177-2019 - page 13

13
Rác bệnh viện biến thành
hộp đựng bánh
TRẦNNGỌC
T
rao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM
, bà Võ Thị Ngọc, chủ
vựa ve chai ở xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh (TP.HCM), cho
biết bà mua chai nhựa (chứa nước
giải khát các loại), lon nhôm (chứa
nước có ga) được thu gom trong
BV Phạm Ngọc Thạch (chuyên
về lao và bệnh phổi) và BV N.
(TP.HCM) khá lâu.
Thu mua chai nhựa từ BV
khoảng 20 năm
“Ở BVN. tôi chủ yếu mua thùng
giấy thông qua phòng hành chính
quản trị. Riêng chai nhựa, lon nhôm
mua từ nhân viên vệ sinh và hộ lý
nhưng số lượng không nhiều. Những
thứ này tôi giao cho vựa phế liệu
ở quận 8 (TP.HCM) hai tuần một
lần” - bà Ngọc nói.
Còn các loại ve chai mua từ BV
PhạmNgọcThạch (mỗi tuần khoảng
60 kg chai nhựa các loại và tầm 5 kg
lon nhôm) thì giao cho vựa phế liệu
Aở quận 5 (TP.HCM). Bà tiết lộ đã
thu mua ve chai tại BV này chừng
20 năm. Bốn tháng gần đâymới thuê
địa điểm tại tổ 15, ấp 5, xã Phong
Phú để phân loại trước khi giao vựa.
“Trước đây tôi mua chai nhựa, lon
nhôm từ hộ lý và nhân viên vệ sinh
với giá sa cạ mỗi ký 3.000 đồng. Sau
khi phân loại, tôi bán mỗi ký chai
nhựa 4.000 đồng, lon nhôm 5.000
đồng. Độ hai tháng nay tôi mua lại
củamột ông quét rác trongBVPhạm
Ngọc Thạch. Ít nhiều không biết, cứ
mỗi tuần tôi đưa người ta 300.000
đồng” - bà Ngọc cho biết thêm.
Tái chế thành hộp
đựng bánh
Những ngày sau, PVngồi tại quán
nước cách vựa phế liệu A (ở quận
5, là vựa phế liệu mà bà Ngọc thừa
nhận bán ve chai cho cơ sở này)
không xa để tìm hiểu điểm tập kết
tiếp theo của những chai nhựa, lon
nhôm có nguồn gốc từ BV Phạm
Ngọc Thạch. Tầm 10 giờ ngày 21-7,
một xe tải ngừng trước vựa phế liệu.
Sau khi chuyển những bao to đựng
chai nhựa lên, xe chạy 30 phút rồi
dừng trước cơ sở B (quận Bình Tân,
TP.HCM) để xuống hàng.
Tại đây, hàng trăm bao tải đựng
vỏ chai nhựa chất đống. Một phụ nữ
ngồi xổm đang xé bỏ nhãn trên thân
chai, gần đó là băng chuyền chuyển
vỏ chai tới máy cắt đang chạy ầm
ầm. Vỏ chai nhựa sau khi cắt thành
mảnh nhỏ được chuyển qua hệ thống
rửa sạch, làm khô và cho vào bao.
Những người làm cho biết mảnh
nhựa này sẽ được các cơ sở mua về
kéo thànhmàngmỏng để sản xuất ly
uống nước, hộp đựng bánh...
Vài ngày sau, PVđeo bámmột số
xe tải mua mảnh nhựa tại cơ sở B
nhưng bất thành bởi các xe này chạy
dọc quốc lộ 1A rồi chuyển hướng
lên đường cao tốc TP.HCM - Trung
Lương về các tỉnh miền Tây. PV chỉ
theo đượcmột xe chởmảnh nhựa đến
cơ sởD (huyệnHócMôn, TP.HCM).
Hômsau, PVđến cơ sởD trong vai
người tìm mua tấm màng nhựa làm
hộpđựngbánh.Tronglúcngồichờchủ
cơ sở về, PVthấy trong góc nhà dựng
rất nhiều tấmmàng nhựa. Gần đó, hai
người liên tục đút tấmmành nhựa vào
máy dập thành những hộp nhỏ.
20 phút sau, bà T. (chủ cơ sở D)
bước vào nhà. Trò chuyện một hồi,
PV xưng danh là nhà báo và nói rõ
mục đích của mình. Sau ít phút ngỡ
ngàng, bàT. trởnêncởimởhơn. “Thật
tình tôi đâu biết những mảnh nhựa
mua tại cơ sở B có lẫn nhựa của BV
PhạmNgọc Thạch. Nghe anh nói tôi
thực sự thấy sợ. Tôi sẽ ngưng ngay
việc dùng những tấmmàng nhựa này
để làm hộp đựng bánh” - bà T. nói.
Ớn lạnh khi biết chai nhựa
từ BV
Trao đổi với PV, bà L. (chủ vựa
phế liệuAở quận 5) cho biết đã thu
mua chai nhựa từ bà Ngọc nhiều
năm. “Tôi biết chai nhựa được bà
Ngọc thu gom trong BVPhạmNgọc
Thạch nhưng thực tình không biết
quy định cấm sử dụng những chai
này để tái sản xuất vật dụng dùng
trong thực phẩm như hộp đựng
bánh” - bà L. nói.
“Ngoài chỗ bà Ngọc tôi còn gom
chai nhựa từ nhiều mối nữa rồi bán
lại cho một người khác. Người này
giao lại cho cơ sở cắt thành mảnh
nhỏ để sản xuất tấm màng nhựa
dùng làm hộp đựng bánh. Tôi sẽ
không mua chai nhựa của bà Ngọc
nữa” - bà L. nói.
Trong khi đó, ông C. (chủ cơ sở
B ở quận Bình Tân) cho biết mảnh
nhựa cắt từ chai nhựa được bán
mỗi ký vài chục ngàn đồng. Mỗi
ngày ông bán ra trên dưới 500 kg.
“Tôi làm nghề này cũng sáu năm
rồi. Những cơ sở mua mảnh nhựa
của tôi đa phần ở tỉnh. Tôi cũng có
bánmảnh nhựa cho cơ sở D ở huyện
Hóc Môn” - ông C. nói.
Cũng theo ông C., ông mua chai
nhựa từ rất nhiều nguồn nhưng không
quan tâm đến nguồn gốc của chúng.
“Nếu chai nhựa từ nguồn BV Phạm
Ngọc Thạch thì đúng là ghê thiệt…
Chưa nhận được
phản hồi từ BV
Phạm Ngọc Thạch
TrongbuổilàmviệcvớiBVPhạm
Ngọc Thạch, PV đã cung cấp đầy
đủ hình ảnh và bằng chứng chai
nhựa, lonnhômđược thugomtừ
những túi màu vàng có ghi“chất
thải lây nhiễm” bán ra ngoài.
PV cũng dẫn chứng những lời
khai của bà Võ Thị Ngọc với cơ
quan chức năng liên quan đến
dây truyền dịch dính máu, túi
đựngdungdịch lỏngdùng trong
phẫuthuật…cónguồngốctừđây.
ÔngVõVănNgoạn,TrưởngPhòng
hànhchínhquảntrịBVPhạmNgọc
Thạch, ghi nhậnnhững thông tin
trên và hứa sẽ phản hồi sớm. Tuy
nhiên, cho tới nay mặc dù PV đã
gọi điện thoại nhắc nhưng vẫn
chưa nhận được phản hồi.
Buộc cơ sở bà Ngọc
xử lý bơm, kim tiêm
UBND xã Phong Phú và huyện
BìnhChánh(TP.HCM)lậpbiênbản
vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệmôi trường đối với bà
Võ Thị Ngọc theo điểm b khoản
6 Điều 21 Nghị định 155/2016
của Chính phủ.
Theo quy định, phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 40 triệu đồng đối
với trường hợp để lẫn từ hai đến
dướinămchấtthảinguyhạiởdạng
sản phẩm thải bỏ đơn chiếc, thiết
bị đơn chiếc hoặc dưới 10% khối
lượng chất thải nguy hại khác loại
vàocácbaobì,thiếtbịlưuchứachất
thảinguyhạikháchoặcnhómchất
thải nguy hại khác có cùng tính
chất, phương pháp xử lý hoặc để
vào chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp thông thường.
Cơquan chức năng cũngbuộc
bàNgọc thuêmột đơn vị có chức
năng thu gom, vận chuyển và xử
lý toàn bộ bơm, kim tiêm, dây
truyền dịch, túi đựng dung dịch
phục vụ phẫu thuật… tại tổ 15,
ấp 5, xã Phong Phú.
“Thật tình tôi đâu biết
những mảnh nhựa mua
tại cơ sở B có lẫn nhựa
của BV Phạm Ngọc
Thạch. Nghe anh nói tôi
thực sự thấy sợ. Tôi sẽ
ngưng ngay việc dùng
những tấm màng nhựa
này để làm hộp đựng
bánh”.
Đời sống xã hội -
ThứBa6-8-2019
Những chai nhựa từ bệnh viện được chủ các cơ sở thumua, sau đó cắt nhỏ, kéomàng,
dập thành hộp đựng bánh, ly nhựa…
Tiêu điểm
Sở sẽ yêu cầu BV PhạmNgọcThạch
báo cáo vụ việc liên quan đến công
tác quản lý rác thải y tế lây nhiễm.
Nếu có sai phạm, Sở Y tế TP.HCM sẽ
xử lý tổ chức và cá nhân liên quan
đúng quy định.
NGUYỄN THỊ HUỲNH MAI
,
Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM
Tuồn rác thải
lây nhiễm
trong
bệnh viện
ra ngoài
- Bài 2
Ảnh 1:
Chai nhựa các loại được băng chuyền chuyển lênmáy cắt tại cơ sở B (quận Bình Tân, TP.HCM).
Ảnh 2:
Nhữngmảnh
nhỏđượccắtratừchainhựa.
Ảnh3:
Hộpđựngbánhđượcsảnxuấttừtấmmànglàmbằngchainhựathải.Ảnh:TRẦNNGỌC
Tôi mongmuốn cơ quan quản lý làm
việc với BV này để ngăn chặn tình
trạng nguồn chai nhựa biết đâu có
lây nhiễm vi trùng ra ngoài” - ông
C. nói thêm.•
Công bố nguyên nhân sự cố chạy thận ở Nghệ An
Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân xảy ra vụ tai
biến chạy thận làm sáu bệnh nhân bị sốc xảy ra tại BV Hữu
nghị đa khoa Nghệ An là do hệ thống dẫn nước.
Trưa 5-8, SởY tế tỉnh NghệAn tổ chức họp báo thông tin
sự cố y khoa về chạy thận nhân tạo xảy ra tại BVHữu nghị đa
khoa NghệAn khiến sáu bệnh nhân bị sốc và 132 bệnh nhân
chạy thận theo chu kỳ phải chuyển viện xảy ra hôm 30-7.
BS Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Nghệ An, cho biết hội đồng chuyên môn do Sở Y tế thành
lập cùng với hai chuyên gia từ BV Bạch Mai kết luận hệ
thống RO có bộ phận sản xuất và tạo nước RO hoàn toàn
bình thường, hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những
điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển. “Hội đồng chuyên môn đi đến kết luận nguyên
nhân xảy ra sự cố do nước. Hệ thống này được lắp đặt
trước năm 2016, có những điểm nối và gấp góc, có điểm
chết làm ứ đọng nước” - ông Hồng nói.
Hội đồng kiến nghị việc khắc phục sự cố bệnh viện rà soát
lại toàn bộ quy trình, hệ thống chạy thận nhân tạo. Thay toàn
bộ hệ thống dẫn nước RO theo tiêu chuẩn quy định.
BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa thận nhân tạo
BV Bạch Mai, thành viên hội đồng chuyên môn, cho biết:
“Nguyên nhân tai biến chạy thận ở Hòa Bình là do hóa
chất, còn sự cố chạy thận tại Nghệ An là vi khuẩn. Nước
RO là nước tinh khiết chứ không phải nước vô khuẩn, vì
vậy nguồn nước này có thể bị nhiễm khuẩn từ hệ thống
đường dẫn không đảm bảo”.
ĐẮC LAM
1
2
3
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook