156-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu 12-7-2019
Mối nguy khi lưu thông
qua đường Mai Chí Thọ
Trong năm2018, đườngMai ChíThọ (quận 2, TP.HCM, đoạn từ hầmsông Sài
Gòn đến xa lộHàNội) đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, làmtámngười chết.
2 phương án thực hiện
caotốcTP.HCM-MộcBài
ĐÀOTRANG- THUTRINH
M
ới đây, tại các giao lộ
Mai Chí Thọ - Lương
Định Của, Đồng Văn
Cống, Trần Não… xuất hiện
nhiều biển báo xanh với nội
dung cảnh báo “Đoạn đường
hay xảy ra tai nạn”. Trong đó
có hai biển báo phụ đi kèm với
nội dung: “Chú ý quan sát” và
“Năm2018 trên tuyến đường đã
có 8 người chết do tai nạn giao
thông”. Ở chiều ngược lại, tại
các giao lộ từ hầm Thủ Thiêm
đến ngã ba Cát Lái cũng được
lắp biển báo tương tự.
Giao thông loạn nhịp
Theoquan sát củaPV, phương
tiện tham gia lưu thông tại khu
vực nói trên rất đông đúc, trong
đó nhiều xe container nối đuôi
nhau thành hàng dài.
Chị Nguyễn Thùy Trang,
buôn bán trên đường Mai Chí
Thọ, cho biết mặc dù tuyến
đường này đã được phân luồng
nhưng nhiều người đi xe máy
vẫn cố tình chạy chung với
làn đường dành cho ô tô, xe
container. Lưu lượng người
qua lại tuyến đường rất đông,
nhất là vào những giờ cao điểm.
Theo chị Trang, thường những
vụ tai nạn thương tâm ở đường
này là do xe máy chạy lạc vô
làn xe container và không may
bị xe container cán tử vong.
“Tôi thấy người điều khiển
phương tiện rất chủ quan, đa
phần mọi người đều phóng
nhanh, xà vào làn xe container
và không làm chủ được tốc
độ. Tới khi gặp xe container
hoặc các tình huống đột ngột
thì phản ứng không kịp, dẫn
đến tai nạn” - chị Trang kể lại.
AnhVõVăn Khôi (ngụ quận
9) cho hay tại “khúc cua tử thần”
Mai Chí Thọ - ĐồngVăn Cống
thường xảy ra nhiều vụ tai nạn.
Bởi khúc cua này rất gấp, nhiều
xe trọng tải lớn lưu thông chạy
với tốc độ nhanh, cua gấp nên
rất dễ bị lật. Mặt khác, do người
tham gia giao thông dù đèn
tín hiệu đã báo dừng vẫn cố ý
tràn qua, chạy thật nhanh sang
đường. Chỉ cần một người có
hành vi vượt đèn đỏ là những
người đi sau sẽ vượt theo, giao
thông khu vực trở nên loạn nhịp.
Chị Thanh Mai (nhà ở quận
2) cũng cho biết thêm: Vào giờ
thấp điểm, tâm lý nhiều người
thấy mặt đường vừa đẹp vừa
thoáng nên cứ thế mà chạy,
không kiểm soát tốc độ. Cộng
thêmphương tiện xe hỗn tạp tại
các giao lộ, người đi xe máy,
xe đạp luôn cảm thấy lo lắng,
bất an và hết sức căng thẳng.
Khi được PV hỏi về các biển
báo mới trên đường Mai Chí
Thọ, chị Thanh Mai sốt sắng
cho rằng: “Tôi thườngxuyên lưu
thông trên đường này để về nhà,
nhìn thấy biển báo tám người
chết làm tôi cũng giật mình. Tôi
thấy cách tuyên truyền này rất
độc đáo, cũng là hồi chuông
cảnh báo cho người đi đường
chú ý quan sát và quan tâm đến
tính mạng bản thân mình hơn”.
Đổi mới công tác
tuyên truyền
Trao đổi với PV, đại diện Ban
An toàn giao thông TP.HCM
cho biết tuyến đường Mai Chí
Thọ có mật độ phương tiện rất
cao nên cần phải lắp biển cảnh
báo để cảnh báo người dân.
Cụ thể, vừa qua nhiều người
góp ý nên Trung tâm Quản lý
hầm sông Sài Gòn (viết tắt là
trung tâm) đã cho lắp đặt bổ
sung các biển báo như trên với
mục đích cảnh báo và nhắc nhở
người đi đường cần tuân thủ
các quy định của Luật Giao
thông đường bộ.
Vị đại diện này cho biết thêm,
trên từng địa bàn sẽ có những
biện pháp tuyên truyền khác
nhau nhằm cảnh báo, nhắc nhở
người thamgia giao thông chấp
hành đúng quy định pháp luật
giao thông nhằm hạn chế tai
nạn. Đối với các giải pháp đạt
hiệu quả cao, BanAn toàn giao
thông TP.HCM khuyến khích
các quận, huyện sáng tạo, đổi
mới trong công tác tuyên truyền.
Ông Đoàn Văn Tấn, Giám
đốc trung tâm, cho biết đường
Mai Chí Thọ nói riêng và đại
lộ Đông-Tây nói chung là một
tuyến đường có mật độ giao
thông lớn. Trong đó, người
điều khiển các phương tiện
lưu thông với tốc độ cao, chủ
quan và không làm chủ tốc
độ. Từ đó, chỉ riêng năm 2018
đoạn đường Mai Chí Thọ đã
có tám người chết vì tai nạn
giao thông, đây là một con số
rất lớn trong một đoạn đường
ngắn. Vì vậy, việc gắn nhiều
biển cảnh báo là hết sức cần
thiết để nhắc nhở người dân
chú ý khi lưu thông.
Ông Tấn cho biết thêm: Thời
gian tới, trung tâm đề xuất Sở
GTVT phương án kẻ số tốc độ
lưu thông tối đa cho phép dưới
mặt đường trên đường Võ Văn
Kiệt - Mai Chí Thọ. Trong đó
chú ý vào 41 vị trí, giao lộ trên
đường Mai Chí Thọ, Võ Văn
Kiệt. Đồng thời, trung tâm sẽ
phối hợp với Sở GTVT kiểm
tra định kỳ gói thầu G nhằm
đảm bảo an toàn giao thông
trên tuyến đại lộ Đông-Tây.•
Tuyến
đường
Mai
Chí Thọ
thường
xuyên có
nhiều xe
trọng tải
lớn lưu
thông.
Ảnh:
THU
TRINH
Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết UBND TP.HCM và
Tây Ninh đã họp bàn về kế hoạch xây dựng dự án cao
tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Theo đó, trong cuộc họp, các bên đã đưa ra hai
phương án để thực hiện dự án trên. Cụ thể, phương án
1 do Bộ GTVT thực hiện; phương án 2 là do cả hai địa
phương là TP.HCM và Tây Ninh thực hiện. Sở GTVT
TP.HCM được giao thực hiện nghiên cứu, phân tích
hai phương án trên.
Sau khi nghiên cứu ưu, nhược điểm của hai phương
án này, UBND TP.HCM sẽ báo cáo Ban Thường vụ
Thành ủy trước khi gửi Bộ GTVT trình Thủ tướng
Chính phủ.
Ngoài ra, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh
thống nhất chủ trương khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu
xây dựng dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Cụ thể,
các bên sẽ nghiên cứu mở rộng phạm vi bồi thường giải
phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với
đường vành đai 3, đường vành đai 4 và các điểm phù
hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm
dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ... nhằm
tạo thêm nguồn thu, tăng hiệu quả của dự án.
Sở QH-KT TP.HCM sẽ chủ trì, phối hợp với Sở
TN&MT TP.HCM và các sở, ngành, đơn vị liên quan
nghiên cứu quy hoạch; tham mưu, đề xuất các vị trí,
quy mô, các loại hình đầu tư phù hợp để làm cơ sở tổ
chức đấu thầu quyền khai thác quỹ đất.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có tổng mức đầu
tư giai đoạn 1 là khoảng 10.700 tỉ đồng, theo hình thức
đối tác công tư (PPP). Tuyến cao tốc này dự kiến được
đầu tư thành hai phân đoạn: TP.HCM - Trảng Bàng
(dài 33 km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5 km).
Trong đó, đoạn TP.HCM - Trảng Bàng có quy mô
đường cao tốc bốn làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế
120 km/giờ. Đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài được đề xuất
đầu tư với mô hình đường cao tốc hạn chế bốn làn xe,
tốc độ thiết kế 80 km/giờ.
PHAN CƯỜNG
TP.HCM chuẩn bị nhân lực cho đề án
đô thị thông minh
Văn phòng UBND TP.HCM vừa cho hay UBND
TP vừa giao các sở, ban, ngành và UBND các quận,
huyện tập trung thực hiện kế hoạch triển khai đề án đô
thị thông minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
gắn với phương án chuẩn bị nguồn nhân lực, phương
thức tài chính và phương thức đầu tư.
Theo đó, Sở TT&TT được giao xây dựng khung
kiến trúc chung để hướng dẫn các quận triển khai đề
án đến các phường trong năm 2019. Đồng thời xây
dựng quy chế tích hợp và vận hành kho dữ liệu dùng
chung và hệ sinh thái mở, Trung tâm điều hành đô thị
thông minh, Trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo
kinh tế-xã hội; xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực
cho đô thị thông minh giai đoạn 2019-2025. Bên cạnh
đó, tổ chức tập huấn cho nguồn nhân lực thực hiện đề
án cũng như hướng dẫn người dân tham gia ứng dụng
dịch vụ thông minh.
Để sớm hoàn thành đề án, UBND TP cũng yêu cầu tất
cả quận/huyện, sở/ngành đẩy mạnh ứng dụng giải pháp
công nghệ trong quản lý, điều hành kinh tế-xã hội và các
chủ trương TP đã giao, như triển khai mô hình “phòng
họp không giấy” và ứng dụng “giao việc tức thời - nhắc
việc thông minh”, app tiếp thu góp ý của người dân...
Trước đó, hồi giữa tháng 5-2019, UBND
TP.HCM đã tổ chức hội nghị công bố kết quả triển
khai giai đoạn 1 các trung tâm thuộc đề án “Xây dựng
TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-
2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
KIÊN CƯỜNG
Chỉ riêng năm 2018
đoạn đường Mai Chí
Thọ đã có tám người
chết vì tai nạn giao
thông, đây là một con
số rất lớn trong một
đoạn đường ngắn.
Theo ông Đào Văn Tấn, sắp tới trung tâm sẽ
tổ chức một số phương án tổ chức nhằm đảm
bảo an toàn giao thông trên đườngMai ChíThọ,
Võ Văn Kiệt…
Cụ thể, tăng cường sơn vạch giảm tốc trên
đườngbộ trên tuyếnđườngMai ChíThọ (đoạn từ
nút giao C6 đến nút giao Cát Lái) theo hai chiều
lưu thông, tập trung cách các giao lộ khoảng 20
m, khoảng cách bố trí cách nhau 400-500m, lắp
đặt biển cảnh báo trước khi đến khu vực trường
học, sơn đảm bảo giao thông.
Bên cạnh đó sẽ thay thế hơn 100 cọc tiêu;
thay thế hơn 100 màng phản quang mới trên
trụ tay vươn, giá long môn; bổ sung 18 biển
báo tuyên tuyền có nội dung thông tin số liệu
tai nạn giao thông, tuyến đường hay xảy ra tai
nạn giao thông.
Đặc biệt, trung tâm còn triển khai lắp đặt hộ
lan bánh xoay. Trong đó, tuyến đường Mai Chí
Thọ triển khai hai vị trí gồm: Khoảng mở tách
nhập dòng giữa làn ô tô và làn xe hỗn hợp tiếp
giáp cuối đườngMai Chí Thọ với đầu đường S1;
đầu đảo ao sen giữa đường hướng lên cầu vượt
B - Cát Lái và đường S1.
Lắp đặt, bổ sung nhiều biển báo
Trung tâmđiều hành của đô thị thôngminh được đặt
tại UBNDTP. Ảnh: LÊ THOA
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook