160-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư17-7-2019
Tửhình cựu côngan tráo
gần6kgma túy tangvật
Trongmột đêm trực tại cơ quan, Việt đã cạy tủ lấy gói
ma túy đá tang vật và tráo bằng gần 6 kg đường để
thay thế.
Ngày 15-7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm xử các cựu cán bộ công
an, TAND TP Hải Phòng đã tuyên phạt bị cáo Phạm Quốc Việt
(26 tuổi) tử hình, Phạm Đức Công (34 tuổi) 20 năm tù về tội mua
bán trái phép chất ma túy. Cùng vụ án, bị cáo Bùi Thị Quyên
bị xử phạt 15 tháng tù, bị cáo Trần Thị Ngọc Anh bị xử phạt 12
tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.
Theo hồ sơ, bị cáo Phạm Quốc Việt nguyên là trinh sát thuộc
Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hải Phòng, đã trộm
cắp hơn 5,7 kg ma túy đá là tang vật của vụ án. Sau đó Việt giao
cho bị cáo Công, nguyên là cán bộ Công an phường Thượng Lý
(quận Hồng Bàng, Hải Phòng), 500 g ma túy đá để Công mang đi
tiêu thụ.
Cụ thể, tối 8-2-2018, Việt tham gia vụ bắt giữ Bùi Công Danh
(SN 1963, trú phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân) vận
chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 5,85 kg ma túy đá. Sau khi
lấy mẫu đi giám định, còn lại 5,75 kg ma túy đá tang vật được
giao cho Đội 3 Phòng CSĐT tội phạm về ma túy cất giữ trong tủ
sắt ở đơn vị.
Cuối tháng 3-2018, Việt nảy sinh ý định chiếm đoạt số ma
túy tang vật. Trong một đêm trực tại cơ quan, Việt đã cạy tủ lấy
số ma túy đá tang vật và tráo bằng gần 6 kg đường. Lấy được
“hàng”, Việt chia thành nhiều túi nhỏ mang về nhà trọ của bạn gái
là bị cáo Quyên cất giấu. Sau đó, đầu tháng 4-2018, Việt liên hệ
với Công nhờ tìm người tiêu thụ số ma túy đá này. Công nhận lời,
Việt đưa mẫu ma túy để Công giới thiệu cho khách.
Khi có khách cần mua, Công nói với Việt đưa cho Công 500 g
ma túy đá để bán. Rạng sáng 17-4-2018, Công đi xe máy ra bờ
mương khu vực Quán Nam (gần cầu vượt Lạch Tray) nhận 500
g ma túy đá từ Việt rồi trở về một nhà nghỉ gần đó chờ bán cho
khách.
Tuy nhiên, sau đó ít phút, Phòng Cảnh sát hình sự Công an
TP Hải Phòng kiểm tra nhà nghỉ này, bắt quả tang Công cùng số
tang vật là 500 g ma túy đá. Khám xét phòng trọ của bạn gái Việt,
công an thu giữ 13 gói ma túy đá với trọng lượng hơn 5 kg còn
lại. Sau khi bỏ trốn ít hôm, Việt đã ra đầu thú.
Cáo trạng của VKS truy tố Việt và Công tội mua bán trái phép
chất ma túy theo khoản 4 Điều 251 BLHS 2015, có khung hình
phạt tù từ 20 năm đến chung thân hoặc tử hình. Bị cáo Quyên và
Ngọc Anh (bạn gái Công) biết việc Việt và Công giao dịch ma
túy nhưng không trình báo nên bị truy tố về tội không tố giác tội
phạm.
Tại tòa, Việt và các bị cáo Quyên, Ngọc Anh thừa nhận hành vi
của mình, riêng bị cáo Công khai báo quanh co. Luật sư bào chữa
cho Công cho rằng bị cáo không phạm tội mua bán trái phép
chất ma túy mà chỉ là tàng trữ vì chưa có giao dịch mua bán. Tuy
nhiên, HĐXX cho rằng Công nhận ma túy với mục đích mang
bán nên đã phạm vào tội mua bán trái phép chất ma túy.
HĐXX cho rằng bị cáo Việt chiếm đoạt và mua bán trái phép
ma túy, các hành vi này liên quan chặt chẽ với nhau, được quy
định tại hai điều luật khác nhau trong BLHS 2015. Căn cứ theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007, do tội phạm mua bán
trái phép ma túy nặng hơn tội chiếm đoạt nên Việt phải chịu trách
nhiệm về tội này.
Bị cáo Việt khai báo thành khẩn, trước đó có nhiều thành tích
trong công tác, được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên,
do Việt có vai trò cao nhất, cần phải áp dụng hình phạt cao nhất.
Bị cáo Công mặc dù khai báo quanh co nhưng trước đó có nhiều
thành tích trong công tác nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ, vai
trò của bị cáo thấp hơn.
Bị cáo Quyên và bị cáo Ngọc Anh biết rõ việc trao đổi, giao
dịch mua bán ma túy của Việt và Công nhưng không trình báo cơ
quan chức năng nên đã phạm tội như cáo trạng quy kết. Quyên có
vai trò nghiêm trọng hơn, cần phải cách ly khỏi xã hội một thời
gian, Ngọc Anh có vai trò thấp nhất nên cho hưởng án treo.
ĐỖ HOÀNG
Các bị cáo tại tòa (từ trái qua: Ngọc Anh, Việt, Quyên, Công). Ảnh: CT
MINHCHUNG
Ngày 15-7, video clip lan truyền
trên mạng xã hội cho thấy võ sư
Nam Nguyên Khánh bị Tổng đàn
chủ Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt
Nam là Nam Anh Kiệt đánh hội
đồng. Trước đó hai người này có
mâu thuẫn và thách đấu với nhau
trên mạng xã hội, tuy nhiên chưa
thống nhất được ngày giao đấu.
Cố ý gây thương tích?
Theo luật sư (LS) Huỳnh Kim
Ngân, Đoàn LS TP.HCM, trong
clip thể hiện người đàn ông mặc áo
hồng (ông NamAnh Kiệt - NV)đã
cố ý tấn công người mặc áo trắng
(ông Nam Nguyên Khánh - NV)
bằng vũ lực. Đây là hành vi có dấu
hiệu của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo Điều 134 BLHS.
Nếu tỉ lệ tổn hại sức khỏe của bị hại
từ 11% trở lên thì người vi phạm sẽ
bị khởi tố. Nếu xác định được hành
vi tấn công bằng vũ lực xuất phát
từ chuyện nhỏ nhặt, vô cớ... thì có
thể xem đây là hành vi có tính chất
côn đồ. Lúc này, dù tỉ lệ tổn hại
dưới 11% thì vẫn có thể bị khởi tố.
Đồng tình, nguyênPhóViện trưởng
VKSND Cấp cao tại TP.HCM Võ
Văn Thêm cũng cho rằng cần phải
chờ kết quả giám định thương tật
đối với bị hại từ phía cơ quan chức
năng. Ngoài ra cần phải xem phía
bị đánh là võ sư Khánh có đơn yêu
cầu khởi tố hay không để xác định
chính xác có hay không việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người
hành hung ông. Bởi theo Điều 155
BLTTHS thì nếu có dấu hiệu của
tội cố ý gây thương tích ở khoản 1
thì vụ án cũng chỉ được khởi tố khi
có yêu cầu của bị hại.
Có ý kiến cho rằng hành vi trên
còn có dấu hiệu của tội gây rối trật
tự công cộng theo Điều 318 BLHS
nhưng LS Nguyễn Văn Dũ, Đoàn
LS TP.HCM, không đồng tình. Bởi
võ sư Khánh bị tấn công trong nhà
riêng chứ không phải nơi công cộng.
TheoĐiều318BLHS, người vi phạm
phải có hành vi, thái độ coi thường
trật tự, có lời nói thô tục xúc phạm
những người xung quanh ở những
Xử sao nhóm người
đánh hội đồng võ sư?
Hành vi này tùy tính chất, mức độ và hậu quả có thể xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự về tội cố ý
gây thương tích.
Võ sưNamAnh Kiệt
(người ngồi)
là người đánh võ sư Khánh. Ảnh: FBNV
Người phải nhập viện, người mất chức
Trao đổi với báo chí, võ sư Kiệt thừa nhận sự việc nhưng bác bỏ việc
cùng các môn đồ vây đánh hội đồng, mà chỉ là“dạy dỗ”võ sư Khánh. Còn
võ sư Khánh cho biết nhóm người của ông Kiệt kéo đến võ đường của
ông và lao vào đánh ông túi bụi khi ông không có đệ tử nào ở đó. Ông
khẳng định video đã bị cắt ghép để người xem hiểu nhầm là tỉ thí một
đấu một nhưng thực chất là ông bị đánh hội đồng.
Được biết võ sư Khánh bị tổn thương mắt, gãy răng và bầm dập vùng
bụng, phải nhập viện để điều trị. Công an đã liên lạc với võ sư Khánh để
tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Sau vụ việc, võ sư Kiệt đã bị cách chức
tổng đàn chủ Vịnh Xuân Nam Anh.
Theo Điều 155 BLTTHS
thì nếu có dấu hiệu của
tội cố ý gây thương tích
thì vụ án cũng chỉ được
khởi tố khi có yêu cầu
của bị hại.
nơi đông người như chợ, trường học,
công viên, nhà ga, bến xe. Ngoài ra
chỉ có thể xử lý về tội này khi người
đó có hành vi dùng vũ lực để quậy
phá, làm hư hỏng tài sản của Nhà
nước, của công dân ở nơi công cộng
chứ không phải xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng người khác.
Ít nhất cũng bị
phạt hành chính
ThS Nguyễn Nhật Khanh, giảng
viên Trường ĐH Luật TP.HCM,
phân tích: Nếu không thỏa mãn
các điều kiện về tỉ lệ tổn thương
cơ thể gây ra cho nạn nhân cũng
như không thuộc các trường hợp
liệt kê tại khoản 1 Điều 134 BLHS
thì hành vi đánh người này sẽ bị xử
phạt hành chính.
Cụ thể, hành vi đánh nhau hoặc
xúi giục người khác đánh nhau sẽ
bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1
triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều
5 Nghị định167/2013 (xử phạt hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình).
Nếu cơ quan chức năng chứng
minh được có hành vi thuê hoặc
lôi kéo người khác đánh nhau thì
bị phạt 2-3 triệu đồng theo điểm
c khoản 3 Điều 5 Nghị định 167.
Ngoài ra, hành vi đánh người gây
thương tích còn phải bồi thường
thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân
theo quy định về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong BLDS.
Cũng theo ThS Khanh, nếu việc
thách đấu giữa hai võ sư là sự thật
thì phải có sự đồng ý của cơ quan
có thẩm quyền, nếu không xin phép
thì cũng vi phạm hành chính. Cụ
thể, hành vi tổ chức các giải đấu
thể dục thể thao khi chưa báo cáo
hoặc được cơ quan có thẩm quyền
cho phép thì có thể bị phạt 1-3 triệu
đồng, một số vi phạm nặng có thể
bị phạt lên đến 50 triệu đồng theo
Điều 40 Nghị định số 158/2013 (về
xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
và quảng cáo).•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook