155-2019 - page 15

15
Hà Nội, Đà Nẵng…
Các đội tuyển quốc gia
thành công rực rỡ dưới thời
HLV Park Hang-seo là chính
nhờ thành quả của các lò đào
tạo trẻ hoạt động có hiệu quả
trên dưới 10 năm qua. Không
phải tự nhiên mà ông Park rất
trân trọng cám ơn sức đóng
góp của các lò bóng đá lẫn địa
phương có quân lên tuyển sau
mỗi chiến tích, bởi ông hiểu
sự thành bại củamột nền bóng
đá phụ thuộc rất lớn vào họ.
Ông thầy người Hàn cho
rằng bóng đáViệt Namcó phát
triển vượt bậc sau 10 nămnhờ
hệ thống đào tạo trẻ tốt nhưng
cần sựchung taynhân rộng các
mô hình lên cao và sâu rộng
hơn nữa. Ông Park tha thiết
làng bóng cần có những trung
tâm bóng đá trẻ để cạnh tranh
và nâng cao năng lực cho các
đội tuyển quốc gia.•
Thể thao -
ThứNăm11-7-2019
CÔNG TUẤN
C
ất công sang Hàn Quốc
mời thầy giỏi và chi tiền
lương tháng cho HLV
Park Hang-seo suốt hai năm,
ông bầuĐoànNguyênĐức sẽ
chấm dứt điều này sau tháng
1-2020 và mọi thứ do VFF
lo. Ông bầu phố núi còn có
ý tưởng thành lập “CLB 100
tỉ” không phải để trả lương
cho thầy Park mà chỉ hỗ trợ
VFF chủ yếu xây dựng hệ
thống đào tạo trẻ.
Thực tế VFF sở hữu trung
tâm đào tạo trẻ hiện đại cùng
thời điểm với Học viện bóng
đá HAGia Lai cách đây hơn
12 năm nhưng công dụng của
hai nơi khác hẳn nhau. Ai
cũng biết cơ sở vật chất của
Trung tâm đào tạo trẻ VFF
rất đắt đỏ với kinh phí 100 tỉ
đồng từ ngân sách nhà nước
và FIFA, nhưng hơn 10 năm
trời không sản sinh ra cầu
thủ giỏi nào, mà thường cho
thuê sân bãi tận thu của dân
đá phủi. Còn học viện của cá
nhân bầu Đức đã tuyển sinh
đến lứa thứ năm, sau khóa 1
của Công Phượng và nhiều
tài năng trẻ khác đã học từ
năm 2007.
Có thể vì không muốn lãng
phí chất xám và cơ ngơi có
sẵn, bầu Đức mới nảy sinh ý
tưởng giúp VFF đào tạo trẻ,
cũng là niềm khao khát như
một điều kiện của HLV Park
Hang-seo để ông tiếp tục gắn
bó thêm ba năm nữa.
Theo ông Park, làng bóng
Việt Nammuốn phát triển căn
cơ và bền vững thì nhất thiết
phải làm bóng đá trẻ có hệ
thống. Ông thầy Hàn đưa ra
con số so sánh ở quê hương
ông hiện có đến 715 CLB cho
các tài năng trẻ dưới 18 tuổi
thamgia thi đấu cùng thống kê
gần 20.000 cầu thủ đang tập
luyện để hiện thực hóa giấc
mơ bóng đá chuyên nghiệp.
BầuĐứcmong có nhiều học viện vàmong VFF có hệ thống đào tạo trẻ để thầy Park có nhiều bột và
gột nên hồ. Ảnh: ANHHỮU
Dĩ nhiên bóng đáViệt Nam
không thể bằng Hàn Quốc
nhưng nhìn vào hệ thống
đào tạo trẻ không khỏi làm
người trong cuộc chạnh lòng.
Bầu Đức tiên phong mở Học
viện HAGia Lai, sau này có
thêm một số trung tâm khác
như PVF, Viettel, NutiFood,
Juventus hoặc ở một số địa
phương kiểu SL Nghệ An,
Các đội tuyển quốc
gia thành công rực
rỡ dưới thời HLV
Park Hang-seo
chính là nhờ thành
quả của các lò đào
tạo trẻ hoạt động có
hiệu quả trên dưới
10 năm qua.
Chung tay vì bóng đá Việt Nam
Bầu Đức tiết lộ con số 100 tỉ đồng mỗi năm cho bóng đá
Việt Nam không lớn và chỉ cần năm doanh nghiệp chung
tay, mỗi người 20 tỉ đồng là không khó. Ông còn tính toán
quản lý số tiền này hợp lý theo nhu cầu của VFF hỗ trợ đội
tuyển quốc gia tập huấn, giao hữu chất lượng và chủ yếu
là chăm lo phát triển bóng đá trẻ, bóng đá phong trào ở
các địa phương. Ai cũng thấy VFF đã và đang hưởng lợi rất
nhiều bởi sự chung tay từ xã hội hóa bóng đá. Như thầy trò
ông Park Hang-seo đã không chọn Trung tâm đào tạo trẻ
VFF đóng quân như lệ thường mà đến tập huấn ở Trung
tâm bóng đá PVF có sân bãi, những phòng tập chức năng
và điều kiện sinh hoạt rất tốt.
TT
Cựu danh thủ Anh Michael Owen được
LĐBĐ Malaysia (FAM) mời đến các trường
tiểu học giảng về tình yêu bóng đá, trong đó
có câu chuyện của chính Owen phát triển từ
bóng đá đường phố.
Sở dĩ FAM chọn Owen chứ không phải ai
khác vì “thần đồng” bóng đá Anh phát tiết
tài năng từ bóng đá đường phố, bước vào
môi trường chuyên nghiệp lẫn lên đội tuyển
và tỏa sáng rất sớm từ khi chưa đầy 17 tuổi.
Bây giờ Owen là một triệu phú, là nhà
bình luận nổi tiếng của các kênh truyền hình
nhưng anh lại bất lực trong việc thuyết phục
con trai James Owen của mình “tắt máy
tính, ra sân quần thảo với trái bóng”…
Owen kể: “Phía sau nhà tôi là một sân
banh 11 người hoành tráng được chăm
sóc rất kỹ nhưng cả tháng chẳng có quả
bóng lăn trên đó. Tôi hay nói với con trai
tôi rằng: “James, con hãy tắt máy tính, rủ
bạn bè đến đá bóng” nhưng bất thành. Suốt
ngày cậu James nhà tôi ôm máy tính và cắm
đầu vào đó. Thời của chúng tôi, tận dụng
từng góc phố nhỏ, bãi đất nhỏ để đá bóng
nhưng bây giờ thì bọn nhỏ có quá nhiều
thứ quyến rũ chúng, nhất là laptop, tablet,
smartphone…”.
Tại Malaysia, Singapore…, LĐBĐ quốc
gia phải tiêu tốn nhiều triệu USD mời các
siêu sao đến kích thích tình yêu bóng đá
ở lứa tuổi nhi đồng. Còn tại Việt Nam thì
may mắn hơn khi các cựu tuyển thủ, cựu
cầu thủ đang âm thầm đóng góp những nền
móng tích cực cho bóng đá Việt Nam qua
các lớp bóng đá cộng đồng. Từ anh em Văn
Sỹ Hùng đến cựu trung vệ Vũ Như Thành,
tiền đạo Huỳnh Quốc Cường, Phan Thanh
Bình, Phan Văn Tài Em, Công Vinh, Đoàn
Hoàng Sơn, Lưu Ngọc Hùng, Thế Anh… đã
âm thầm đóng góp công sức của mình vào
các lò đào tạo, các lớp bóng đá cộng đồng.
Điều mà các quốc gia lân cận rất thèm khát
khi phải mời các siêu sao trên thế giới với
mong muốn khơi dậy đam mê ở lứa tuổi
thiếu niên.
TẤN PHƯỚC
CLB 100 tỉ của bầu Đức và
khao khát của thầy Park
BầuĐức nảy ra ý tưởng khai sinh “CLB 100 tỉ” nhằmhỗ trợ VFF trong công cuộc đào tạo trẻ và
giúp các đội tuyển quốc gia có thêmkinh phí ở những đợt tập huấn…
KhiOwenđếnĐôngNamÁ truyềnbá
bóngđáđườngphố
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng hai, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
240 LêDuẩn, quậnThanhKhê. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty
cổ phần in tổng hợp Cần Thơ
Vậy là Công Phượng đã chính thức đi
châu Âu, khoác áo CLB Sint Truiden ở
giải hàng đầu của Bỉ. Ngày ký kết hợp
đồng, bầu Đức dõng dạc tuyên bố Công
Phượng không đi vì mục đích thương mại
nhưng CLB Sint Truiden khi đón nhận
Công Phượng lại rất chú ý đến yếu tố đấy.
Cũng cần biết là tháng 11-2017, công
ty trực tuyến DMM (tên trên lưng áo
Công Phượng) của Nhật Bản chính
thức giành quyền chủ sở hữu CLB Sint
Truiden từ chủ cũ là Roland Duchatelet.
DMM của ông chủ mới người Nhật
Yusuke Muranaka sở hữu Sint Truiden
lập tức tái cấu trúc đội bóng với tiêu chí
kinh doanh rất rõ ràng: “Đầu tư vào các
quốc gia có nền bóng đá nhỏ ở châu Âu
là cách tốt nhất đối với các doanh nhân
châu Á”.
Yusuke Muranaka thực chất đi đúng
con đường mà Tập đoàn King Power
của cố Chủ tịch Leicester Vichai đã mua
CLB Bỉ, OH Leuven vừa để làm kinh tế
vừa mang ý đồ tạo sân chơi để đưa cầu
thủ trẻ Thái qua tập và chơi bóng theo tư
duy châu Âu.
Thực tế thì sau khi sở hữu Sint
Truiden, DMM đẩy mạnh chất châu Á
mà cụ thể là Nhật vào đội bóng này,
đồng thời làm bàn đạp phát triển thương
mại. Sau cầu thủ Nhật đã “tràn” sang
CLB Bỉ và giữ những vị trí quan trọng.
“Bắt” được Công Phượng, công ty trực
tuyến DMM mừng như bắt được vàng.
Không hẳn vì tài năng của Công Phượng
(chưa thể sánh với các cầu thủ Nhật)
nhưng Phượng lại có thế mạnh về truyền
thông ở Việt Nam - thị trường mà DMM
đang vươn đến. Có Phượng thì DMM có
rất nhiều người theo và “like” đúng với
mong muốn DMM.
Hy vọng Phượng sang Bỉ nhưng mang
“hồn” Nhật sẽ không gặp khó như lần
đầu đến với CLB Mito Hollyhock vì
quảng bá thì nhiều mà đá bóng thì ít.
NGUYỄN HUY
CôngPhượngđáCLBBỉ
mang“hồn”Nhật
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook