157-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy13-7-2019
HOÀNGYẾN
V
ợ chồng ông T. và bà P. đến
với nhau bằng sự cảm thông
và thấu hiểu khi cả hai đều đã
trải qua nỗi đau đổ vỡ hôn nhân lần
thứ nhất. Tuy bà P. không có khả
năng sinh con nhưng hai người đã
có khoảng thời gian dài chung sống
hạnh phúc. Hai con riêng của người
chồng được bà P. yêu thương, chăm
sóc như con ruột, đến nay đều đã
khôn lớn, trưởng thành và là niềm
tự hào của gia đình.
Từ chuyện không thể
sinh con
Nhưng sau 12 năm chia ngọt sẻ
bùi, khi con cái đều đã tự lo được
cho bản thân, những tưởng tình già
càng thêm thắm thiết thì bà P. lại
kéo chồng ra TANDTP.HCM, nằng
nặc đòi ly hôn.
Không ai hiểu được vì điều gì mà
hai con người đã từng yêu thương
nhau thắmthiết giờđây lại khôngngần
ngại tố cáo nhau trước tòa từ những
điều nhỏ nhặt nhất. Họ tranh giành
nhau quyết liệt từng món đồ trong
nhà, từng đồng tiền gửi tiết kiệm,
không ai chịu nhường ai một phân.
Tại phiên tòa hôm ấy, bà P. không
ngừng khóc lóc vì thường xuyên bị
chồng chửi bới, xúc phạm. “Ông
ta luôn đem chuyện tôi không thể
sinh nở ra để chì chiết, xúc phạm.
Nhiều lần ông ta dọa đánh khiến
tôi phải trốn sang nhà họ hàng lánh
mấy ngày. Hàng xóm cũng đã quá
quen với cảnh cãi vã của vợ chồng
tôi. Giờ đây, ông ấy không còn là
người đàn ông chia ngọt sẻ bùi với
tôi nữa” - bà P. vừa khóc vừa kể.
Ngược lại, ông T. cho rằng mình
luôn bị vợ coi thường, xem như kẻ
ăn bám trong nhà vì nghỉ hưu sớm,
không kiếm được tiền. Ông T. còn
khẳng định bà P. có người đàn ông
khác nên mới tìm cớ ly thân để dọn
ra ngoài với tình nhân. Hai bên
không tiếc lời tố cáo, mạt sát nhau
trước tòa.
Thế rồi cuộc khẩu chiến của vợ
chồng tuổi xế chiều càng thêm căng
thẳng khi bàn đến vấn đề phân chia
tài sản. Bà P. cho rằng căn nhà là
tài sản riêng vì bà đứng tên giấy tờ
trước hôn nhân. Bà chỉ đồng ý trả
lại phần công sức chồng đóng góp
xây sửa nhà cũ thành căn nhà bốn
tầng như hiện nay.
Trái lại, ông T. cho rằng chi phí
thiết kế, xây dựng căn nhà mới đều
do ông một tay lo liệu. Nếu chia
tay, ông T. yêu cầu vợ phải trả cho
mình số tiền hơn 1,1 tỉ đồng. Cuối
cùng, tòa quyết định cho vợ chồng
ông T. ly hôn, bà P. có trách nhiệm
hoàn trả cho ông T. hơn 400 triệu
đồng, tương đương 60% giá trị căn
nhà (theo định giá).
Kết thúc phiên xử, ông T. bức xúc
cho biết sẽ kháng cáo vì cho rằng
mình phải được hưng 80% giá tri
căn nhà, chứ không phải 60% như
tòa phán quyết.
Đến tranh giành tài sản
Ở một phiên xử khác, vợ chồng
ông H. (68 tuổi) và bà K. (58 tuổi)
cũng đưa nhau ra TAND TP.HCM
ly hôn sau 30 năm tình nghĩa mặn
nồng nhưng không có con.
Ra tòa, ông H. trình bày: “Tôi rất
ngỡ ngàng khi phát hiện tất cả tài
sản mình làm ra đều do vợ giữ và
đứng tên gồm hai căn hộ chung cư
và các khoản tiền tiết kiệm”.
Theo ông, tiền mua nhà có được
Đau lòng ly hôn ở tuổi xế chiều
Quyết định đường ai nấy đi sau nhiều năm chung sống, tình nghĩa vợ chồng trở nên vô nghĩa,
chỉ còn là tranh giành tài sản.
là khoản tiền bồi thường giải tỏa nhà
cũ ông được cấp khi làm cán bộ một
công ty tại TP.HCM và tiền người
anh ở nước ngoài gửi về. Ngoài ra,
ông còn bỏ thêm 300 triệu đồng để
trang trí, sửa sang cho hai căn hộ
thêm khang trang, sáng sủa, một để
ở và một cho thuê.
Hiện chi phí hằng ngày của hai vợ
chồng gói gọn trong khoản lương
hưu của ông (7 triệu đồng) và của
bà (gần 4 triệu đồng). Tiền cho thuê
nhà mỗi tháng được khoảng 10 triệu
đồng gửi tiết kiệm. Tại phiên tòa,
khi nghe vợ khai tài sản chung của
hai người chỉ có một sổ tiết kiệm
trị giá 50 triệu đồng, ông H. chỉ còn
biết lắc đầu cay đắng.
Không những thế, bàK. còn khẳng
định hai căn nhà đều là tài sản riêng
của mình, không liên quan gì đến
chồng. “Chồng tôi làm nhà nước,
lương ba cọc ba đồng, nếu không
phải nhờ tôi tháo vát, buôn bán
kiếm lời thì đến cái nhà e rằng ông
ta cũng chẳng có mà ở” - bà K. nói.
Ông H. thì bức xúc đáp lại: “Bà
thì buôn bán gì? Chỉ làm cái chân
văn thư quèn đến tuổi nghỉ hưu,
thời gian đâu mà kinh doanh,
buôn bán?”.
Nghe chồng nói vậy, bà K. bật
khóc, quay ra trách móc người đàn
ông mà mình suốt mấy mươi năm
đầu ấp tay gối sao có thể thốt ra
những câu vô tình đến vậy.
Phiên tòa dường như chùng hẳn
xuống. Ông H. hạ giọng nhưng nói
trong chua chát: “Tôi bây giờ già
yếu, lại không con cái gì, không
biết trông cậy vào ai, vậy mà bà nỡ
lòng nào cướp hết tài sản, đẩy tôi
ra đường với hai bàn tay trắng. Dù
không còn thương nhau thì bà cũng
nên cám cảnh già cả neo đơn mà
bớt cho tôi một con đường sống”.
Ngay lúc đó, căng thẳng lại bị đẩy
lên cao khi bà K. kiên quyết không
nhượngbộ trước chồng.Nhữngngười
cómặt tại phiên tòa chỉ cònbiết thởdài
ngao ngán, không hiểu tại sao người
ta có thể từ chỗ yêu thương quay sang
tranh giành với nhau như vậy.
Cuối cùng, HĐXX quyết định
chia ông bà mỗi người sở hữu một
căn chung cư và nửa số tiền trong
sổ tiết kiệm 50 triệu đồng.•
Hòa giải thành hơn
83%cácvụviệc lyhôn
Mới đâyTANDTP.HCMđã sơkết
thí điểmvềviệchòagiải, đối thoại
trong giải quyết các tranh chấp
dân sự, khiếu kiện hành chính tại
TAND hai cấpTP.HCM. TP hiện có
10 trung tâm hòa giải, đối thoại
tại TAND hai cấp, đã tiếp nhận
4.869 đơn khởi kiện và hòa giải
thànhhơn2.219 vụviệc, trongđó
các vụ việc hôn nhân gia đình có
tỉ lệ hòa giải thành cao nhất (đạt
tỉ lệ 83,31%).
Hoãn xử vụ hiếp, giết nữ sinh
trường điện ảnh
Ngày 12-7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử
Nguyễn Anh Tú (36 tuổi, trú Hà Nội) về ba tội giết người,
hiếp dâm và cướp tài sản. Tú chính là người sát hại nữ
sinh Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh từng gây chấn động
dư luận từ năm ngoái.
Tuy nhiên, do luật sư bào chữa cho Tú vắng mặt,
HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và sẽ mở lại vào ngày
9-8 tới đây.
Theo cáo trạng, tháng 5-2018, Tú thuê một phòng trọ ở
phố Nguyễn Phúc Lai (quận Đống Đa, Hà Nội). Khoảng
một tuần sau, do phòng chật nên Tú báo với chủ nhà
không có nhu cầu thuê trọ nữa.
Chủ nhà tiếp tục đăng tải thông tin cho thuê phòng
trọ lên mạng Internet, để có người đến thuê sau khi Tú
chuyển đi. Lúc này, chị ĐCT (24 tuổi, sinh viên Trường
ĐH Sân khấu - Điện ảnh) có nhu cầu thuê phòng trọ nên
đã liên hệ với chủ nhà.
Tối 3-6-2018, chị T. hẹn đến xem phòng nhưng chủ nhà
đi vắng nên đã nhờ Tú đón giúp. Lúc này, Tú nảy sinh ý
định nếu khách nữ đến xem phòng thì sẽ thực hiện hành
vi đánh và hiếp dâm. Thực hiện kế hoạch, Tú nhặt một
viên gạch ở đầu ngõ cho vào ba lô rồi đưa chị T. vào xem
phòng. Khi nạn nhân ra đến hành lang, đứng quay lưng lại
chụp ảnh thì Tú liền lấy viên gạch đập vào đầu.
Chị T. kêu cứu, Tú bóp cổ làm cô bất tỉnh rồi kéo vào
phòng trọ. Tại đây, bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm nạn
nhân. Sau đó, nạn nhân hồi tỉnh, Tú lại tiếp tục gây bất
tỉnh và thực hiện hành vi đồi bại. Gây án xong, Tú lấy tài
sản của người bị hại rồi bỏ trốn. Kết luận giám định cho
thấy chị T. tử vong do chấn thương sọ não nặng.
Một ngày sau, Tú đến Công an quận Đống Đa đầu thú.
Bị cáo Tú khai đã tốt nghiệp đại học, từng là thầy giáo
dạy đồ họa.
PHÚC BÌNH
Làm giả quyết định ly hôn,
ra tòa kêu oan
Ngày 12-7, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xử phúc
thẩm Đặng Xuân Khanh, Nguyễn Văn Thủy và Trần
Bình Trọng về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức. HĐXX tuyên y án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk
Nông hai năm sáu tháng tù đối với bị cáo Khanh và bị cáo
Trọng, Thủy mỗi người hai năm tù.
Theo hồ sơ, năm 2007 Khanh kết hôn nhưng không
chung sống với vợ. Đến tháng 2-2012, Khanh vào
TP.HCM để tìm vợ với mục đích làm thủ tục ly hôn
nhưng không thấy.
Tháng 3-2017, Khanh đến Ngân hàng NN&PTNT - Chi
nhánh thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) để hỏi về thủ tục vay
vốn bằng hình thức thế chấp giấy tờ nhà, đất. Ngân hàng
yêu cầu bị cáo bổ sung giấy tờ về tình trạng hôn nhân thì
mới cho vay.
Do không tìm thấy vợ để ly hôn, Khanh đã tìm tới Thủy
và Trọng nhờ làm giả quyết định ly hôn. Sau đó Khanh
dùng quyết định giả này nhờ ủy ban xác nhận tình trạng
hôn nhân là còn độc thân để có thể vay tiền ngân hàng.
Tại tòa, Khanh khẳng định không biết Trọng nhưng
Trọng thừa nhận đã làm giấy tờ giả cho Khanh thông qua
bị cáo Thủy. Nói lời sau cùng, Khanh vẫn kêu oan cho
rằng mình không có tội.
Đại diện VKS cho rằng Khanh biết rõ quyết định ly
hôn mà Trọng làm cho là giả cả về trình tự, thủ tục và
chữ ký vì trên giấy tờ không có chữ ký sống. Sau đó,
Khanh dùng quyết định giả xác nhận hôn nhân để đi vay
vốn ngân hàng. Như vậy, có đủ căn cứ để khẳng định cấp
sơ thẩm xử bị cáo là đúng người, đúng tội, không oan.
Do đó, VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo
kêu oan của Khanh.
MINH VƯƠNG
Người chồng ngỡ ngàng
khi phát hiện tất cả tài
sản mình làm ra đều do
vợ giữ và đứng tên gồm
hai căn hộ chung cư và
các khoản tiền tiết kiệm.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook