168-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu26-7-2019
Ông Tô Văn Hùng
khẳng định Công
ty CP MTVN được
góp vốn bằng tài sản
thuộc sở hữu của
mình gắn liền với
đất thuê để thực hiện
liên doanh.
Đà Nẵng thêm 360 tỉ đồng đầu tư
trạm bơm
Ngày 25-7, UBND TP Đà Nẵng ra văn bản đồng
ý chủ trương theo đề nghị của Sở Xây dựng về việc
nâng công suất trạm bơm phòng mặn An Trạch và
tuyến ống nước thô về Nhà máy nước Cầu Đỏ với
tổng kinh phí hơn 360 tỉ đồng.
Theo đó, UBND TP thống nhất xây dựng mới
thêm một trạm bơm phòng mặn An Trạch bên cạnh
trạm hiện trạng, công suất 210.000 m
3
/ngày đêm.
Lãnh đạo TP cũng thống nhất đầu tư thêm một
tuyến ống nước thô D1200 từ trạm bơm phòng
mặn An Trạch về Nhà máy nước Cầu Đỏ, chiều dài
khoảng 7,8 km, đấu nối với tuyến ống Diuke D1200
tại bờ nam sông Cầu Đỏ, hướng tuyến cơ bản theo
tuyến ống hiện trạng. Thời gian hoàn thành vào
tháng 5-2020.
UBND TP Đà Nẵng giao Công ty CP Cấp nước
Đà Nẵng (Dawaco) làm chủ đầu tư để triển khai
công trình từ vốn của Dawaco và vốn vay trong
nước. Trong quá trình triển khai, TP đề nghị Dawaco
phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát kỹ hiện trạng
hạ tầng kỹ thuật dọc theo hướng tuyến đề xuất, xác
định vị trí lắp đặt tuyến ống nước thô cho phù hợp.
Đặc biệt lưu ý đến phạm vi đối với tuyến ống hiện
trạng và hành lang an toàn đường sắt.
Bên cạnh đó, Dawaco phải nghiên cứu áp dụng
khoa học công nghệ mới vào việc đầu tư xây dựng
công trình nhằm đảm bảo an toàn giao thông, hạn
chế ảnh hưởng đến kết cấu các công trình lân cận.
UBND TP cũng giao Sở Xây dựng đề xuất chủ
trương xây dựng mới nhà máy cấp nước tại An
Trạch vào thời điểm thích hợp, trên cơ sở đánh giá
khả năng phát triển đô thị khu vực phía tây nam TP
để lồng ghép vào kế hoạch phát triển hệ thống cấp
nước giai đoạn 2019-2025.
Trước đó, ngày 26-6, Dawaco đã thực hiện đấu
nối phục vụ phát nước vào mạng lưới dự án nâng
công suất Nhà máy nước Cầu Đỏ phân kỳ 1, công
suất 60.000 m
3
/ngày đêm.
TẤN VIỆT
Doanh nghiệp được lấy
đất miễn tiền thuê đi
góp vốn
Hiện TPĐà Nẵng có hai khu đất cho Công ty CPMôi trường Việt Nam thuê
để làmdự án nhàmáy xử lý chất thải rắn tại bãi rác Khánh Sơn.
LÊPHI
S
áng 25-7, ông Tô Văn
Hùng, Giám đốc Sở
TN&MT TP Đà Nẵng,
cho biết sẽ dùng khu đất 9,5
ha đem đi góp vốn thành lập
pháp nhân mới khi xây dựng
nhà máy xử lý chất thải rắn
tại bãi rác Khánh Sơn.
Được miễn tiền thuê
đất 50 năm
Ông Hùng nói hiện TP
có hai khu đất cho Công ty
CP Môi trường Việt Nam
(MTVN) thuê để thực hiện
dự án nhà máy xử lý chất
thải rắn tại bãi rác Khánh
Sơn (phường Hòa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu).
Về khu đất thứ nhất, ngày
13-6-2009, TPban hànhQuyết
định 4447 thu hồi đất, cho
công ty này thuê để đầu tư
xây dựng nhà máy có diện
tích 2 ha, thời hạn sử dụng
đất 50 năm.
Ngày 23-7-2009, TP đã
có công văn về việc thông
báo giá thuê đất. Theo đó,
TP kết luận đồng ý miễn tiền
thuê khu đất 2 ha cho công
ty trên để xây dựng nhà máy
xử lý chất thải rắn.
Ngày20-8-2009,SởTN&MT
(đại diện UBND TP) ký hợp
đồng thuê đất với Công ty
CPMTVN. Ngày 19-2-2013,
TP cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (gọi tắt
là GCN) cho công ty này với
mục đích sử dụng là đất cơ
sở sản xuất, kinh doanh có
nguồn gốc sử dụng là Nhà
nước cho thuê đất và miễn
tiền thuê đất. 
Về khu đất thứ hai, ngày
25-6-2014, TP Đà Nẵng ban
hành quyết định thu hồi đất
cho Công ty CP MTVN thuê
để đầu tư xây dựng nhà máy
xử lý chất thải rắn tại bãi rác
Khánh Sơn (giai đoạn 2) với
diện tích trên 7,5 ha, thời
hạn sử dụng đến năm 2059.
Ngày14-4-2015,SởTN&MT
ký hợp đồng thuê đất với
Công ty CP MTVN. Ngày
11-11-2015, Cục Thuế TP
Đà Nẵng ban hành quyết
định miễn tiền thuê đất cho
công ty này.
Ngày 1-7-2016, TP cấp
Hiện nay bãi rác Khánh Sơn đang là điểmnóng vềmôi trường ở TPĐàNẵng. Ảnh: T.VIỆT
Phải có chứng nhận công nghệ
châu Âu
Trước đó, tại cuộc họp báo của TP Đà Nẵng, ông Hùng cho
biết Khu liên hợp xử lý rác Khánh Sơn sẽ có một nhà máy xử
lý rác công suất 1.000 tấn/ngày đêm, một lò xử lý rác thải y
tế và một nhà máy xử lý phân bùn bể phốt. Ngoài ra còn có
một nhà máy đốt rác phát điện 650 tấn/ngày đêm do Công ty
CP MTVN đề xuất đầu tư, liên danh với Tập đoàn EverBright
International (Hong Kong).
Ông Hùng cam kết về công nghệ xử lý rác đầu tư vào Đà
Nẵng có xuất xứ từ đâu đi nữa thì cũng buộc phải có chứng
nhận là công nghệ châu Âu.
GCN cho công ty với mục
đích làm bãi thải, xử lý chất
thải và nguồn gốc sử dụng
là Nhà nước cho thuê đất trả
tiền hằng năm. 
Được ưu đãi thuộc
lĩnh vực đặc biệt
Dư luận lo ngại về năng
lực tài chính, công nghệ
của Công ty CP MTVN bởi
trước đây công ty này từng
xây dựng nhà máy rác nhưng
hoạt động vẫn gây ô nhiễm,
không hiệu quả và hiện nay
khu bãi rác Khánh Sơn đang
là điểm nóng về môi trường.
Do đó, việc giám sát chặt
chẽ công ty này là việc làm
cần được Đà Nẵng hết sức
quan tâm, đặc biệt là nếu
công ty này lấy đất được
miễn thuế đem đi góp vốn
hình thành pháp nhân mới.
Phân tích về việc góp vốn,
ông Hùng cho hay theo quy
định của Luật Đất đai 2013,
tổ chức kinh tế, tổ chức sự
nghiệp công lập sử dụng đất
thuê trả tiền thuê đất hằng
năm được góp vốn bằng tài
sản thuộc sở hữu của mình
gắn liền với đất thuê. Người
nhận góp vốn bằng tài sản
được Nhà nước tiếp tục cho
thuê đất theo mục đích đã
được xác định.
“Căn cứ quy định trên thì
Công ty CP MTVN được
góp vốn bằng tài sản thuộc
sở hữu của mình gắn liền
với đất thuê để thực hiện
liên doanh” - ông Hùng
khẳng định.
Ngoài ra, Giám đốc Sở
TN&MT TP Đà Nẵng cho
rằng theo Nghị định 19/2015
thì trường hợp xây dựng cơ
sở xử lý chất thải rắn thông
thường tập trung của liên
doanh được hưởng ưu đãi
về tiền thuê đất theo quy
định của pháp luật về đất đai.
Việc ưu đãi này tương tự
như các đối tượng thuộc lĩnh
vực đặc biệt ưu đãi đầu tư
và được Nhà nước hỗ trợ
tiền bồi thường giải phóng
mặt bằng.
“Việc miễn, giảm tiền thuê
đất đối với dự án đầu tư thuộc
danh mục lĩnh vực đặc biệt
ưu đãi đầu tư được quy định
tại Nghị định 46/2014 của
Chính phủ. Ngoài ra, việc
đầu tư xây dựng dự án nhà
máy xử lý chất thải rắn còn
được ưu đãi theo Luật Đầu
tư, Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp… Còn quy định việc
miễn tiền thuê đất thì thuộc
trách nhiệm của cơ quan
thuế” - ông Hùng nói.•
Giải quyết ô nhiễm tại suối Cái,
suối Nhum và rạch Xuân Trường
Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho
hay nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm khu vực
suối Cái, suối Nhum (quận Thủ Đức) và rạch Xuân
Trường (quận 9), UBND TP đã giao Sở TN&MT
tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định
về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất xả
nước thải ra khu vực.
Bên cạnh đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm xả thải ra môi trường; yêu cầu các doanh
nghiệp trên địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức có lưu
lượng nước thải trên 1.000 m
3
/ngày lắp đặt trạm
quan trắc tự động và kết nối dữ liệu quan trắc về
Sở TN&MT. Tiếp tục thực hiện chương trình quan
trắc, giám sát định kỳ chất lượng môi trường nước
mặt khu vực các suối, rạch trên.
UBND quận 9 và quận Thủ Đức cần tăng cường
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trên
địa bàn. Buộc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
đối với các cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt. Vận động người dân không
xả rác, chất thải xuống kênh, rạch; đảm bảo 100%
các hộ dân sống ven kênh, rạch có ký hợp đồng thu
gom rác.
Riêng UBND quận Thủ Đức cần phối hợp với
ĐH Quốc gia TP.HCM kiểm tra hoạt động của các
hộ dân nằm trong khuôn viên ĐH chưa bàn giao
mặt bằng cho trường, giám sát hoạt động chăn
nuôi, sản xuất và tình trạng xả nước thải của các hộ
hoạt động chăn nuôi, sản xuất chưa được xử lý ra
môi trường.
Sở NN&PTNT tổ chức thực hiện việc nạo vét
bùn đất bồi lắng, vớt rác, xử lý lục bình, cỏ dại và
khơi thông dòng chảy đối với tuyến suối Nhum -
suối Cái - rạch Xuân Trường.
Ngoài ra, UBND TP giao Sở GTVT TP chỉ đạo
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP tiếp tục
triển khai thực hiện nạo vét, vớt rác, xử lý lục bình
đối với tuyến rạch Bình Thọ.
NGUYỄN CHÂU
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook