177-2019 - page 9

9
Biến trường học thành nơi
phục vụ khách TrungQuốc
Tràn lan cơ sở trái phép chuyên phục vụ du khách Trung Quốc tại
TPNha Trang (KhánhHòa).
TẤNLỘC -ĐẠI QUANG
N
gày 5-8, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, một
lãnh đạo UBNDTPNha
Trang (Khánh Hòa) cho biết đã
giao UBND xã Phước Đồng
cùng các cơ quan chức năng
tiến hành đợt cưỡng chế phá
dỡ các công trình xây dựng
không phép. Đây cũng chính
là các cơ sở chủ yếu phục vụ
khách du lịchTrungQuốc (TQ).
Cơi nới phòng học
thành nơi buôn bán
Hơn một năm nay, Trường
Trung cấp nghề Nha Trang và
Trường THPT Đại Việt (nằm
trong cùng khuôn viên) đã bị
“hô biến” thành trung tâmmua
sắm, dịch vụ dành cho khách
TQ. Hiện không còn học viên
theo học tại hai trường này, còn
các phòng học, cơ sở đào tạo
thì bị sửa chữa, cơi nới thành
những cửa hàng, khu trưng
bày sản phẩm, nơi đón tiếp du
khách TQ đến mua sắm. Ngoài
ra, trong khuôn viên còn xuất
hiện nhiều công trình mới xây
dựng, trong đó có cả nhà xưởng
tiền chế rộng cả ngàn m
2
. Mỗi
ngày có hàng chục ô tô 45 chỗ
đưa khách du lịch TQ đến đây
để tham quan, mua sắm.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Khánh Hòa, khu đất trên rộng
hơn 10.000 m
2
, vốn là cơ sở
dạy nghề cho phụ nữ thuộc
Sở LĐ-TB&XH. Năm 2009,
UBND tỉnh Khánh Hòa cho
Công ty CP Đầu tư-phát triển
giáo dục Đại Việt thuê với
thời hạn 50 năm để xây dựng
Trường Trung cấp nghề Nha
Trang theo chủ trương xã hội
hóa. Giá thuê đất chỉ hơn 2.100
đồng/m
2
/năm, ổnđịnh trongnăm
năm đầu. Sau đó, trong khu đất
này tiếp tục hình thành Trường
THPTĐại Việt. Tuy nhiên, hơn
một năm nay, khu vực Trường
Trung cấp nghề Nha Trang và
Trường THPT Đại Việt vắng
bóng học sinh. Thay vào đó là
khách TQ nườm nượp ra vào.
Biển hiệu của trường bị thay
thế bằng biển hiệu “Công ty
CP Đầu tư du lịch, văn hóa,
giáo dục Trung Việt”.
ÔngBùi QuốcTuấn, Chủ tịch
HĐQT Công ty Đại Việt, phân
bua do hoạt động giáo dục, dạy
nghề khó khăn, nhiều năm liền
không tuyển sinh đủ chỉ tiêu,
không có hiệu quả kinh tế nên
doanh nghiệp cải tạo, chuyển
sang phục vụ khách du lịch.
Ông Tuấn thừa nhận không
được cơ quan chức năng cấp
giấy phép nhưng vẫn xây dựng
các công trình.
Theo ông Võ Bình Tân, Phó
Giámđốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Khánh Hòa, kết quả kiểm tra
cho thấy các cơ sở của Công ty
Đại Việt hiện không đáp ứng
yêu cầu giảng dạy. Ông Tân
xác nhận cơ sở này đã bị biến
thành khu phục vụ khách TQ,
thậm chí cho người TQ sinh
sống, làm việc tại đây.
“Chúng tôi đã thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp vì vi
phạm nghiêm trọng quy định
về tổ chức hoạt động giáo dục
nghề nghiệp theo quy định pháp
luật. Sắp tới, Sở LĐ-TB&XH
sẽ kiến nghị UBND tỉnh thu
hồi khu đất vì sử dụng không
đúng mục đích giáo dục - đào
tạo” - ông Tân thông tin.
Tràn lan cơ sở
không phép
Theoghi nhậncủaphóngviên,
dọc đại lộ Nguyễn Tất Thành
đoạn qua xã Phước Đồng có
hàng chục cơ sở kinh doanh
quy mô rất lớn, mỗi cơ sở rộng
hàng ngàn m
2
, chủ yếu phục
vụ khách TQ. Phần lớn các cơ
sở kinh doanh này hình thành
từ việc mua gom đất rồi xây
dựng cửa hàng, showroom, nhà
xưởng… Ông Bùi Cao Pháp,
Phó Chủ tịch UBND xã Phước
Đồng, cho biết địa phương này
hiện có 14 cơ sở kinh doanh
hàng lưu niệm, trầm hương, đồ
mỹ nghệ, nệm..., chủ yếu bán
cho khách TQ. Phần lớn các
cơ sở này đều xây dựng không
phép, sai phép, xây dựng trên
đất quy hoạch.
Ông Pháp cho biết thêm
chính quyền địa phương đã
phát hiện các cơ sở kinh doanh
“khủng” xây dựng không phép,
trái phép này nhưng khó xử
lý dứt điểm do các chủ cơ
sở cố tình xây dựng nhanh,
hoàn thiện rồi đưa công trình
vào hoạt động, công khai đón
khách rầm rộ. UBNDxã Phước
Đồng nhiều lần đề nghị cấp
trên tổ chức cưỡng chế các cơ
sở kinh doanh này. Tuy nhiên,
việc cưỡng chế cũng gặp khó
khăn, kéo dài do phần lớn các
công trình có diện tích lớn,
kết cấu kiên cố, chính quyền
địa phương phải thuê đơn vị
tư vấn lập phương án tháo dỡ,
trình cấp trên phê duyệt rồi xin
chủ trương của tỉnh.
Theo UBND TPNha Trang,
hiện chính quyền địa phương
đã chuẩn bị kế hoạch để tiến
hành cưỡng chế các công trình
vi phạm trên trong hai tháng
8 và 9-2019 theo chỉ đạo của
UBND tỉnh Khánh Hòa.
“Sắp tới địa phương sẽ tiến
hành cưỡng chế sáu cơ sở có
công trình xây dựng không
phép, trong đó cóTrườngTrung
cấp nghề Nha Trang” - ông
Pháp nói.•
Có tiếp tay cho tour 0 đồng?
Nhiều ý kiến cho rằng các cơ sở kinh doanh chủ yếu phục
vụ người TQ tại Nha Trang chính là tiếp tay hoặc là một mắt
xích của tour 0 đồng. Phần lớn các cơ sở này đều do các doanh
nghiệpTQmóc nối với ngườiViệt xây dựng để phục vụ cho tour
kháchTQ khép kín. Những tour khép kín này đem lại nguồn lợi
nhuận rất cao từ việc khách du lịch đếnmua sắmhàng hóa giá
cao tại chính các cơ sở do những doanh nghiệp TQ này dựng
lên. Điều bất cập hiện nay là các cơ quan chức năng chưa kiểm
soát đượcmột số hình thức thanh toánmua sắmcủa kháchTQ
khiến Nhà nước thất thu nhiều khoản thuế.
Địa phương sẽ tiến
hành cưỡng chế sáu
cơ sở có công trình
xây dựng không
phép, trong đó có
Trường Trung cấp
nghề Nha Trang.
Đà Nẵng phạt 20 doanh nghiệp FDI
780 triệu đồng
Ngày 5-8, Thanh tra Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho
hay vừa công bố kết luận kiểm tra việc chấp hành
các quy định theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
đối với các dự án đầu tư nước ngoài (FDI).
Qua kiểm tra 21 dự án FDI, Thanh tra Sở KH&ĐT
nhận thấy các dự án đăng ký vốn góp thuộc dạng
siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chủ yếu là nhà đầu tư Hàn
Quốc, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp
thức ăn và đồ uống.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư,
do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, các
doanh nghiệp đã để xảy ra một số hạn chế, thiếu sót,
vi phạm nhất định, như không thực hiện hoạt động
đầu tư theo đúng nội dung trong giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư; không thực hiện báo cáo về hoạt
động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư
hoặc báo cáo không trung thực; không thực hiện thủ
tục điều chỉnh dự án đầu tư; tạm ngừng hoạt động
của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn
bản cho Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng…
Cùng đó các doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài
nên bị rào cản ngôn ngữ, hạn chế về tìm hiểu pháp
luật Việt Nam đều thông qua các đơn vị tư vấn lập
thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Do
vậy, một số thông tin kê khai về vốn góp thực hiện dự
án chưa chính xác so với thực tế triển khai của dự án,
cũng như mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án đã
đăng ký nhưng không triển khai trên thực tế.
Qua kiểm tra, Sở KH&ĐT đã hướng dẫn doanh
nghiệp hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định
của pháp luật hiện hành, hướng dẫn doanh nghiệp về
trách nhiệm của nhà đầu tư trước khi triển khai thực
hiện dự án đầu tư.
Kết quả, có 20 doanh nghiệp bị xem xét xử lý theo
Nghị định số 50/2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT,
tổng số tiền phạt là 780 triệu đồng.
Một doanh nghiệp không bị xử phạt do đã thực
hiện báo cáo giải trình đối với các hành vi vi phạm
và nộp hồ sơ, tài liệu khắc phục đối với các hành vi
vi phạm. Sở KH&ĐT đã yêu cầu doanh nghiệp này
nghiêm túc rút kinh nghiệm, nếu tiếp tục vi phạm
trong lĩnh vực KH&ĐT sẽ xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật.
TẤN VIỆT
1.200 người phạm tội bỏ trốn ra
nước ngoài
Bộ Công an mới đây đã hoàn thành dự thảo báo
cáo tổng kết thi hành pháp luật về dẫn độ, trong đó
có nêu về việc tội phạm bỏ trốn.
Theo đó, tính đến tháng 5-2019, Việt Nam có trên
1.200 người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong
đó có 235 người bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngược lại, số
người mang lệnh truy nã đỏ của Interpol có thông tin
lẩn trốn vào Việt Nam là 317 người.
Theo Bộ Công an, đa số đối tượng bỏ trốn ra nước
ngoài hoặc lẩn trốn vào Việt Nam qua đường tiểu
ngạch, các đối tượng phạm tội bỏ trốn sang các quốc
gia châu Âu nhằm lợi dụng quy định bắt buộc của
pháp luật các quốc gia này về việc nước yêu cầu dẫn
độ phải cam kết không áp dụng hình phạt tử hình đối
với người bị yêu cầu dẫn độ.
Từ đó Bộ Công an nêu hàng loạt biện pháp để
công tác dẫn độ đạt kết quả cao hơn.
T.PHAN
Các dự án FDI đư c kiểmtra thuộc dạng siêu nhỏ, nhỏ và
vừa, chủ yếu là nhà đầu tưHànQuốc. Ảnh: TẤNVIỆT
Các cơ sở kinh doanh chủ yếu ph c v du khách TrungQuốc
tại xã Phước Đồng, TPNha Trang. Ảnh: VŨĐÌNH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook