156-2019 - page 16

16
• Pakistan:
Sáng 11-7, một tàu chở khách đã đâm
vào tàu chở hàng ở khu vực Sadiqabad Tehsil khiến ít
nhất 11 người thiệt mạng và 67 người bị thương, trong
đó có 11 trẻ nhỏ. Tàu chở khách được cho là đã đi
sai đường ray khi gần về ga và lao vào tàu hàng đang
dừng. Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rasheed
Ahmed nhận định vụ tai nạn là do hành vi thiếu trách
nhiệm và nhà chức trách đã mở cuộc điều tra, theo hãng
tin
Sputnik
.
• Nga:
Theo hãng tin
Reuters
hôm 11-7, nhà máy
điện TETs-27 ở thị trấn Mytishchi của Nga bất ngờ bốc
cháy dữ dội. Sở Tình trạng khẩn cấp Moscow cho hay
lửa bùng lên từ một trạm bơm khí cao áp trong khuôn
viên nhà máy điện và có thể lan sang nhà xưởng gần
đó. Nhân chứng cho biết ngọn lửa cao khoảng 50 m
nhấn chìm cả khu vực nhà máy. Ít nhất tám người đã bị
thương. Lực lượng cứu hỏa đang trên đường đến hiện
trường.
• Anh:
Tờ
The Daily Telegraph
hôm 10-7 tiết lộ tàu
sân bay HMS Queen Elizabeth chủ lực của hải quân
Hoàng gia Anh đã phải trở lại cảng sớm hơn dự kiến
khi đang được vận hành thử nghiệm trên biển do bị rò
rỉ nước. Ít nhất 200 tấn nước biển ồ ạt tràn vào khoang
tàu vì một đường ống cao áp bị vỡ. Sự cố làm ba thủy
thủ suýt chết đuối và làm hư hỏng nhiều thiết bị trên
tàu. Nguyên nhân sự cố đang được điều tra. Theo
The
Daily Telegraph
, mặc dù lượng nước này không đủ để
gây quá nhiều thiệt hại cho con tàu, con tàu bị rò chỗ
nào mới là việc đáng lưu tâm. Nếu khu vực bị tràn nước
là ở rìa tàu sẽ khiến HMS Queen Elizabeth mất trọng
tâm và bị lệch, gây ra nhiều vấn đề hơn nữa.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu 12-7-2019
Căng thẳng Mỹ-Iran: Một sợi dây
hai đầu cùng kéo
Căng thẳng giữaMỹ và Iran chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cảWashington và Tehran đềumuốn “làm căng”.
Theo các chuyên gia, một thỏa thuận chấmdứt xung đột sẽ không thể xảy ra chừng nào các bên vẫn không
chịu xuống thang và nhượng bộ.
KIMNGUYÊN
T
rang tin
The Atlantic
hôm 10-7 cho biết Iran
đang dần vượt qua giới
hạn làm giàu uranium trong
thỏa thuận hạt nhân ký kết
vào năm2015 (JCPOA). Hiện
tại Tehran đã làm giàu vượt
quá 300 kg uranium, vượt
3,67% giới hạn được cho
phép. Cùng với đó, Iran đã
bắt đầu cài đặt các máy ly
tâm tiên tiến hoặc bắt đầu
đưa vào hoạt động hơn 5.061
máy ly tâm cũ.
Áp lực từ cả hai phía
Theo cựu trợ lý cấp cao
về các vấn đề Trung Đông
Dennis Ross, nền công nghiệp
dầu của Iran đã chịu thiệt hại
nặng nề sau khi chính quyền
Tổng thống Donald Trump
tái kích hoạt trừng phạt bất
kỳ quốc gia nào mua dầu của
Iran hồi tháng 4-2019. Xuất
khẩu dầu của nước này lập
tức giảmmạnh từ khoảngmột
triệu thùng mỗi ngày xuống
còn khoảng 300.000 thùng.
Việc mất nguồn doanh thu
từ dầu cộng thêm hiệu ứng
từ các lệnh trừng phạt trước
đó của Mỹ đã đặt kinh tế Iran
vào thế khó.
Chính sự kiện này là “giọt
nước tràn ly” khiến Tehran
đi đến quyết định rằng nước
này không thể chịu mãi sức
ép của Mỹ mà không có hành
động đáp trả. Hôm 29-5, Đại
giáo chủ Iran Ali Khamenei
cáo buộc Washington đang
cố tình tạo sức ép nhằm buộc
nước Cộng hòa Hồi giáo này
quay lại bàn đàm phán ở vị
trí bất lợi. Ông khẳng định
rằng Iran sẽ không để điều
đó xảy ra.
Theo ông Ross, chiến lược
trả đũa của Tehran chủ yếu
nhắm vào uy tín cá nhân của
Tổng thống Donald Trump.
Bằng việc nhấn mạnh sự bất
lực của ông khi không thể
ngăn cản các hành động của
Iran, nước này sẽ gây được
áp lực cần thiết. Ngoài ra,
việc sử dụng các tổ chức vũ
trang do Iran hậu thuẫn tấn
công vào các nước đồngminh
của Mỹ trong khu vực cũng
là một phần của chiến lược
này. Các vụ tấn công bằng
thiết bị bay không người lái
của lực lượng Houthi nhằm
vào các sân bay SaudiArabia
trong năm 2019 là ví dụ điển
hình cho toan tính của Iran.
Cựu trợ lý cấp cao Dennis
Ross cho rằng chính quyền
Trump cho đến nay vẫn chưa
có một đối sách thực sự nào
trước sức ép của Iran. Trước
đó, ông Trump đã bày tỏ quan
điểm của mình về giải quyết
căng thẳng. Theo đó, ông chỉ
cần Tehran không phát triển
vũ khí hạt nhân, không làm
giàu uranium thêm 10-15
năm nữa, đến năm 2040
hoặc 2045.
Tuynhiên, chắc chắnTehran
sẽ không chịu xuống thangmà
khôngđòi hỏiWashingtonphải
cùng nhượng bộ. Sự nhượng
bộ này nhiều khả năng sẽ xoay
quanh việc chấm dứt không
chỉ các lệnh trừng phạt nhằm
hạn chế hoạt động hạt nhân
của Iranmà còn các lệnh trừng
phạt kinh tế khác. Hiện tại
Iran dường như muốn “làm
căng” với Mỹ, trừ khi giới
lãnh đạo Tehran lo ngại Mỹ
sẽ thực sự phát động chiến
tranh hoặc gây thêm áp lực
kinh tế.
“Mỗi bên dường như đều
giả định rằng việc gia tăng sức
MỹvàIranđềumuốn“làmcăng”đểbuộcphíađốiphươngnhânnhượng.Ảnh:AL JAZEERA
Các diễn biến mới nhất trong
căng thẳng Mỹ-Iran
4-7: Tàu chở dầu MT Grace 1 bị Anh bắt giữ khi đang chở
dầu từ Iran đến Syria.
7-7: Tổng thống Hassan Rouhani gọi lệnh trừng phạt Iran
của Mỹ là “hành động khủng bố” và là chiến tranh kinh tế
diện rộng.Trong khi đó, Mỹ đã triệu tập cơquangiámsát hạt
nhân của Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp sau khi Iran tuyên
bố tăng lượng dự trữ uranium vượt quá giới hạn được đặt
ra trong JCPOA.
9-7: Máy bay trinh sát RC-135S Cobra Bal của không quân
Mỹ được triển khai đến vịnh Ba Tư. Cùng lúc đó, tàu chở
dầu điều hành bởi tập đoàn dầu khí BP (Anh) phải neo lại
vịnh Ba Tư vì sợ Iran trả đũa vụ bắt giữ tàu chở dầu Grace 1.
10-7: Năm xuồng vũ trang Iran vây ráp tàu dầu Anh ở eo
biểnHormuz. Đáp lại, tàuHMSMontrose của Anh chĩa khẩu
pháo 30 mm trên boong về phía các xuồng Iran và đưa ra
cảnh báo qua radio khiến các xuồng Iran rời đi.
Iran từ lâu đã bí mật làm
giàu uranium, vi phạm hoàn
toàn thỏa thuận trị giá 150 tỉ
USD tồi tệ của John Kerry và
chính quyền Obama. Hãy nhớ
rằng thỏa thuận đó sẽ hết hạn
trong một thời gian ngắn. Các
lệnh trừng phạt sẽ sớm được
gia tăng đáng kể!
Tổng thống
Donald Trump
viết trên Twitter hôm 10-7
Tiêu điểm
Quyết định của
chính quyền ông
Trump chấm dứt
các miễn trừ cho
phép tám quốc gia
tiếp tục mua dầu
của Iran vào cuối
tháng 4 đã đưa Iran
vào thế bị động.
70
quan chức đứng đầu chính quyền các quận tại tám khu
vực của Ukraine mới đây đã bị tân Tổng thống Volodymyr
Zelensky sa thải đồng loạt, đài
112
(Ukraine) hôm 10-7 đưa
tin. Lý domiễn nhiệmnhững người này được ông Zelensky
đưa ra là nhiệmkỳ của cựu tổng thống Petro Poroshenko đã
kết thúc.Trong các vùng chịu ảnh hưởng, khu vựcVinnytsia
có đến 10 chủ tịch của chính quyền cấp quận bị cách chức.
Trước đó, Quốc hội Ukraine hôm 6-6 đã từ chối bãi nhiệm
Bộ trưởngNgoại giao Pavlo Klimkin, Bộ trưởngQuốc phòng
Stepan Poltorak theo đề nghị của ông Zelensky. Sau đó, ông
ông Zelensky đã một lần nữa đề nghị Quốc hội Ukraine sa
thải Klimkin và bổ nhiệmmột người khác do ông đề cử vào
vị trí bộ trưởng Ngoại giao Ukraine.
V.CƯỜNG
ép sẽ buộc bên còn lại phải
nhân nhượng. Tuy nhiên, chỉ
cần một tính toán sai lầm thì
một cuộc xung đột không ai
mong muốn sẽ nổ ra” - ông
Dennis Ross nhận định.
Ông Ross cũng lưu ý thêm
rằng giới lãnh đạo cấp cao
của Iran đã nhiều lần cho biết
họ sẵn sàng tôn trọng JCPOA
chỉ khi Mỹ chịu đàm phán
hoặc khi họ nhận được các
lợi ích kinh tế từ các nước
châu Âu.
Châu Âu là chìa khóa
hòa giải?
Mới đây, Tổng thống Iran
Hassan Rouhani đã đồng
ý xem xét lời kêu gọi đàm
phán của Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron. Hướng
tiếp cận khả dĩ cho EU hiện
tại, theo ông Dennis Ross, là
trở thành bên trung gian hòa
giải Iran và Mỹ. Cụ thể, khối
này có thể thuyết phục Iran
quay lại JCPOA nhằm giảm
leo thang trong khu vực, song
song với đó là kêu gọi chính
quyềnTrump tái thiết lập lệnh
miễn trừ cho các nước mua
dầu từ Iran.
Ở viễn cảnh thực tế nhất,
Iran sẽ đồng ý gia hạn các giới
hạn làm giàu uranium trong
10-15 năm nữa. Bên cạnh
đó, Tehran nhiều khả năng sẽ
đồng ý hạn chế thêm tên lửa
và cơ sở quân sự ở Syria và
Lebanon. Điều này sẽ giảm
thiểu khả năng nổ ra xung đột
giữa Iran và Israel. Đổi lại,
Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh trừng phạt
và cho phép các công ty Mỹ
và quốc tế hoạt động ở Iran.
“Thỏa thuận này sẽ không
cung cấp mọi thứ mà cả hai
bên muốn nhưng sẽ mang lại
nhiều thứ hơn mỗi bên thay
cho sự bế tắc ở hiện tại” - cựu
trợ lý cấp cao về các vấn đề
Trung Đông Dennis Ross
chia sẻ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook