157-2019 - page 3

3
thật trên địa bàn quận. Một số doanh nghiệp tự ý vẽ quy
hoạch, vẽ dự án rồi công bố với giá rất rẻ. Nhiều người
dân có nhu cầu về nhà ở thấy rẻ nên mua nhưng cũng có
những người vì lợi nhuận nên cũng đã đăng ký mua mà
không kiểm tra tình trạng pháp lý.
Ông Thinh thông tin trên địa bàn quận có tới 10 dự án
ma tương tự như dự án KDC Triều An. Quận Bình Tân đã
cắm biển cảnh báo để người dân không bị mắc lừa. “Tuy
nhiên, có cả những trường hợp các đối tượng đã tìm cách
xịt sơn hoặc tháo luôn biển cảnh báo. Quận đã phải lắp
camera để quản lý” - ông Thinh nêu.
Cùng với đó, quận Bình Tân cũng đã báo cáo UBND TP
và kiến nghị Công an TP điều tra, xử lý các công ty được
cấp giấy phép kinh doanh mà công khai vẽ dự án ảo lừa
đảo người dân.
“Không thể chấp nhận những nơi được cấp giấy phép
kinh doanh để công khai trên mạng lừa đảo người dân” -
ông Thinh nói.
Tương tự, tại địa bàn huyện Hóc Môn, ông Dương
Hồng Thắng, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cũng
thông tin huyện đã tiếp nhận các thông tin về dự án ma
trên địa bàn.
“Huyện đã xác minh được khoảng 100 trường hợp
người dân bị mắc lừa và đã đề nghị công an khởi tố vụ án”
- ông Thắng cho hay.
VIỆT HOA - TÁ LÂM
khóa IX
-
ThứBảy13-7-2019
tình hình và có giải pháp ngăn
chặn. Ví dụ, quảng cáo cho
vay thì tìm hiểu mối liên hệ
giữa các tổ chức cho vay và
các đối tượng đòi nợ thuê để
ngăn chặn chứ không chờ các
đối tượng hành động mới
ngăn chặn” - ông Phong nói.
Trung tướng Lê Đông
Phong cho biết sáu tháng
đầu năm các vụ liên quan
đến tín dụng đen giảm 20%.
Đối với các hành vi vi phạm
như tạt chất bẩn, la ó cũng
giảm hơn 22%. Đã xử lý
được một số vụ hình sự và
tình hình đã đỡ phức tạp hơn
so với năm 2018.
Ông kiến nghị Bộ Công an
kiến nghị Chính phủ và cơ
quan chức năng quản lý các
công ty đòi nợ thuê; TP.HCM
có kiến nghị chính thức với
dịch vụ đòi nợ thuê và thực
hiện đồng bộ các giải pháp
ngăn chặn tình trạng này.
Về tình trạng trẻ em bị xâm
hại, đại biểu Thi Thị Tuyết
Nhung cho hay TP.HCM
có khoảng 2,1 triệu trẻ em
dưới 16 tuổi. Trong đó có
tới 400.000 em theo người
thân, gia đình công nhân lao
động đến TP sinh sống và
làm việc. “Trẻ em là tương
lai của gia đình, xã hội và
đất nước. Chính quyền địa
phương các cấp phải thực sự
quan tâm vấn đề này. Phải
vào cuộc một cách đồng bộ,
xây dựng quy trình xử lý và
có kế hoạch tuyên truyền sâu
rộng đến từng người để nâng
cao trách nhiệm trong việc
bảo vệ trẻ em” - bà Nhung
nói và đề nghị các cơ quan
chức năng thông tin về các
giải pháp bảo vệ việc trẻ em
bị xâm hại.
Về vấn đề trên, Trung tướng
Lê Đông Phong nhìn nhận
tình trạng trẻ em bị xâm hại
tình dục thời gian qua đã gây
bức xúc cho xã hội. “Trong
sáu tháng đầu năm, TP.HCM
ghi nhận 87 vụ xâm hại trẻ
em, trong đó có hơn 86% là
xâm hại tình dục” - ông nói.
Từ đó Trung tướng Lê
Đông Phong cho biết Công
an TP.HCM đã chỉ đạo các
lực lượng, đặc biệt là ở cơ sở
tăng cường quản lý tại chỗ
và tuyên truyền trong cộng
đồng để người dân nhận thức
và có cách phòng ngừa tốt
hơn đối với tội phạm xâm
hại trẻ em.
“Công an các quận, huyện
cũng phải nắm danh sách các
đối tượng có nguy cơ thực
hiện hành vi xâm hại tình
dục trẻ em để có biện pháp
răn đe, ngăn chặn” - ông
Phong nói.
Để ngăn ngừa tội phạm
này hiệu quả hơn, Trung
tướng Lê Đông Phong cho
biết bên cạnh biện pháp của
ngành công an, các cơ quan
liên quan cũng phải tăng
cường các biện pháp giáo
dục, quản lý từ trong cộng
đồng. Khi xảy ra các vụ xâm
hại trẻ em thì gia đình nên
sớm báo cho lực lượng chức
năng vào cuộc ngay từ đầu
thì hiệu quả công tác điều
tra, xử lý tốt hơn.•
T.LÂM-V.HOA
S
áng 12-7, thảo luận
tại hội trường về tình
hình kinh tế-xã hội sáu
tháng đầu năm và giải pháp
những tháng cuối năm, các
đại biểu HĐND TP.HCM đề
cập nạn tín dụng đen, trẻ em
bị xâm hại…
Đề cập vấn đề tín dụng
đen, đại biểu Nguyễn Thị
Tố Trâm cho rằng hiện nay
các thành phần xã hội đen
núp bóng doanh nghiệp để
đòi nợ thuê đang diễn biến
phức tạp, tờ quảng cáo cho
vay nơi công cộng cũng đang
rộ lên nhưng hiện nay vẫn
chưa có hướng xử lý cụ thể.
Đại biểu Tăng Hữu Phong
cũng cho rằng đây là một
vấn đề rất đáng quan tâm.
Ông cho là thời điểm này tín
dụng đen bớt gay gắt nhưng
giờ vẫn còn tình trạng đòi
nợ theo kiểu xã hội đen như
tạt chất bẩn, đe dọa… tạo ra
bức xúc lớn trong dân, đồng
thời có nguy cơ gây ra các
điểm nóng về an ninh trật tự.
Từ đó ông đề nghị Công
an TP.HCM thông tin đầy
đủ hơn về những kết quả
đã làm trong sáu tháng đầu
năm, những giải pháp để
kiểm soát và kéo giảm tình
trạng này.
Trả lời các đại biểu, Trung
tướng Lê Đông Phong, Giám
đốc Công an TP.HCM, cho
hay công an đã có kế hoạch
chuyên đề về triệt phá hoạt
động tín dụng đen, phân
công trách nhiệm cho các bộ
phận chức năng và có hướng
dẫn cụ thể trong việc xử lý
hình sự, các yếu tố định tội,
định khung và cả xử lý hành
chính nếu không xử lý hình
sự được.
“Bất cứ dấu hiệu nào có
liên quan cũng tập trung nắm
TP.HCM có kiến
nghị chính thức với
dịch vụ đòi nợ thuê
và thực hiện đồng
bộ các giải pháp
ngăn chặn tình
trạng này.
Giámđốc Công an TP.HCMLêĐông Phong phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tín dụng đen ở TP.HCM
đã giảm
Công an lập danh sách những người có nguy cơ thực hiện hành vi
xâmhại tình dục trẻ emđể có biện pháp răn đe, ngăn chặn.
ĐồngNai: Tội phạm
ma túy, xãhội đen
diễnbiếnphức tạp
Ngày 12-7, kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Đồng Nai
khóa IX tiếp tục với phiên chất vấn và trả lời chất
vấn với nhiều nội dung được cử tri và nhân dân
quan tâm.
Giải trình tại kỳ họp, ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết tình hình tội
phạm ở địa phương diễn biến phức tạp, có xu hướng
gia tăng, trong đó có tội phạm ma túy, băng nhóm,
xâm hại tình dục trẻ em.
Trong thời gian qua, công an tỉnh đã thực hiện
triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống
tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy và băng nhóm
xã hội đen. Đồng thời, mở hàng loạt chiến dịch
kiểm tra các vũ trường, các quán bar trá hình, các
quán karaoke. Tuy nhiên, các băng nhóm xã hội đen
hoạt động ngày
càng tinh vi, dẫn
đến tình hình an
ninh còn phức tạp.
Do đó trong
thời gian tới,
UBND tỉnh Đồng
Nai tiếp tục chỉ
đạo các công tác
tuyên truyền phổ
biến pháp luật,
tránh tình trạng
xâm phạm trẻ em
như hiện nay; nắm
tình hình, quản
lý địa bàn đối với
các đối tượng có
tiền án, tiền sự,
đối tượng có nguy
cơ gây án…
Đại biểu Dương
Hòa Hiệp, đơn
vị huyện Thống
Nhất, hỏi về
nguyên nhân,
trách nhiệm và
giải pháp nâng
cao hiệu quả công
tác phòng, chống
tội phạm ma túy.
Đại tá Huỳnh
Tiến Mạnh, Giám
đốc Công an tỉnh,
cho biết trong sáu
tháng đầu năm,
Công an tỉnh đã
phát hiện, bắt giữ,
xử lý 240 vụ với
1.012 đối tượng
mua bán, tàng trữ,
sử dụng trái phép
chất ma túy.
Số vụ phát hiện
nói trên tuy có
thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng tính chất, quy
mô hoạt động của đối tượng nghiêm trọng, rộng lớn
hơn, tình hình giới trẻ sử dụng ma túy đá có chiều
hướng gia tăng. Công tác cai nghiện, quản lý sau
cai nghiện hiệu quả còn thấp, tỉ lệ người nghiện tái
nghiện cao.
“Nguyên nhân của tình trạng buôn bán và sử
dụng ma túy phức tạp là do sự xuất hiện ngày càng
nhiều loại chất gây nghiện mới nhưng luật pháp
chưa có quy định xử lý. Thủ đoạn hoạt động của tội
phạm ma túy ngày càng tinh vi, phạm vi hoạt động
phạm tội ngày càng rộng” - Đại tá Huỳnh Tiến
Mạnh cho biết.
Đề cập đến giải pháp cho tình hình mua bán và sử
dụng ma túy, quản lý người nghiện, Đại tá Huỳnh
Tiến Mạnh cho rằng trước hết đẩy mạnh công tác
phòng, chống ma túy, nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng,
chống ma túy, nhất là ở các địa bàn trọng điểm.
VŨ HỘI
Vĩnh Long: Đại biểu
lo ngại vấn nạn sa tặc
Cùng ngày, kỳ họp thứ 12
HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa IX,
nhiệmkỳ 2016-2021 bước vào
ngàyhọp thứhai.Tại phiênchất
vấn, các đại biểu có nhiều câu
hỏi đặt ra liên quan đến tình
trạngkhaitháccát,ônhiễmmôi
trường và giảm rác thải nhựa.
Thông tin về tình hình khai
thác cát sông trái phép sau đó,
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Vĩnh
Long Nguyễn Văn Hiếu cho
biết trong sáu tháng đầu năm,
cấp tỉnh và huyện đã tiến hành
kiểmtra tổng cộng là 269 cuộc
và phát hiện 231 trường hợp vi
phạm, xử phạt tổng cộng hơn
2,4tỉđồng.TheoôngHiếu,trộm
cát không chỉ là vấn nạn gây
bức xúc nhân dân trong tỉnh
mà còn cả các tỉnh, thành khu
vực ĐBSCL và cả nước. Về giải
pháp, Sở thammưuUBND tỉnh
ban hành chỉ thị tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, xử
lý vi phạm trong hoạt động
khai thác cát sông, trong đó
giao trách nhiệm cụ thể cho
sở, ngành và chính quyền địa
phương, cụ thể là Sở TN&MT,
công an tỉnh và chủ tịch các
địa phương. Đồng thời, Sở kiến
nghị tỉnh gửi Bộ TN&MT trình
Chính phủ tăng hình thức xử
phạt hành chính đối với việc
khai thác cát sông trái phép.
“Thờigiantới,Sởsẽtiếptụcphối
hợp với các ngành, địa phương
tăng cường kiểm tra, xử lý và
tuyên truyền người dân”- ông
nói thêm...
HẢI DƯƠNG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook