVănHuynh,
NguyễnThanhNhàn,ĐỗKhắcHưng,
Đinh Hải Sơn tiếp nhận thông tin của
40TS, thực hiện việc rút bài, sửanâng
điểmcácmôn thi trắc nghiệm. Sau khi
phạm tội, bị canNga đã nhận 1,040 tỉ
đồng, đã nộp lại 1 tỉ đồng.
Đối với Lò Văn Huynh, bị can đã
trực tiếp nhận thông tin của bảy TS
nhờ nâng điểm. Bị can cùng với Nga,
Thủy, Sọn thực hiện việc rút bài thi
sửa nâng điểm cho 32 TS. Ngoài ra,
Huynh còn cùngNga, Nhàn cung cấp
khóa phách, tác động nâng điểmmôn
ngữ văn cho 12 TS. Cơ quan tố tụng
xác định Huynh đã nhận 1 tỉ đồng.
Tương tự, bị can Cầm Thị Bun
Sọn là thành viên tổ xử lý bài thi trắc
nghiệm. Trước khi chấm thi, Sọn đã
nhận thông tin của một TS nhờ nâng
điểm. Sọn đã nhận 440 triệu đồng.
Hai bị canĐinhHải Sơn, ĐỗKhắc
Hưng là cán bộ Công an tỉnh Sơn
La được giao nhiệm vụ đảm bảo
an ninh trật tự khu vực chấm thi.
Hai bị can đã làm trái công vụ,
nhận thông tin của các TS để nâng
điểm, cho phép các bị can khác vào
phòng xử lý bài thi trắc nghiệm rút
bài thi để sửa nâng điểm.
Nhưng “không đủ căn cứ
để truy tố nhận hối lộ”
Đáng chú ý, cáo trạng củaVKSND
tỉnh Sơn La cho rằng quá trình điều
tra, Nguyễn Thị Hồng Nga, Đặng
Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn, Lò
Văn Huynh khai đã nhận tiền của
một số trường hợp để sửa bài nâng
điểm cho TS.
Cụ thể, Nguyễn Thị Hồng Nga
khai đã nhận của TVĐ 1,040 tỉ đồng
để giúp sửa bài, nâng điểm cho bốn
TS. Số tiền trên Nga đã tự nguyện
nộp cho Cơ quan An ninh điều tra
(ANĐT) 1 tỉ đồng.
Bị can Cầm Thị Bun Sọn khai đã
nhận của HTT 440 triệu đồng để sửa
nâng điểm cho TS DHT. Sọn đã tự
nguyện nộp toàn bộ số tiền này cho
Cơ quan ANĐT.
Còn Lò Văn Huynh khai đã nhận
Nộp 1 tỉ nhận hối lộ để nâng điểm
nhưngkhôngbị tội
Theo VKSND tỉnh Sơn La, quá trình điều tra vụ gian lận điểm thi cho thấy không đủ căn cứ để truy cứu
trách nhiệmhình sự ai nhận hối lộ, đưa hối lộ vàmôi giới hối lộ.
Các bị
can trong
vụ gian
lận điểm
thi ở Sơn
La. Ảnh:
TUYẾN
PHAN
củaNMK1 tỉ đồng để sửa nâng điểm
cho hai TS. Số tiền này Huynh và
người nhà đã tự nguyện giao nộp
cho Cơ quan ANĐT.
Ngoài ra, Huynh còn khai nhận
của bà LTT 300 triệu đồng để giúp
sửa nâng điểm cho TS LMH. Ngày
24-1-2018, Huynh đã trả lại số tiền
này cho bà T.
Đối với Đặng Hữu Thủy, bị can
này khai đã nhận của bà NTK 150
triệu đồng, bàNTMH150 triệu đồng,
bà NTX 200 triệu đồng để giúp sửa
nâng điểmcho bốnTS. Riêng trường
hợp bà BTX có hứa hẹn sau khi giúp
nâng điểm cho TS PST sẽ đưa cho
Thủy 270 triệu đồng nhưng đến nay
Thủy chưa nhận được tiền. Ngày
24-7-2018, Thủy đã trả lại số tiền
trên cho gia đình các TS.
VKSNDtỉnhSơnLanhậnđịnhhành
vi nhận tiền, thỏa thuận sẽ nhận tiền
để sửa nâng điểmcho các TS của các
bị can Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm
Thị Bun Sọn, Lò Văn Huynh, Đặng
HữuThủycódấuhiệucủacác tội nhận
hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho
thấy những người được cho là đưa
tiền cho các bị can đều không thừa
nhận đã thỏa thuận và đưa tiền. Ngoài
lời khai của Nga, Sọn, Huynh, Thủy
và số tiền đã nộp, không có tài liệu,
chứng cứ nào khác để chứng minh.
Do đó, không đủ căn cứ để truy
cứu trách nhiệmhình sự đối với Nga,
Sọn, Huynh, Thủy về tội nhận hối
lộ và cũng không đủ căn cứ để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các
trường hợp nêu trên về các tội đưa
hối lộ và môi giới hối lộ. “Số tiền
Nga, Sọn, Huynh, Thủy nhận của các
đối tượng được xác định là tiền do
vụ lợi mà có” - cáo trạng kết luận.•
Kết quả điều tra cho thấy
những người được cho
là đưa tiền cho các bị can
đều không nhận đã thỏa
thuận và đưa tiền.
Làm sao để dân chúng tin được
không có người đưa hối lộ, không có
ngườimôi giới hối lộ, không cóngười
nhận hối lộ mà những “tác giả” của vụ nâng điểm - những bị can
của vụ án - lại có thể “ói” ra những 1 tỉ đồng để nộp cho CQĐT? Mà
những bị can này lại khai rõ đó là số tiền họ nhận của ông X, bà Y
để nâng điểm cho con em của các ông bà này. Có ai trên thế gian
này tin rằng không hề có người đưa tiền để các bị can nâng điểm
nhưngcácbị cannày lại tựbỏ tiền túi, tiềnnhà rađểnộphay không?
Theo logic của cuộcđời, rõ ràngnhững câuhỏi cóphầnngớngẩn
trên phải được trả lời là “không”. Vậy chỉ còn lại một khả năng: Có
người đưa tiền để con em họ được nâng điểm. Họ là ai?
Đầu tiên, họ - người ban đầu bỏ tiền ra để đưa, để “chạy” cho
người có thẩmquyền, có khả năng thực hiện việc nâng điểm- phải
là một trong số những phụ huynh có con em được nâng điểmmà
CQĐT đã có danh sách trong tay. Đó là vòng tròn “khoanh vùng”
đầu tiên trong nghiệp vụ điều tra. Cái vòng tròn thít chặt hơn là
tên tuổi mà những bị can trong vụ án đã khai ra, nhất là những bị
can đã nộp tiền “chạy điểm” cho cơ quan tố tụng.
Họ đưa tiền bằng cách nào? Có thể có trăm phương ngàn kế
nhưng kế nào đi nữa cũng chỉ cómột trong hai con đường: Chuyển
khoản hoặc đưa tiền mặt. Còn nếu họ không đưa-nhận tiền thì
cũng có thể họ hứa hẹn chuyển giao động sản/bất động sản và có
thể họ đã tiến hành các bước đầu tiền của “giao dịch” (vì lẽ thường
là tiền có trao thì… điểmmới nâng). Hoặc giả, nếu phụ huynh là
người có chức quyền to, có khả năng thăng chức hoặc tác động
để người khác thăng chức cho người môi giới hoặc người trực tiếp
nâng điểm, thì đây cũng là một phương thức đưa-nhận hối lộ mà
BLHS đã quy định.
Nói tóm lại, phải có sự đổi chác kiểu “bánh ít đi, bánh quy lại”
trong chuyện nâng điểm này. Và dù sự đổi chác được thỏa thuận
dưới hình thức nào thì trong vụ này, chúng ta cơ bản thống nhất
một điều: Người nâng điểmphải nhận được lợi ích vật chất hay phi
vật chất nàođómới chấpnhận “nhúng chàm” để nângđiểmcho…
người đưa hối lộ. Bởi thói thường đã không thể nào có chuyện “tự ý
nâng điểmtrong sáng” thì càng không thể có chuyện khi bị khởi tố,
các bị can tự ý bỏ tiền của gia đình họ ra để nộp khống cho CQĐT.
Nghĩa là chuyệnđưahối lộ vànhậnhối lộ trong vụgian lậnđiểm
thi ở Sơn La (và Hà Giang, Hòa Bình) chắc chắn là có, không thể có
khả năng “ngoài tầmhiểu biết” của dư luận xã hội. Đó cũng chính
là lý dokhiếnVKSND tỉnhSơnLakhẳngđịnh chắc nịch rằng: VKSND
tỉnh Sơn La nhận định hành vi nhận tiền, thỏa thuận sẽ nhận tiền
để sửa, nâng điểmcho các thí sinh củaNguyễn Thị HồngNga, Cầm
Thị Bun Sọn, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy có dấu hiệu của các
tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Thế nhưng sau phần nhận định logic ấy, VKSND tỉnh Sơn La lại
cho rằng: Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy những người được
cho là đưa tiền cho các bị can đều không thừa nhận đã thỏa thuận
và đưa tiền. Ngoài lời khai của Nga, Sọn, Huynh, Thủy và số tiền
đã nộp, không có tài liệu, chứng cứ nào khác để chứng minh. Do
đó, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nga,
Sọn, Huynh, Thủy về tội nhận hối lộ và cũng không đủ căn cứ để
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp nêu trên về
các tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Có thể các cơ quan tố tụng tỉnh Sơn La đã cố gắng hết sức, đã
làm hết trách nhiệm nhưng vì “lực bất tòng tâm” nên mới phải
“chốt hạ” phần nhận định khiến dư luận nổi sùng như thế. Có thể
không có chuyện “áomặc không qua khỏi đầu”, có thể Cơ quan An
ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La và VKSND tỉnh Sơn La không vì
nể nang, né tránh, không vì áp lực nào của các cá nhân có chức
quyền của tỉnh hay cao hơn nên mới “điều tra không ra”.
Vậy thì trong trường hợp này có thể nào Bộ Công an chịu thua?!
Chỉ cần qua vài khâu thủ tục tố tụng, Bộ Công an lấy hồ sơ vụ
án lên để trực tiếp điều tra vụ án. Tôi tin với điều kiện, khả năng và
quyết tâm của Bộ Công an, việc tìm ra chứng cứ thuyết phục để
chứng minh và đề nghị truy tố những người đưa hối lộ, môi giới
hối lộ và nhận hối lộ trong vụ này là điều không nằm ngoài khả
năng của CQĐT trung ương.
NGÔ THÁI BÌNH
BộCôngankhông thể bất lực vụhối lộđể nângđiểmthi!
Tiêu điểm
Tám người làm nên vụ án
chấn động
Támbịcancùngbịtruytốvềtộilợidụng
chứcvụ,quyềnhạntrongthihànhcông
vụ gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám
đốc SởGD&ĐT tỉnhSơnLa), NguyễnThị
HồngNga(cựuchuyênviênPhòngKhảo
thí và Quản lý chất lượng giáo dục), Lò
VănHuynh (cựu trưởngPhòngKhảo thí
và Quản lý chất lượng giáo dục), Đặng
HữuThủy (cựu phó hiệu trưởngTrường
THPT Tô Hiệu), Cầm Thị Bun Sọn (cựu
phó trưởng PhòngChính trị - tư tưởng),
Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng
Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng
giáodục);ĐinhHảiSơn(cựuthiếutá,cán
bộPhòngAnninhchínhtrịnộibộ,Công
an tỉnh Sơn La) và Đỗ Khắc Hưng (cựu
trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính
trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook