156-2019 - page 9

9
tài nguyên nước và Viện Công nghệ
môi trường, chỉ số DO (độ ôxy hòa
tan trong nước) tăng cao, chỉ số pH
7-7,5 nằm trong quy chuẩn cho phép,
độ dày bùn giảm 3-5 cm...
Song song với dự án này, ngày 2-6,
Công tyThoát nước Hà Nội cũng cho
thí điểm xử lý nước Tô Lịch bằng
việc phun rải chế phẩm Redoxy3C
(nhập độc quyền từ Đức) tại hai khu
vực: Đoạn đầu nguồn chảy qua phố
Nguyễn Đình Hoàn và đoạn cuối
nguồn tại cầuKhươngĐình. Theo đó,
Công ty Thoát nước Hà Nội đã tiến
hành quây tôn tại hai khu vực trên để
rải hóa chất. Đánh giá ban đầu cho
thấy nước sông Tô Lịch tại khu vực
thử nghiệm trong hơn, mùi hôi giảm.
Đại diện Công ty Thoát nước Hà
Nội cho hay sau khi có kết quả thí
điểm cụ thể cả hai loại công nghệ,
TP Hà Nội sẽ lựa chọn công nghệ
hiệu quả để áp dụng.
Gần đây nhất, ngày 9-7, thực hiện
công tác thoát nước mùa mưa theo
quy định, Công ty Thoát nước Hà
Nội cũng đã mở cửa xả tháo nước
Hồ Tây để thau rửa sông Tô Lịch.
Theo đó, hai ngày qua, hơn 1 triệu m
3
nước Hồ Tây đã được dẫn vào sông
Tô Lịch. Quan sát cho thấy sông Tô
Lịch, tại khu vực đầu nguồn nước
xanh hơn nhưng phần cuối nguồn
nước vẫn có màu đen, mùi hôi.
Chỉ xử lý được phần ngọn
TS Nguyễn Văn Khải, chuyên gia
lĩnh vực xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi
trường, cho rằng các giải pháp trên
chỉ là xử lý ô nhiễm tại chỗ, cục bộ,
chỉ có thể áp dụng với những ao hồ
hẹp có mực nước đứng yên. “Sông
Tô Lịch có chiều dài 14 km, nước
chảy nên nếu xử lý cục bộ từng
đoạn theo các công nghệ trên thì
chi phí sẽ rất tốn kém, không khả
thi” - ông Khải nói.
Theo ôngKhải, nguồn gây ô nhiễm
chính cho sông Tô Lịch là hệ thống
cống nước thải sinh hoạt, sản xuất
dày đặc hai bên bờ sông, nếu không
phân tách được nguồn thải này để xử
lý riêng thì việc áp dụng các công
nghệ trên vào xử lý nước sông Tô
Lịch chỉ giải quyết được phần ngọn.
Hiện nay hai bên bờ sông Tô Lịch có
gần 300 cống lớn nhỏ, hằng ngày có
khoảng 150.000 m
3
nước thải sinh
hoạt, nước thải sản xuất chưa qua
xử lý đổ xuống sông.
Đối với phương án xử lý nước
sông Tô Lịch bằng việc bổ sung
TRỌNGPHÚ
M
ới đây nhất, Công ty Thoát
nước Hà Nội cũng xả hơn
1 triệu m
3
nước Hồ Tây vào
sông Tô Lịch để thau rửa dòng sông.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng
những biện pháp xử lý trên chỉ là
giải pháp tạm thời. Muốn xử lý triệt
để ô nhiễm sông Tô Lịch thì phải
phân tách được nguồn nước thải đổ
ra dòng sông này.
Từ công nghệ Nhật đến
chế phẩm Đức…
Ngày16-5, người dân sốngbêndòng
sông Tô Lịch vui mừng khi chứng
kiến lễ triển khai dự án thí điểm xử
lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch
bằng công nghệ Nano Bioreactor của
Nhật Bản. Dự án do đoàn chuyên
gia Nhật Bản phối hợp với Công ty
cổ phần Cải thiện môi trường Nhật
Việt (JVE) thực hiện bằng nguồn tài
trợ của Nhật Bản.
Theo đó, bốn chiếc máy sục khí
Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên
Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn
sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường
Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy.
Tại lễ khởi động dự án, các chuyên
gia Nhật Bản cho hay khi đặt máy
sục khí xuống thì ba ngày sau mùi
hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau
1-2 tháng, các chỉ số quan trắc nước
sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt.
Một tháng sau, theo kiểm tra nhanh
của Trung tâm Chất lượng và bảo vệ
Các
chuyên gia
Nhật Bản
đang xử
lý ô nhiễm
sông Tô
Lịch bằng
công nghệ
Bio-nano.
Ảnh:
TR.PHÚ
Hà Nội tập trung cứu sông Tô Lịch
Trên sông Tô Lịch, TPHà Nội đang thí điểmhai công nghệ làm sạch nguồn nước: Công nghệ Bio-nano
của Nhật Bản và Redoxy3C của Đức.
nước Hồ Tây, GS Vũ Trọng Hồng,
nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi,
cho hay giải pháp này cũng chỉ là
tạm thời. “Chênh lệch mặt nước của
hồ Tây hiện nay là 15 cm, như vậy
việc xả hơn 1 triệu m
3
nước trong
hai ngày thì lượng nước đó không
thể nào chảy kín hết dòng sông Tô
Lịch. Lượng nước đó không đủ để
làm sạch cả con sông. Đoạn đầu có
thể trong xanh nhưng đến đoạn sau
thì không biến chuyển gì” - ông
Hồng nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng
để xử lý tận gốc vấn đề ô nhiễm tại
sông Tô Lịch cần phải phân tách
được nguồn nước thải sinh hoạt, sản
xuất để xử lý riêng.•
Chấm dứt dự án bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám Đường bộ cao tốc Bắc-Nam thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại
Hiện nay hai bên bờ sông
Tô Lịch có gần 300 cống
lớn nhỏ, hằng ngày có
khoảng 150.000 m
3
nước
thải sinh hoạt, nước thải
sản xuất chưa qua xử lý
đổ xuống sông.
UBND TP.HCM vừa cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng BOT dự án xây dựng khai
thác tầng ngầm làm bãi đỗ xe và dịch vụ công cộng dưới Công viên Lê Văn Tám
(quận 1).
Cụ thể, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành
Phong vừa có kết luận về một số dự án đầu tư bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn TP, trong
đó có dự án bãi đỗ xe ngầm Công viên Lê Văn Tám. Theo đó, Chủ tịch TP phân
công Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan chủ trì làm việc với Ngân hàng Thương
mại cổ phần Đông Á và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm (chủ
đầu tư) giải quyết chấm dứt hợp đồng BOT dự án xây dựng, khai thác tầng ngầm
làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng dưới Công viên Lê Văn Tám theo đúng quy
định.
Theo thiết kế, dự án này có vốn đầu tư 70 triệu USD (sau tăng lên 200 triệu
USD), tổng diện tích sàn 103.225 m
2
, có sức chứa 2.024 chỗ đậu xe máy, 1.250 chỗ
đậu ô tô, 28 chỗ đậu xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, đã gần 10 năm dự án vẫn “án binh
bất động”.
Về dự án bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng (quận 1), UBND TP giao Sở
GTVT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương làm việc với Công ty
TNHH Tập đoàn Đông Dương về phương án triển khai dự án. Sở GTVT cũng được
yêu cầu chủ trì, phối hợp với các bên hướng dẫn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng bãi
đỗ xe ngầm tại sân vận động Hoa Lư (quận 1) và sân bóng đá Tao Đàn (quận 3) để
làm cơ sở đấu thầu chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
KIÊN CƯỜNG
Các ban quản lý dự án (Bộ GTVT) vừa tổ
chức mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư
cho 7/8 dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
theo hình thức công tư (PPP). Đó là các dự
án: Mai Sơn - quốc lộ 45; quốc lộ 45 - Nghi
Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi
Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh
Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Riêng dự án
Phan Thiết - Dầu Giây chưa tổ chức sơ tuyển
lựa chọn. Theo các ban quản lý dự án, hiện
có 51 hồ sơ của nhà đầu tư trong và ngoài
nước tham gia. Trong đó, 36 hồ sơ của doanh
nghiệp, liên danh nước ngoài, chủ yếu đến từ
Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp.
Dự án thu hút số nhà đầu tư lớn nhất là cao
tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 với 11 nhà đầu tư nộp
hồ sơ. Trong đó có chín nhà đầu tư nước ngoài
đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp. Đứng
thứ hai là cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt có 10
nhà đầu tư tham gia. Trong đó có bảy doanh
nghiệp nước ngoài. Đặc biệt có sự tham gia
của một số doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc
như Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng
Lotte; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng
Hyundai… Dự án cũng có sự tham gia của Tập
đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (công
ty mẹ của Công ty TNHH Cục 6 Đường sắt
Trung Quốc, đơn vị tổng thầu đường sắt Cát
Linh - Hà Đông).
Các dự án còn lại đều có 5-8 nhà đầu tư
tham gia. “Như vậy có thể thấy dự án đường
bộ cao tốc Bắc-Nam có rất nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, đây
mới là giai đoạn công khai mở thầu sơ tuyển,
còn nhiều bước nữa mới chọn ra được nhà đầu
tư có kinh nghiệm, năng lực để thực hiện dự
án” - lãnh đạo Vụ Đối tác công tư (PPP) nói.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam được
chia làm 11 dự án thành phần, gồm ba dự
án đầu tư công và tám dự án đầu tư theo
hình thức PPP, tổng mức đầu tư lên đến
102.513 tỉ đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ
50.841 tỉ đồng, nhà đầu tư huy động 51.702
tỉ đồng.
VIẾT LONG
Tiêu điểm
Ngày 9-7, giải trình trước HĐND
TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Nguyễn Đức Chung thừa nhận các
công nghệ trên chỉ đạt hiệu quả cao
khi xử lý nước đứng, khó áp dụng đối
với nơi có dòng chảy như sôngTô Lịch.
Theo ông Chung, để xử lý tận gốc thì
phải thu gom được nguồn thải để xử
lý riêng.“Tới đây, TP sẽ đẩy nhanh tiến
độ xây dựng Nhà máy xử lý nước thải
Yên Xá” - ông Chung cho biết.
Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận sáu quận/
huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
Sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét đã tạo nên hệ
thống tiêu thoát nước chính của TP Hà Nội. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay,
dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ
đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm nhiều
đoạn, chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ một con sông
đẹp, Tô Lịch đã trở thành một dòng sông bị ô nhiễm nặng.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook