173-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm1-8-2019
NHẪNNAM
N
gày 31-7, TAND quận ÔMôn
(TP Cần Thơ) xử sơ thẩm hai
bị cáo Trần Phát Tài (22 tuổi)
và Dương Thị Hồng Oanh (16 tuổi)
về tội cướp giật tài sản. Trước đó
tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung và
bị cáo Tài không nhận tội. Sau khi
điều tra bổ sung, VKS giữ nguyên
cáo trạng và khẳng định không ép
cung, nhục hình bị cáo.
Tại tòa, bị cáo Oanh thừa nhận
hành vi phạm tội, còn bị cáo Tài
cho rằng có đánh anh Dũng nhưng
không giật đồ. Bị cáo cho rằng lời
khai trong hồ sơ không đúng vì bị
điều tra viên ép phải nhận tội và
“đe dọa bằng lời nói”.
VKS cho rằng dù ra tòa bị cáo
không nhận tội nhưng hồ sơ đã thể
hiện rõ hành vi phạm tội của bị cáo.
VKS đề nghị phạt Tài từ ba năm
sáu tháng đến bốn năm tù, Oanh
từ một đến hai năm tù cùng về tội
cướp giật tài sản.
Tranh luận, luật sư của bị cáo Tài
cho rằng biên bản bắt người phạm
tội quả tang không đúng; đến sáng
hôm sau người bị hại mới giao nộp
tang vật là chiếc ba lô cho công an
là không đúng theo khoản 3 Điều
11 BLTTHS. Dẫn khoản 2 Điều 87
BLTTHS, luật sư nói “những gì có
thật mà không được thu thập theo
trình tự, thủ tục do bộ luật này quy
định thì không có giá trị pháp lý
và không được dùng làm căn cứ
để giải quyết vụ án hình sự”. Từ
đó luật sư cho rằng biên bản phạm
tội quả tang không đúng và tang vật
không thu giữ đúng quy định là vi
phạm tố tụng.
Theo luật sư, các chứng cứ chỉ
chứng minh được Tài có đánh bị
hại, chưa đủ chứng cứ chứng minh
bị cáo phạm tội cướp giật nên đề
nghị tòa áp dụng Điều 13 BLTTHS
suy đoán vô tội cho bị cáo.
Tranh luận lại, VKS cho rằng
biên bản phạm tội quả tang có một
số câu từ chưa đúng nhưng sau khi
trả hồ sơ đã yêu cầu những người
này trình bày lại. Hành vi phạm tội
đã xảy ra, câu từ một số chưa phù
hợp, thời gian trước sau nhưng hành
vi phạm tội là có. Do đó, suy đoán
vô tội trong trường hợp này là bỏ
lọt tội phạm.
Sau khi nghị án, HĐXXnhận định
lời khai của Oanh phù hợp, có đủ
cơ sở xác định hành vi phạm tội của
các bị cáo. Hai bị cáo cùng bàn bạc,
thống nhất với nhau cướp giật tài
sản của người khác nên nhận hình
phạt ngang nhau. Bị cáo Oanh thật
thà khai báo, ăn năn hối cải, phạm
tội chưa đạt, chưa thành niên… Bị
cáo Tài có tình tiết tăng nặng là xúi
giục người dưới 16 tuổi phạm tội.
Từ đó tòa tuyên phạt bị cáo Tài ba
năm sáu tháng tù, Oanh một năm
tù cùng về tội cướp giật tài sản.•
Bị cáo tố bị ép cung
lãnh 42 tháng tù
Bị cáo không nhận tội, tố bị ép cung nhưng VKS và HĐXX vẫn
khẳng định đủ cơ sở buộc tội bị cáo.
Hai bị cáo Tài vàOanh tại tòa ngày 31-7. Ảnh: NHẪNNAM
VKS cho rằng dù ra tòa bị
cáo không nhận tội nhưng
hồ sơ đã thể hiện rõ hành
vi phạm tội của bị cáo.
Thấy có ba lô nên nảy sinh cướp giật
Theo hồ sơ, khoảng 23 giờ ngày 3-12-2018, Oanh chạy xemáy chởTài đi
theo hướng từ quận Ninh Kiều về quận ÔMôn (TP Cần Thơ). Trên đường
đi, thấy anh Ngô Ngọc Dũng đang chạy xemáy cùng chiều, Tài kêu Oanh
chạy vượt lên để nhìn xem có phải người từng mâu thuẫn với mình hay
không. Xác định anh Dũng không phải người mình nghĩ nhưng thấy có
một ba lô nên Tài rủ Oanh cướp giật tài sản.
Đếnđoạnđườngvắng,TàidùngdâythắtlưngđánhvàosauđầuanhDũng
rồi giật lấy ba lô. Xe anhDũng loạng choạng và anh này dùng chân giữ chặt
ba lô nênTài không lấy được. Thấy anh Dũng hô hoán, cả hai bỏ chạy. Công
an truy đuổi bắt được Oanh. Tài chạy thoát nhưng đến hôm sau thì bị bắt.
Cáo trạng kết luận Tài rủ rê, xúi giục Oanh là người chưa thành niên
phạm tội cướp giật tài sản của anh Dũng trị giá 3,8 triệu đồng (laptop
3,6 triệu đồng, ba lô 200.000 đồng).
Vụ cưagỗkhô:Không thể
tùy tiện trongápdụng
pháp luật
Không thể có chuyện cưa gỗ khô thì xử tội này,
cưa gỗ tươi thì xử tội kia.
Mới đây, phát biểu trên báo
Pháp Luật TP.HCM
về vụ năm
công dân vào rừng cưa cây gỗ khô, bị xét xử về tội trộm cắp tài
sản, chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng cho biết: “Sau vụ này,
có thể sẽ đưa vào làm án lệ, ai cưa cây gỗ khô là áp dụng tội
trộm cắp…”.
Từ nhận định trên, người ta có thể tự hỏi
phải chăng theo quan
điểm của tòa này, tội
vi phạm các quy định về khai thác và bảo
vệ rừng
chỉ áp dụng cho các hành vi chặt hạ cây rừng đang sống,
còn đối với cây khô, cây chết thì phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về hành vi trộm cắp tài sản?
Nếu đúng như thế thì quan điểm này đã vi phạm những
nguyên tắc cơ bản về áp dụng pháp luật.
Khi luật không phân biệt thì không suy diễn
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản trong việc giải
thích và áp dụng pháp luật. Theo nguyên tắc này, nếu điều luật
quy định một cách tổng quát thì khi áp dụng, thẩm phán (hay tòa
án nói chung) không thể tùy tiện phân biệt để thu hẹp hay mở
rộng phạm vi áp dụng của điều luật.
Theo tinh thần quy định tại Điều 175 BLHS 1999 cũng như
Điều 232 BLHS 2015 thì tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng là hành vi khai thác trái phép cây rừng hoặc có
hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác
và bảo vệ rừng. Ngoài ra, nội dung của cả hai điều luật nêu trên
hoàn toàn không có sự phân biệt nào về hành vi khai thác đối với
cây rừng còn sống hay cây rừng đã chết, đã khô…
Mặt khác, khách thể của tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng là trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là các quy định
của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng nói chung.
Vì vậy, nếu cho rằng đối với hành vi khai thác cây rừng đang
sống thì sẽ bị xử lý về tội vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng, còn khi cây rừng đã chết, đã khô thì phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản là đã có sự phân
biệt về đối tượng cây rừng bị khai thác, xâm phạm. Và như vậy
việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này, được xem là trái
với nguyên tắc “khi luật không phân biệt thì cấm phân biệt” như
đã nêu trên.
Không thể tạo ra án lệ phi lý, sai nguyên tắc
như thế
Án lệ, trong ý nghĩa tổng quát của nó là những lập luận, phán
quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa
án về một vụ việc cụ thể, được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao lựa chọn và được chánh án TAND Tối cao công bố để các
tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. 
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2015 ngày 28-10-2015
của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (về tiêu chí lựa chọn
án lệ) thì án lệ phải “Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của
pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các
vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý,
quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể”.
Như vậy có thể thấy theo quan điểm của TAND Tối cao thì
mục đích của án lệ, trước hết là để
làm rõ quy định của pháp
luật còn có cách hiểu khác nhau.
Điều đó cũng có nghĩa đối với
những quy định pháp luật đã rõ ràng thì không có lý do gì để tạo
ra án lệ.
Mặt khác, về nguyên tắc, án lệ của tòa án không thể trái với
nội dung của pháp luật thành văn. Tức là khi pháp luật thành văn
đã có những quy định cụ thể và được áp dụng một cách phổ quát
thì án lệ không thể tùy tiện đưa ra quan điểm hay đường lối xét
xử trái với nội dung của các quy định này.
Hành vi
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
theo quy định tại Điều 175 BLHS 1999 cũng như Điều 232
BLHS 2015 là những quy định pháp luật mang tính phổ quát,
được áp dụng cho tất cả hành vi khai thác trái phép cây rừng nói
chung mà không phân biệt cây rừng bị khai thác là cây còn sống
hay cây đã chết, đã khô.
Vì vậy, việc tạo ra một án lệ bằng cách phân biệt đối tượng
cây rừng bị khai thác, xâm phạm để thu hẹp phạm vi áp dụng
của điều luật (chỉ áp dụng cho trường hợp khai thác cây sống) là
hoàn toàn không có cơ sở và trái với các quy định của pháp luật
về tội danh này.
Luật sư
HỒ NGỌC DIỆP
Trao đổi
Sắp xử vụ cố ý làm trái ở Tập đoàn công nghiệp Cao su
Dự kiến ngày 6-8, TAND TP.HCM sẽ xử sơ thẩm
vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tập đoàn
công nghiệp Cao su Việt Nam - VRG.
Đóng vai trò chủ mưu, trực tiếp chỉ đạo, ông Lê
Quang Thung (cựu chủ tịch Hội đồng thành viên
VRG) bị truy tố theo khoản 3 Điều 165 BLHS 1999
với khung hình phạt cao nhất 20 năm tù. Bốn đồng
phạm của ông Thung gồm: Nguyễn Thành Châu (cựu
giám đốc), Nguyễn Văn Minh (cựu kế toán trưởng
Công ty Cao su Đồng Nai), Nguyễn Hồng Phú (cựu
giám đốc) và Hoàng Văn Sơn (kế toán trưởng Công
ty Cao su Phú Riềng) cùng hầu tòa.
VKS xác định hành vi của các bị can vi phạm nghiêm
trọng Luật Doanh nghiệp 2005, quy chế quản lý tài
chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Theo cáo buộc, giai đoạn 2007-2008, VRG
không có chủ trương thành lập, góp vốn vào
doanh nghiệp khác. Dù vậy, ông Thung vẫn thành
lập Công ty CP Chế biến và xuất khẩu thủy sản
Đồng Tháp (Công ty Thủy sản Đồng Tháp). Kế
tiếp, ông Thung chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc
góp vốn vào công ty này.
Cụ thể, ở Công ty Cao su Đồng Nai, giám đốc Châu
chỉ đạo kế toán trưởng Minh thực hiện thủ tục góp vốn
22,4 tỉ đồng. Tương tự, ông Phú lúc đó là giám đốc
Công ty Cao su Phú Riềng chỉ đạo kế toán trưởng Sơn
hoàn tất việc góp 20,8 tỉ đồng.
Hai công ty lấy tiền từ quỹ phúc lợi ra làm vốn góp
làm trái quy định. Do Công ty Thủy sản Đồng Tháp
kinh doanh thua lỗ nên hai doanh nghiệp trên không
thể thu hồi vốn, gây thiệt hại hơn 43,2 tỉ đồng.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook