160-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 17-7-2019
TÁ LÂM
N
gày16-7,UBNDTP.HCM
và Bộ TT&TT đã tổ
chức sơ kết chương
trình hợp tác phát triển thông
tin và truyền thông giai đoạn
2019-2020.
Muốn đột phá về
công nghệ thông tin
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân đánh giá cao
những kết quả chương trình
hợp tác giữa Bộ TT&TT với
UBNDTP.HCM, trong đó bộ
đã tích cực hỗ trợ choTP.HCM
thời gian qua.
Theo ông Nhân, trong bối
cảnh cả nước đang tập trung,
tạo sự đột phá về công nghệ
thông tin thì TP.HCM rất cần
sự hỗ trợ từ bộ để góp phần
vào sự đột phá chung của cả
nước. “TP đang xây dựng đô
thị thông minh nhằm phát
triển nhanh hơn, bền vững
hơn, nhất là về kinh tế để
người dân được cung cấp
các dịch vụ trong xã hội tốt
hơn...” - ông nói.
Ôngcũngbày tỏmongmuốn
BộTT&TTgiúpTP.HCMxây
dựng đô thị thôngminh, trong
đó có dự báo trong công tác
Từ đó Bí thư Thành ủy đề
nghị UBND TP đặt hàng với
Bộ TT&TT và chọn doanh
nghiệp để xây dựng chiến
lược số hóa từ nay đến năm
2025. “TP cần phối hợp cùng
bộ lên danh mục các lĩnh vực
có thể ưu tiên ứng dụng sớm
AI giúp tăng năng suất lao
động, từ đó có thể đặt hàng
các doanh nghiệp triển khai
thực hiện” - ông Nhân nói.
Sẽ cử nhóm làm việc
chuyên trách ở TP.HCM
Trước các mong muốn của
TP.HCM, Bộ trưởng TT&TT
Nguyễn Mạnh Hùng cho
biết ủng hộ chủ trương của
TP.HCM, trong đó xác định
dùng công nghệ, nhất là công
nghệ mới để thúc đẩy kinh tế
TP phát triển và giải quyết
các bài toán, các vấn đề của
địa phương. “Bộ sẽ cử một
nhóm làm việc chuyên trách
vào TP.HCM” - ông Nguyễn
Mạnh Hùng nói.
Để xây dựng đô thị thông
minh, chính quyền điện tử,
ông Nguyễn Mạnh Hùng
cho rằng TP.HCM cần có kế
hoạch thực hiện mục tiêu tới
năm 2021 hoặc chậm nhất
đến năm 2022, tất cả người
dân TP.HCM phải dùng
smartphone và tất cả hộ gia
đình phải tiếp cận Internet để
chính quyền cung cấp dịch
vụ công tới người dân mọi
lúc, mọi nơi.
Bên cạnh đó, bộ trưởng
cũng đề nghị TP.HCMtới năm
2020 cần phủ sóng 5G được
tới các khu công nghiệp, các
khu nghiên cứu, các trường
đại học... Và chậm nhất đến
năm 2022, TP cần phủ sóng
5G trên toàn địa bàn. “Như
vậy, TP.HCMsẽ tương đương
New York về hạ tầng viễn
thông” - ông Hùng nói.
Bộ trưởng cũng đề nghị
TP.HCMcần đi đầu trong thử
nghiệm tất cả công nghệmới.•
Bộ trưởng TT&TTNguyễnMạnhHùng cùng Bí thưNguyễn ThiệnNhân tại hội nghị. Ảnh: TL
Năm 2022, TP.HCM cần
phủ sóng 5G trên toàn TP
Toàn bộ người dân dùng smartphone, tiếp cận Internet, phủ sóng 5G
sẽ tương đương NewYork về hạ tầng viễn thông.
điều hành để không bị “giật
mình” trước các tình huống
phát sinh trên các lĩnh vực như
kẹt xe, ngập nước, tham gia
hỗ trợ phát triển khu đô thị
sáng tạophía đôngTP.HCM…
Liên quan đến ứng dụng
trí tuệ nhân tạo (AI), ông
Nguyễn Thiện Nhân cho rằng
dù là vấn đề mới mẻ nhưng
TP thấy rằng nếu không khởi
động, bắt nhịp thì sẽ bị lạc
hậu và khi đó việc thực hiện
cuộc cách mạng công nghệ
4.0 cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI) là vấn
đề mới nhưng nếu
không khởi động, bắt
nhịp thì sẽ lạc hậu,
gây khó cho thực
hiện cuộc cách mạng
công nghệ 4.0.
Đềxuất giảmthờigianphát biểucủađại biểuQuốchội
Thủtướng:Cầnkếtnối
toàndiệngiữaTP.HCM
vàĐBSCL
Ngày 16-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự
cuộc làm việc giữa Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại
hội Đảng lần thứ XIII với các địa phương vùng
ĐBSCL và TP.HCM. Thủ tướng đã chỉ đạo nhiều
vấn đề đưa kinh tế-xã hội khu vực xứng tầm với
tiềm năng.
Thủ tướng cho rằng ĐBSCL là vùng đồng bằng
màu mỡ trên thế giới, có các điều kiện tự nhiên,
thổ nhưỡng hết sức thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp chất lượng cao. Tuy nhiên, có một số khó
khăn, thách thức trong quá trình phát triển như
biến đổi khí hậu, hạ tầng không đồng bộ, nguồn
nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, liên kết vùng
còn hạn chế. Đời sống một bộ phận người dân còn
khó khăn.
Thủ tướng nhấn mạnh ĐBSCL cần xác định
được tầm nhìn của toàn vùng đến năm 2045 đặt
trong tầm nhìn và chiến lược chung của cả nước
năm 2045. “Tầm nhìn đó cần hướng đến sự liên
kết toàn vùng ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững,
có bước đột phá một số lĩnh vực, là vùng phát triển
không thua kém bất cứ vùng nào về mọi mặt” -
Thủ tướng nói.
Với tầm nhìn đó, Thủ tướng cho rằng cần khẩn
trương hoàn thành quy hoạch vùng ĐBSCL theo
phương pháp tích hợp đa ngành với tư duy mới,
tầm nhìn mới. Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT
chủ trì triển khai, phối hợp với các địa phương,
bộ, ngành, các chuyên gia tư vấn trong và ngoài
nước, dự kiến giữa năm 2020 trình thông qua.
“Quy hoạch khu vực này gắn với TP.HCM và Cần
Thơ… Đây là quy hoạch quan trọng, chiến lược
quan trọng phải làm trong nhiệm kỳ này, cụ thể
là trong cuối năm 2020 phải xong” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Về cơ chế huy động nguồn lực, ngân sách trung
ương cần bổ sung trên 45.000 tỉ đồng so với giai
đoạn 2016-2020 từ ngân sách nhà nước và ODA,
đồng thời phải làm tốt xã hội hóa nguồn lực.
Chính phủ xây dựng cơ chế điều phối vùng đủ
mạnh, đủ thẩm quyền, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực…
Thủ tướng cho rằng TP.HCM là đối tác phát triển
của ĐBSCL nên cần có sự kết nối toàn diện giữa
TP.HCM và ĐBSCL.
Theo báo cáo của các địa phương, ĐBSCL là
khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực; có năm tỉnh
trong vùng lọt tốp 10 chỉ số PCI của cả nước.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế-xã hội của từng địa
phương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế. ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với nhiều
thách thức, trong đó nghiêm trọng nhất là thách
thức do biến đổi khí hậu: Nước biển dâng, tình
trạng xâm nhập mặn, lở đất, lũ thất thường, quy
hoạch tổng thể vùng không được bảo đảm; đầu
tư dàn trải; nguồn lực bị phân tán, tiềm năng của
cả vùng không được phát huy, hạ tầng giao thông
chưa đồng bộ…
PV
Ngày 16-7, tiếp tục phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8
tới đây. Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho hay kỳ họp
thứ 8 dự kiến khai mạc vào ngày 21-10, bế mạc vào ngày 20-
11 và kỳ họp này sẽ giảm tối đa tài liệu bằng văn bản giấy.
Ông cũng đề nghị giảm hoặc bỏ thảo luận ở tổ do hiệu
quả chưa cao. “Trước mắt, đối với nội dung về kinh tế-xã
hội, ngân sách nhà nước đề nghị không thảo luận ở tổ và
tăng thời gian thảo luận ở hội trường (từ 2,5 lên ba ngày),
đồng thời giảm thời gian phát biểu của đại biểu (ĐB) từ
bảy phút xuống còn năm phút” - ông nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chia sẻ qua
theo dõi năm khóa QH, bà thấy chất lượng thảo luận tổ
có xu hướng đi xuống ở một số đoàn. “Một số đoàn hiện
tượng nghỉ sớm, chất lượng thảo luận không cao” - bà nói
và đề nghị Văn phòng QH không nên ghép quá nhiều nội
dung vào một buổi thảo luận, đồng thời chấn chỉnh không
nghỉ sớm ở thảo luận tổ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý về “căn bệnh
trầm kha” là gửi tài liệu quá muộn cũng như tình trạng
ĐB vắng mặt quá nhiều. “Có đoàn trong một buổi vắng
mặt 13 ĐB theo thông báo, như vậy là không nghiêm túc.
Có những phiên biểu quyết, ĐB vắng 70-80 người là phải
chấn chỉnh” - vẫn lời bà Nga.
Phát biểu sau đó, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
nhận xét kỳ họp thứ 7 vừa qua là kỳ họp nhiều ĐBQH
vắng mặt nhất trong tất cả kỳ họp. “Có đoàn vắng 50%
ĐB, như Hà Nội, TP.HCM. Có đoàn có bảy ĐB thì vắng
bốn, có đoàn năm người thì vắng ba” - bà nói, đồng thời
đề nghị rút kinh nghiệm về việc này.
ĐỨC MINH
Dự kiến Hà Nội thí điểm không tổ chức
HĐND phường từ năm 2021
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Chính phủ,
các cơ quan hữu quan sớm khẳng định việc trình QH xem
xét tại kỳ họp về một số nội dung.
Cụ thể là việc phê chuẩn Hiệp địnhThươngmại tự doViệt
Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tưViệt Nam - EU
(EVIPA); sửa đổi, bổ sung các luật để thực hiện Hiệp định
EVFTA và EVIPA.
Chuẩn bị cho việc thông qua các nghị quyết về: Xử lý nợ
tiền thuế; thí điểm không tổ chức HĐND phường tại TP Hà
Nội để thực hiện từ năm 2021 đến 2026 và một số cơ chế,
chính sách đặc thù cho Hà Nội...
Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM Dương
Anh Đức cho biết một trong những kết quả nổi bật trong
thực hiện chương trình hợp tác là chiến dịch bóc gỡmã độc
khỏi máy tính phát hiện trong giai đoạn 1 đã mang lại hiệu
quả nhất định. Có hơn 510máy tính nhiễmmã độc đã được
bóc gỡ. Riêng trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, hai bên đã
phối hợp tổ chức được nhiều sự kiện quan trọng tạiTP.HCM.
Tuy nhiên, vẫn còn một số công việc chưa có kết quả rõ
nét nhưphối hợp triển khai thửnghiệmcác giải pháp chođô
thị thôngminh, ứng dụng IoT (Internet vạn vật), thử nghiệm
các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ năm (5G)...
Việc ứng dụngAI vào phục vụ quản lý, điều khiển tự động
hóa vào các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, y tế,
giáo dục cũng đã được triển khai trong dự án của các ngành
nghề, lĩnh vực liên quan. Đến năm 2025, các ứng dụng AI
được áp dụng trong tất cả ngành xây dựng, ngân hàng, du
lịch, vận tải, viễn thông...
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...20
Powered by FlippingBook