156-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu12-7-2019
Tôi trả lại tiền mà
không ai chịu!
Tôi là cán bộ nghỉ hưu, luôn chấp
hànhtốtmọichủtrương,chínhsáchnên
khi Nhà nước quy hoạch, tôi nhận tiền
bồi thường trước cả khi có quyết định
thu hồi đất vì không muốn bị cưỡng
chế. Khi biết nhà, đất của tôi không
còn nằm trong quy hoạch nữa thì tôi
chủ động trả lại tiền bồi thường cho
Nhà nước và xin được cấp lại giấy.Tuy
nhiên, vì không ai chấp nhận chuyện
đó nên tôi phải khởi kiện ra tòa.
Ngoài gia đình tôi thì còn hơn 10
hộ gia đình khác cũng rơi vào hoàn
cảnh tương tự. Nay tôi đang chờ và rất
mongmuốn cơ quan nhà nước chính
thức có thông báo về việc trả tiền ở
đâu và khi nào để thực hiện ngay.
Ông
BÙI QUANG HÀ
Theo đúng dự kiến, sáng 11-7, TAND TP Hà Nội mở
phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ cưỡng đoạt tài sản
xảy ra tại chợ Long Biên (Hà Nội) từng gây chấn động dư
luận hồi năm ngoái.
Năm bị cáo cùng bị xét xử về tội danh nói trên gồm:
Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, tổ trưởng tổ bốc
dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên), Nguyễn Hữu Tiến (tức
Tiến “hói”), Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”), Nguyễn Mạnh
Long (tức Long “cao”) và Dương Quốc Vương (tức Vương
“lợn”). Hưng “kính” được xác định đã chỉ đạo các bị can
khác chèn ép tiểu thương chợ Long Biên.
Vụ án nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận nên
có rất đông cơ quan báo chí đến tác nghiệp. Tuy nhiên,
trước ống kính phóng viên, Hưng “kính” liên tục dùng tay
che mặt. Sau khi xuống xe bít bùng, bị cáo nhanh chóng
được lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa vào phòng xử.
Tại phần làm thủ tục, thư ký phiên tòa cho biết luật sư
bào chữa cho Hưng “kính” và Tiến “hói” vắng mặt, đồng
thời Hưng cũng có đề nghị hoãn phiên tòa. Do đó, chủ tọa
quyết định hoãn phiên tòa và lên lịch mở lại vào ngày 25-7
tới.
Theo hồ sơ, vợ chồng chị Nghiêm Thúy Nga (trú tại Hà
Nội) ký hợp đồng với ban quản lý chợ Long Biên thuê sáu
kiốt để bán hàng. Quá trình kinh doanh, chị thường xuyên
bị Hưng “kính” cùng Hải “gió”, Long “cao” và Vương
“lợn” chèn ép, bắt nộp các khoản tiền khác nhau.
Trong đó, Hưng chỉ đạo Hải, Long và Vương gây sự đuổi
xe, đuổi nhân viên của chị Nga. Đặc biệt, khi ô tô của chị
Nga đỗ tại bãi thủy sản, mặc dù không bốc dỡ hàng nhưng
các đối tượng vẫn đến thu 200.000 đồng/xe loại 1,4 tấn và
350.000 đồng/xe loại 3,5 tấn.
Ngoài việc chèn ép tiểu thương, quá trình điều tra còn
xác định Hưng “kính” cùng bốn bị can tự ý lập bảng kê để
đút túi nhiều triệu đồng. Từ ngày 14-3 đến 1-9-2018, theo
chỉ đạo của Hưng, tổ bốc dỡ số 2 chợ Long Biên thu của
hộ chị Nga tổng số tiền 35,6 triệu đồng, trong đó có bốc dỡ
hàng hóa thu số tiền 7,5 triệu đồng và không bốc dỡ hàng
nhưng vẫn gây sức ép để bắt nộp 28,1 triệu đồng.
Trong số này, chỉ 3,2 triệu đồng được nộp về ban quản
lý chợ Long Biên, còn lại các đối tượng chia nhau chiếm
hưởng. Ngoài ra, vợ chồng chị Nga còn trình báo do bị gây
khó khăn nên đã giao cho Hưng số tiền hơn 1 tỉ đồng. Cùng
với đó, Hưng lợi dụng ảnh hưởng của mình đã vay hàng
trăm triệu đồng của chị Nga… Thế nhưng Hưng không
thừa nhận hành vi này, cũng chưa có tài liệu nào khác để
chứng minh bị cáo chiếm đoạt số tiền trên.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải,
Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương đã khai nhận
toàn bộ hành vi phạm tội (từ ngày 1-1 đến 24-9-2018 được
chia tổng số tiền là 46,4 triệu đồng); riêng Nguyễn Kim
Hưng không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Dù vậy, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều
tra thu thập được, có đủ cơ sở để kết luận Hưng “kính” đã
đồng phạm với các bị can Tiến, Hải, Long và Vương về tội
cưỡng đoạt tài sản.
Cũng theo cáo trạng, Hưng “kính” là đối tượng có nhân
thân xấu, từng bị xử lý vi phạm pháp luật rất nhiều lần về
hành vi gây tổn hại sức khỏe cho người khác, cưỡng đoạt
tài sản và vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận
tải.
Đáng chú ý, ngoài những hành vi phạm tội đã truy cứu,
do chưa có đủ căn cứ nên cơ quan tố tụng đã tách hồ sơ để
tiếp tục làm rõ nhiều tình tiết rất quan trọng trong vụ án
này. Do thời hạn điều tra của vụ án đã hết nên cơ quan tố
tụng đã ra quyết định tách tài liệu liên quan để tiếp tục điều
tra, khi nào làm rõ sẽ xử lý sau.
Đ.MINH - T.PHAN
HoãnxửvụHưng“kính” chèn ép tiểu thương chợLongBiên
Phiên xử phải hoãn do vắngmặt luật sư, phía bên ngoài thì người nhà xếp hàng để xin vào gặp các bị cáo.
Ban đầuUBND quận nói luật không quy định việc này
nên không làm, khiến người dân phải khởi kiện ra tòa.
Trả tiền bồi thường
để nhận lại sổ đỏ
bị thu hồi
NHẪNNAM
V
ăn phòng UBND TP Cần Thơ
vừa cóvănbảngửiUBNDquận
Ninh Kiều về việc chuyển đơn
yêu cầu của ông Bùi Quang Hà (78
tuổi, trú tại 397C/9 Nguyễn Văn
Cừ, phường An Khánh). Theo đó,
ông Hà yêu cầu UBND TP sớm có
ý kiến với UBND quận Ninh Kiều
về việc nhận lại tiền bồi thường
và cấp lại sổ đỏ theo bản án của
TAND TP Cần Thơ.
Trước bị quy hoạch,
sau không
Đây làmột vụ việc khá hy hữu liên
quan đến việc giải tỏa, bồi thường
về đất thuộc diện quy hoạch, vì
chính sách quy hoạch có thay đổi.
Theo hồ sơ, năm 2002, ông Hà
mua hai nền đất diện tích 213 m
2
với giá 240 triệu đồng. Ông xin
giấy phép xây dựng một trệt, một
lầu nhưng khi xây được một tầng
trệt thì nghe tin khu vực bị giải tỏa
do vướng quy hoạch nên không
xây lầu nữa.
Năm2007, UBNDTPCầnThơ có
quyết định (gọi tắt là quyết định năm
2007) giải tỏa 6,4 ha và tái định cư
cho số hộ bị giải tỏa ở khu vực sân
bay Trà Nóc và đường Mậu Thân.
Trong đó, gia đình ông Hà bị thu
hồi, được bồi thường về nhà, đất
và tiền hỗ trợ tổng cộng hơn 436
Căn nhà của gia đình ôngHà từng bị vướng vào diện giải tỏa nhưng nay không còn.
Ảnh: NHẪNNAM
HĐXX cho rằng công văn
của UBND quận chưa
phù hợp và yêu cầu khởi
kiện của ông Hà là có
cơ sở.
Họ đã nói
triệu đồng. Nhưng chín năm sau,
UBND TP lại ban hành quyết định
mới hủy bỏ quyết định thu hồi đất
năm 2007.
Đến năm 2017, UBND TP Cần
Thơ ra quyết định khác, chỉ quy
hoạch 3,97 ha để xây dựng khu đô
thị mới. Theo quy hoạch mới này thì
nhà ông Hà không nằm trong diện
bị giải tỏa nữa. Từ đó, ông làm đơn
xin UBND quận Ninh Kiều được
trả lại tiền bồi thường và nhận lại
sổ đỏ đã bị thu hồi.
xét xử, người bị kiện có văn bản trình
bày với tòa thể hiện quan điểm giữ
nguyên nội dung là do luật chưa có
quy định nên không đồng ý với yêu
cầu của người khởi kiện.
Xử sơ thẩm vào tháng 10-2018,
TANDTPCầnThơ nhận định trường
hợp của ông Hà là thu hồi đất để sử
dụng vào mục đích vì lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng, phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, mục đích này
đã không còn nữa do quyết định
thu hồi đất năm 2007 của UBND
TP đã bị hủy bỏ.
Sau đó, UBND TP Cần Thơ ban
hành quyết định khác, thu hồi đất
để thực hiện dự án khu đô thị mới.
Tuy nhiên, tại một công văn vào
năm 2018, người bị kiện xác định
rằng căn cứ vào bản đồ đang quản
lý thì sổ đỏ của ông Hà nằm ngoài
dự án này. Do đó, quyết định năm
2007 (đã thu hồi đất nhưng không
thực hiện dự án) đã ảnh hưởng đến
quyền sử dụng đất của ông Hà.
“Do nhà và đất của ông Hà vẫn
còn đang sử dụng, chưa tiến hành
giải phóng mặt bằng nên HĐXX
kiến nghị UBND quận Ninh Kiều
cấp lại giấy chứng nhận quyền sử
Quận sẽ cấp lại sổ đỏ cho
các hộ dân
UBNDquậnNinhKiềuvàTPCầnThơ
đã thốngnhất chủ trươngnên khi nào
đương sự trả lại tiền thì UBND quận
sẽ tiến hành cấp lại sổ đỏ cho người
dân. Những trường hợp tương tự nhà
ôngHà, nếungười dâncóđơnyêu cầu
thì quận cũng giải quyết giống như
ông Hà. Hiện nay quận đang trong
quá trình hướng dẫn cho người dân
nộp lại tiền.
Ông
TRẦN TIẾN DŨNG
Quyền Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều
dụng đất cho ông Hà sau khi ông
Hà thực hiện xong việc trả lại tiền
bồi thường, hỗ trợ nhà và đất đã
nhận” - bản án nêu.
HĐXX cho rằng điều 4 của công
văn nói trên của UBNDquận là chưa
phù hợp và yêu cầu khởi kiện của
ông Hà là có cơ sở nên chấp nhận.
Từ đó, tòa tuyên hủy nội dung tại
điều 4 của công văn nói trên.•
Tuy nhiên, năm 2018, chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều ra văn bản
trả lời, trong đó điều 4 có nội dung
không đồng ý với yêu cầu của ông
Hà với lý do pháp luật không quy
định về việc trả lại tiền bồi thường,
hỗ trợ mà người dân đã nhận.
Phải khởi kiện ra tòa
Từ đó, ông Hà khởi kiện ra TAND
TP Cần Thơ yêu cầu hủy nội dung
tại công văn nêu trên của chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều. Trước khi
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook