177-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa6-8-2019
Chín DN vận tải cùng kiến nghị
gồm:LiênhiệpHTXVậntảiTP.HCM,
HTX Vận tải 19-5, HTX Vận tải xe
buýt và Du lịch Quyết Tiến, HTX
Vận tải số 28, Công ty CP Vận tải
TP.HCM, HTXVận tải liên tỉnhvàDu
lịchViệt Thắng, HTXVận tải số 15,
HTXVận tải xe buýt Quyết Thắng,
HTX Vận tải số 26.
Trước đó, ngày 1-7, các DN vận
tải xe buýt cũng đã đồng loạt làm
đơn kiến nghị SởGTVT về cách xử
lý các trường hợp bỏ chuyến của
trung tâm.
mà chỉ làm tăng áp lực tài chính đối
với các đơn vị còn lại.
Các DN, HTX xe buýt cho biết
với các nguyên nhân khách quan
như trên nhưng trung tâm vẫn nêu
quan điểm: “Trước mắt, trung tâm sẽ
ban hành quyết định xử phạt đối với
các trường hợp bỏ chuyến đã được
trung tâm lập biên bản vi phạm, tạm
thời chưa xem xét ý kiến của các DN
đối với các trường hợp cho rằng bỏ
chuyến là do yếu tố khách quan”.
Đồng thời trung tâm có kế hoạch làm
việc cụ thể với từng DN để rà soát,
xem xét các trường hợp bỏ chuyến
trên cơ sở biên bản nghiệm thu từ
tháng 1 đến tháng 4-2019.
Với quan điểm trên của trung tâm,
các đơn vị vận tải cho rằng cách giải
quyết nhưvậy là ápđặt quyền lực trong
xử lý vi phạm bỏ chuyến. Trong khi
đó, giải trình của các đơn vị vận tải
gửi đến trung tâm đều không được
giải quyết rốt ráo, kịp thời… Việc
trung tâm đưa ra quyết định xử phạt
để trừ vào tiền trợ giá hằng tháng đồng
nghĩa với việc tất cả trường hợp bỏ
chuyến là do lỗi chủ quan.
Cần có chính sách tháo gỡ
Theo các DN vận tải, vấn nạn kẹt
xe, tắc đường là nguyên nhân lớn
gây ra tình trạng mất chuyến và với
hiện trạng ùn tắc giao thông ngày
càng trở nên nghiêm trọng thì việc
vận hành xe buýt không thể không
mất chuyến.
Vì vậy, việc xử phạt mất chuyến
dựa trên số chuyến trong kế hoạch
với số chuyến nghiệm thu là một sự
áp đặt thiếu cơ sở. Theo các doanh
nghiệp này, các chuyến mà đơn vị
vận tải không hoạt động được thì
cũng chịu thiệt hại nặng nề vì xe
hoạt động không hết công suất, trong
khi đó vẫn phải trả các chi phí khác
như bảo hiểm, khấu hao xe, lãi vay
ngân hàng…
Từ đó các đơn vị vận tải kiến nghị
trung tâmkhông nên tự ý đơn phương
ra các quyết định xử phạt mà không
xem xét giải trình. “Chúng tôi mong
rằng trung tâm xem xét, chỉ đạo giải
quyết tháo gỡ để giảm bớt khó khăn
và yên tâm phục vụ” - đơn của các
đơn vị vận tải xe buýt nêu rõ.
Về vấn đề trên, đại diện trung tâm
cho biết sau khi nhận kiến nghị của
các đơn vị vận tải xe buýt, Phó Chủ
tịch UBND TP.HCMVõ Văn Hoan
ĐÀOTRANG
C
hín doanh nghiệp (DN), hợp
tác xã (HTX) xe buýt vừa kiến
nghị SởGTVTTP.HCMvề việc
xử lý các trường hợp xe bỏ chuyến
của Trung tâm Quản lý giao thông
công cộng TP.HCM (trung tâm).
Hủy chuyến vì lý do
khách quan?
Theo đó, các đơn vị vận tải xe buýt
đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn
đến tình trạng bỏ chuyến: Thứ nhất,
việc mất cân đối nguồn thu và chi
phí trong hoạt động xe buýt làm cho
nhiều tuyến phải ngưng hoạt động,
xin giảm chuyến (nhưng chưa được
giải quyết), các tuyến còn lại cũng rơi
vào tình trạngmất ổn định. Từ đó dẫn
đến tình trạng thiếu xe vàmất chuyến.
Thứ hai, hoạt động xe buýt khó
khăn, thua lỗ nên tài xế, phục vụ
trong ngành bị thiếu hụt nghiêm
trọng. Từ đó không có người vận
hành xe nên cũng phải ngưng nghỉ
dẫn đến không hoàn thành tuyến.
Thứ ba, tình trạng kẹt xe làm cho
xe buýt không kịp giờ để hoạt động
cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng
xe buýt không hoàn thành mà trung
tâm gọi là bỏ chuyến.
Thứ tư, tùy vào đặc thù của mỗi
tuyến xe buýt thì có những nguyên
nhân khách quan riêng dẫn đến tình
trạng mất chuyến như huy động đoạn
đường xa để nạp nhiên liệu CNG,
điều động xe buýt đi giải quyết hoạt
động khiếu kiện, khiếu nại…
Thứ năm, việc cộng dồn xử phạt
trong một quyết định từ tháng 1 đến
tháng 6-2019 gây nhiều khó khăn
cho đơn vị vận tải, vì có nhiều thành
viên đã ra khỏi đơn vị nên việc xử
phạt này không còn tính răn đe nữa
Các doanh nghiệp vận tải xe bu t kiến nghị trung tâmxemx t lại phương án xử l xe hủy chuyến. Ảnh: ĐT
Chín doanh nghiệp vận tải xe buýt
lại kêu cứu
Các doanh nghiệp, hợp tác xã xe buýt cho rằng cách xử lý xe buýt bỏ chuyến hiện nay của Trung tâmQuản lý
giao thông công cộng TP.HCM là chưa thỏa đáng.
đã có buổi họp với các đơn vị liên
quan để giải quyết kiến nghị này.
Theo đó, phó chủ tịch UBND TP
chỉ đạo Sở GTVT rà soát từng trường
hợp cụ thể đối với các đơn vị không
đảm bảo số chuyến theo biểu đồ
chạy xe. Từ đó phân tích, đánh giá
nguyên nhân để quyết định phương
án xử lý phù hợp và có thể xem xét
giải quyết không xử phạt vi phạm
hợp đồng đối với những trường hợp
tuyến hoạt động mất cân đối thu chi
do nguyên nhân khách quan, chính
đáng. Đây làmột trong những phương
án khuyến khích các đơn vị vận tải
nâng cao năng suất, hiệu quả, hoạt
động phục vụ người dân.
Vị đại diện khẳng định việc xử
phạt bỏ chuyến như các đơn vị trình
bày trong đơn hiện nay trung tâm
vẫn chưa trừ, phạt tiền bỏ chuyến
một trường hợp nào. Còn các vi
phạm khác vẫn phạt bình thường.
Hiện trung tâm đã làm việc với các
DN và yêu cầu các DN giải trình lại
những trường hợp cụ thể như mất
cân đối thu chi, khó khăn tài chính,
không chạy đủ chuyến…, từ đó đưa
ra phương hướng giải quyết.•
Việc trung tâmđưa ra
quyết định xử phạt đ
trừ vào tiền tr giá hằng
tháng đồng nghĩa với
việc tất cả trường h p bỏ
chuyến là do lỗi chủ quan.
Hà Nội làm đường rộng 40 m qua
huyện Hoài Đức
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 4122/QĐ-
UBND phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đường
vành đai 3,5 đến đường liên khu vực số 2 nối ba phân khu
S1, S2, S3 (thuộc tuyến đường nối đường 70 - khu đô thị
Vườn Cam - Sơn Đồng, xã Vân Canh, Lại Yên và Song
Phương, huyện Hoài Đức).
Theo đó, TP Hà Nội giao Sở QH-KT xác nhận hồ sơ chỉ
giới đường đỏ phù hợp với nội dung quyết định này, chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trình duyệt. Viện
Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND
huyện Hoài Đức, các cơ quan liên quan tổ chức công bố
công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ được phê duyệt để các tổ
chức, cơ quan và nhân dân biết.
Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục
triển khai công tác lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng
đồng dân cư về phương án chỉ giới đường đỏ đối với đoạn
từ đường 70 đến đường vành đai 3,5 thuộc tuyến đường nối
đường 70, khu đô thị Vườn Cam - Sơn Đồng, hoàn chỉnh hồ
sơ để trình duyệt theo quy định.
TP Hà Nội giao UBND huyện Hoài Đức, UBND các xã
Vân Canh, Lại Yên và Song Phương chịu trách nhiệm tổ
chức quản lý chỉ giới đường đỏ, quản lý việc xây dựng các
công trình dọc tuyến đường theo chỉ giới đường đỏ được
duyệt, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm
quyền và quy định của pháp luật.
Theo phê duyệt, tuyến đường có chiều dài 2,9 km.
Điểm đầu tại nút giao với đường vành đai 3,5, điểm cuối
tại nút giao với đường liên khu vực số 2 nối ba phân khu
S1, S2, S3; có quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng 40
m. Quy hoạch đường có hai lòng đường chính rộng 2 x
12 m, dự kiến tuyến đường sẽ bố trí làn dành riêng cho
xe buýt.
PP
Hơn 4 triệu lượt phương tiện sử dụng
cao tốc trong tháng 7
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) cho hay tháng 7 vừa qua đã có 4,02 triệu lượt phương
tiện lưu thông qua bốn tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Theo VEC, con số này chưa tính đến 61.000 lượt phương
tiện miễn phí, vượt 16% về lượng phương tiện và 15% về
doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất 22,2% với 941.000 lượt phương tiện; kế
đến là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với 13%,
tương ứng với 1,54 triệu lượt phương tiện.
Một điểm đáng quan tâm đối với tuyến cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là số lượng khách
hàng sử dụng dịch vụ thu phí điện tử tự động không
dừng (ETC) qua thẻ thanh toán trả trước (PPP) trong
tháng 7-2019 đã tăng hai lần so với cùng kỳ năm ngoái,
đạt trên 14.000 khách hàng.
Đối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, dù tiếp nhận tới
1,36 triệu lượt phương tiện nhưng so với tháng 7-2018 tốc
độ tăng trưởng chỉ đạt 8,4% về lượng phương tiện. Còn về
tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tháng 7 vừa
qua đã phục vụ 173.000 lượt phương tiện với lưu lượng
bình quân 5.200-5.500 lượt phương tiện/ngày đêm.
VEC thông tin thêm trong bảy tháng đầu năm 2019 đã có
27,4 triệu lượt phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc
VEC quản lý, cao hơn cùng kỳ năm 2018 là 15%.
Bên cạnh đó, trong tháng 7-2019, các đơn vị quản lý khai
thác cũng đã kiểm tra tải trọng gần 200.000 lượt phương
tiện, phát hiện gần 4.800 lượt phương tiện quá tải, qua đó
từ chối phục vụ 4.275 phương tiện. Riêng số phương tiện
vi phạm tải trọng buộc phải quay đầu ra khỏi đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai và Cầu Giẽ - Ninh Bình trong tháng 7
vừa qua vượt tới 33,5% so với tháng 7-2018.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook