160-2019 - page 17

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 17-7-2019
Nỗi buồn điểm liệt môn văn
Môn ngữ văn có điểm trung bình không hề thấp (5,49), luôn được xem làmôn “chống liệt”
nhưng lại làmôn “mưa” điểm liệt, gây bất ngờ cho nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo.
NGUYỄNQUYÊN
S
áng 14-7, Bộ GD&ĐT
công bố điểm thi THPT
quốc gia để làm căn cứ
xét tốt nghiệp và xét tuyển
đại học, cao đẳng năm 2019.
Đáng buồn là trong 3.128
bài thi bị điểm liệt, môn ngữ
văn có số lượng bài thi điểm
liệt cao nhất với 1.265 bài,
chiếm 40%.
Môn “chống liệt”
nhưng lại liệt
nhiều nhất
Theo thống kê của Bộ
GD&ĐT, môn ngữ văn bị
điểm liệt nhiều nhất với 1.265
bài (chiếm 40%); tiếp đến là
tiếngAnh với 630 bài, lịch sử
395 bài, toán 345 bài, hóa học
187 bài, vật lý 150 bài, sinh
học 98 bài, địa lý 47 bài và
thấp nhất là giáo dục công
dân với 11 bài.
Năm 2018, tiếng Anh là
môn có điểm liệt cao nhất
(2.189 bài) thì năm nay đứng
ở vị trí thứ hai với điểm liệt
chỉ còn 630 bài.
Riêng môn ngữ văn, năm
2018 có 783 bài thi bị điểm
liệt thì năm nay tăng hơn 1,6
lần; tăng gấp 2,5 lần (510 bài)
so với năm 2017 và xấp xỉ
năm 2016 (1.285 bài).
Địa phương có điểm liệt
môn ngữ văn nhiều nhất là
Hà Nội (104 bài), tiếp đến là
Sơn La (91 bài), Quảng Ngãi
(90 bài), Đắk Lắk (83 bài),
Gia Lai (78 bài), Lạng Sơn
(53 bài), Hòa Bình (52 bài),
TP.HCM (19 bài)…
Các tỉnh có môn ngữ văn bị
điểm liệt ít nhất là Lai Châu,
LàoCai, NinhThuận.Mỗi tỉnh
chỉ có hai bài thi bị điểm liệt.
Ngữ văn làmôn thi bắt buộc
để xét tốt nghiệp THPT quốc
gia và cũng là môn thi tự luận
duy nhất. Đa số thí sinh đều
đánh giá đề văn không khó,
cấu trúc quen thuộc. Các giáo
viên cũng nhận định đề không
hề đánh đố nhưng điểm thi lại
cho thấy một thực tế khác.
Môn ngữ văn có điểm trung
bình không hề thấp (5,49),
luôn được xem làmôn “chống
liệt” nhưng lại là môn “mưa”
điểm liệt đã gây bất ngờ cho
nhiều người, đặc biệt là các
nhà giáo.
Giáo viên “sốc”
“Với đề thi như vậy, tôi
không hiểu tại sao điểm liệt
mônvăn lại nhiềunhư thế” - cô
NguyễnThị Thu Phương, giáo
viên Trường THPT Nguyễn
Hữu Huân, quận Thủ Đức,
TP.HCM, chua xót.
Cô Phương cho biết trong
đề thi có những câu rất dễ lấy
điểm như câu 1 của phần đọc
hiểu về nhận biết thể thơ, câu
nghị luận xã hội viết về sức
mạnh của ý chí. Thế nhưng
nhiều em vẫn không làm.
“Thí sinh bị điểm liệt đa
phần các em không làm câu
nào trong đề hoặc chép lại
nguyên đề bài rồi bỏ trống.
Trường hợp này có thể rơi
vào thí sinh tự do. Bởi học
sinh khối phổ thông đều đã
quen với cấu trúc đề thi của
bộ. Hơn nữa, trong quá trình
học, các em đã được ôn tập
nhiều nên với đề trên, lấy
điểm trung bình là không quá
khó” - cô Phương nói.
Cùngquanđiểm, côNguyễn
Thị Kiều Oanh, giáo viên
Trường THPT Nguyễn Du,
quận 10, bày tỏ: “Thấy con
số điểm liệt môn văn, tôi hơi
Với mức độ đề văn
như nămnay, để làm
được 1 hay 1,25 điểm
thì cực kỳ đơn giản.
Số lượng bài điểm liệtmôn ngữ văn từ năm2016 đến 2019.
sốc. Vì với đề thi năm nay, thí
sinh dễ dàng lấy được 2 điểm.
Thế nhưng thực tế lại không
phải như thế. Tôi nghĩ những
em bị điểm liệt là những em
có sức học quá yếu hoặc các
em không muốn thi. Nhiều
người cứ nghĩ văn chỉ cần
“chém gió” cũng có điểm
nhưng đó là một suy nghĩ
sai lầm. Dù chém gió nhưng
cũng phải bám sát vào đề, vào
dữ liệu văn học. Nên thực tế
trong quá trình chấm, có em
viết nguyên trang nhưng vẫn
không có điểm nào. Bởi đáp
án của bộ rất rõ ràng, đúng
câu, đúng ý mới chấm được”.
Tương tự, cô LưuMai Tâm,
giáo viênTrườngTHPTTrịnh
Hoài Đức, tỉnh Bình Dương,
chia sẻ những em bị điểm liệt
chính là những thí sinh không
có kỹ năng làm bài.
“Ngay câu đầu tiên, phần
đọc hiểu có những câu hỏi rất
đơn giản để thí sinh lấy điểm
nhưng nhiều em vẫn bị mất
điểm vì không có kỹ năng
nhận diện thể thơ, không có
kỹ năng thông hiểu nội dung
của câu thơ, phân tích tác dụng
của biện pháp tu từ. Tôi thấy
buồn vì điều này” - cô Tâm
phân tích thêm.
Trong khi đó, cô Nguyễn
Thị Hà, giáo viên Trường
THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ
An, khẳng định: “Nguyên
nhân cơ bản dẫn đến điểm
liệt môn ngữ văn phần nhiều
là do ý thức, thái độ học tập
của học sinh”.
Cô Hà cho rằng với mức
độ đề văn như năm nay, để
làm được 1 hay 1,25 điểm
thì cực kỳ đơn giản. Chỉ cần
một vài ý nhỏ đúng, các em
đã có thể có điểm. “Với một
học sinh học 12 năm, những
kiến thức tối thiểu không làm
được, không phải do năng lực
mà chính là thái độ. Các em
chây lười, thụ động, ỷ lại và
chủ quan cho rằng viết kiểu
gì cũng có điểm” - cô Hà
nhấn mạnh.
Cũng theo cô Hà, cũng cần
nhìn nhận việc dạy-học văn
ở bậc phổ thông vẫn nặng
nề kiến thức hàn lâm, tính
ứng dụng thực tiễn không
cao. Cho nên học trò thường
không có hứng thú với môn
học. Vì thế, thiết nghĩ trong
quá trình học, nếu môn văn
gắn bó với thực tiễn nhiều
hơn, gần gũi với đời sống
hơn thì sẽ khiến học trò thích
thú hơn.•
Lớphọc trườnghuyện có2 thủkhoamônvăn
Đào Thị TràGiang
(trái)
vàNguyễn Thị Hồng.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm học 2018-2019, lớp
12A4 Trường THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ An có hai em
học sinh đạt 9,5 điểm môn văn. Đây là hai trong tổng số
17 thí sinh đạt được mức điểm này của cả nước. Đó là các
em Đào Thị Trà Giang và Bùi Thị Mai Sương.
Ngoài hai thủ khoa môn ngữ văn, lớp 12A4 còn có một
em đạt 9,25 điểm, năm em đạt 9 điểm, 20 em đạt 8-8,75
điểm, 28/38 học sinh đạt điểm giỏi. Điểm thi trung bình
môn ngữ văn của lớp 12A4 là 8,38.
Em Đào Thị Trà Giang chia sẻ: “Bài thi THPT quốc
gia là một trong những bài văn mà em tâm đắc nhất. Lần
đầu tiên em viết được 13 trang giấy thi trong 120 phút.
Ra khỏi phòng thi, em nghĩ mình sẽ được khoảng 9 điểm,
không ngờ kết quả lại là 9,5. Em rất hạnh phúc. Với tổng
điểm khối D 24,1, em tin mình sẽ đậu nguyện vọng 1
Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng”.
Chia sẻ bí quyết học văn, Trà Giang nhấn mạnh hai điều:
đọc nhiều, viết nhiều. Có những đề văn em làm xong, nhờ cô
nhận xét rồi về nhà viết lại. Cứ như thế, sức viết tăng lên, vốn
kiến thức đầy đặn và kỹ năng làm bài thuần thục hơn.
Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên chủ nhiệm đồng thời
là giáo viên dạy môn ngữ văn của lớp 12A4, không giấu
nổi niềm vui: “Khi học trò báo lại kết quả thi, tôi vô cùng
hạnh phúc. Bao vất vả, nhọc nhằn suốt ba năm qua dường
như tan biến hết”. Chia sẻ về kinh nghiệm giảng dạy, cô
Nguyễn Thị Hiền chân thành: “Theo tôi, giáo viên cần tạo
động lực cho học sinh phấn đấu. Điều này không thể làm
được trong ngày một ngày hai mà phải là cả quá trình.
Cần nắm vững điểm yếu, điểm mạnh, nguyện vọng của
từng em, rồi giúp các em đặt ra mục tiêu cao nhất cho
mình. Mục tiêu đó được cụ thể hóa cho từng môn học. Chỉ
khi các em nhìn thấy rõ con đường phía trước, giáo viên
mới có thể phát huy được vai trò là người đồng hành, giúp
đỡ các em tháo gỡ các vướng mắc trong học tập”.
Cô Hiền cho rằng hiện nay học trò có thể tự học từ nhiều
kênh khác nhau. Do đó, điều cốt yếu mà các em cần ở thầy
cô chính là rèn luyện kỹ năng. Cô thường hướng dẫn học trò
lên mạng tìm tài liệu, đặc biệt là các đề bài, tự làm rồi sau
đó cô sẽ đọc và sửa bài. Những đề bài hay, bài làm hay được
các em chia sẻ với cả lớp. Nhờ vậy, các em học hỏi được rất
nhiều từ bạn bè. Trong năm học lớp 12, cô dành rất nhiều
thời gian cho việc đọc bài, sửa bài của học trò.
Mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, cô còn
lập các nhóm nhỏ để dạy kèm miễn phí tại nhà. Nhiều em
có hoàn cảnh khó khăn e ngại việc học thêm theo nhóm,
cô đã động viên, thuyết phục các em tham gia. Cô bảo:
“Chỉ cần các em học là cô vui rồi, cô không cần gì hơn
nữa”. Chính tấm lòng và nhiệt huyết của cô đã thôi thúc
Thời điểm phúc khảo bài thi
Theo quy chế, thí sinh bị điểm liệt các bài thi để xét tốt
nghiệp (toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một trong hai bài tổ
hợp khoa học xã hội, khoa học tự nhiên) thì sẽ bị trượt tốt
nghiệp, phải thi lại vào năm sau. Cho nên nếu thấy điểm
có sự chênh lệch quá lớn so với dự đoán của mình, thí sinh
có thể xin phúc khảo bài thi.
Từngày14đến22-7, thí sinhđượcquyềnxinphúc khảobài
thi.Trong thời hạn15ngày kể từngàyhết hạnnhậnđơnphúc
khảo, hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả cho thí sinh.
Thí sinh thamdự kỳ thi THPT quốc gia năm2019. Ảnh: HOÀNGGIANG
các em cố gắng nhiều hơn nữa. Với nhiều em, điểm thi
ngày hôm nay thực sự là lời tri ân ý nghĩa nhất dành tặng
cho cô giáo.
NGUYỄN THU HÀ
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook