185-2019 - page 16

16
có thể triển khai binh sĩ từ
biên giới với Afghanistan
sang vùng Kashmir. Không
biết đây có phải là lời đe
dọa với Mỹ hay không, tuy
nhiên theo
New York Times,
nếu Pakistan làm thế thì đây
sẽ một bước đi làm phức tạp
thêm quá trình đàm phán hòa
bình giữa Mỹ và phiến quân
Taliban ở Afghanistan vốn
đã ở giai đoạn cuối.
Trong tuyên bố ngày 9-8,
Bộ Ngoại giao Mỹ nói nước
này không thay đổi gì trong
chính sách với Kashmir và
tiếp tục xem đây là một lãnh
thổ tranh chấp giữa Ấn Độ
và Pakistan. Mỹ đánh giá
Kashmir là một vấn đề quan
trọng và sẽ tiếp tục theo dõi
chặt diễn biến.
Tới Bắc Kinh tranh thủ
Trung Quốc
Ngày 10-8, Ngoại trưởng
Qureshi đã đến Bắc Kinh
gặp Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Vương Nghị
và một số quan chức hàng
đầu của Trung Quốc. Theo
lời ông Qureshi thì Trung
Quốc hoàn toàn ủng hộ
chuyện Pakistan đưa vấn
đề Kashmir ra HĐBALHQ.
Trong khi Pakistan muốn
các nước bên ngoài, đặc
biệt các nước lớn can thiệp
giải quyết vấn đề Kashmir
thì Ấn Độ cho rằng chuyện
quản lý bang Jammu and
Kashmir - một phần của
vùng Kashmir tranh chấp -
là chuyện nội bộ của mình
và bác mọi can thiệp.
Trong khi Pakistan ra sức
vận độngMỹ, Trung Quốc thì
phía Ấn Độ lại khá bình tĩnh.
Trao đổi với một kênh truyền
hình Mỹ, Đại sứ Ấn Độ tại
Mỹ Harsh Vardhan Shringla
lại nói ông Trump đã nói rất
rõ rằng chuyện ông đề nghị
làm trung gian về vấn đề
Kaskmir tùy thuộc vào sự
chấp nhận của cả hai nước
Ấn Độ và Pakistan. Và vì
Ấn Độ không chấp nhận
nên đề nghị này không còn
được cân nhắc.•
• Nga
: Hôm 13-8, phát ngôn viên
điện Kremlin tuyên bố trình độ phát
triển vũ khí hạt nhân của nước này
đã vượt xa mọi quốc gia khác ở thời
điểm hiện tại. Vị này cũng khẳng
định Mỹ không phải là đối thủ của
Nga trong lĩnh vực này, hãng tin
Reuters
cho biết. Tuy nhiên, một quan
chức Mỹ giấu tên nói vụ nổ động cơ
tên lửa thử nghiệm của Nga ngày
8-8 khiến năm nhân viên thiệt mạng
cho thấy chương trình tên lửa của
Moscow đã thụt lùi trong những năm
gần đây.
• Hong Kong
: Ngày 13-8, một
quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ hai
chuyến thăm cảng Hong Kong dự
kiến của tàu vận tải đổ bộ USS Green
Bay vào tháng 8 và tuần dương hạm
USS Lake Erie vào tháng 9-2019 đã
bất ngờ bị chính quyền Trung Quốc
hủy bỏ, theo hãng tin
AFP
. Động
thái của Bắc Kinh diễn ra trong bối
cảnh bất ổn ở đặc khu này gia tăng vì
biểu tình lan rộng. Cùng ngày, tòa án
Hong Kong đã ra lệnh cấm người dân
cản trở hoặc can thiệp vào hoạt động
tại sân bay Hong Kong sau hai ngày
phải ngừng hoạt động vì biểu tình.
Việc biểu tình cũng bị cấm ở sân bay
ngoại trừ những khu vực được Cảng
vụ hàng không sân bay quy định.
• Anh
: Một bảo mẫu người Việt tên
Anh Pham, 27 tuổi
(ảnh),
mới đây đã
bị Tòa hình sự
Anh kết án sáu
năm tù giam vì
tắc trách gây ra
cái chết của bé
Tina Nguyen,
11 tháng tuổi, ở
London. Theo cáo trạng, bé Tina bị
ốm nên Anh Pham phải liên tục bế
và dọn dẹp bãi nôn ói. Bực tức Anh
Pham đã lắc mạnh đầu bé nhiều lần
khiến bé xuất huyết não và tử vong
trong tình trạng não lệch 15 mm
trong hộp sọ. Sau khi bị kết án tù,
Anh Pham sẽ có nguy cơ bị trục xuất
về Việt Nam, theo đài
Central News
ngày 14-8.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứNăm15-8-2019
ĐĂNGKHOA
Đ
úng như đã tuyên bố
vài ngày trước, ngày
13-8, Ngoại trưởng
Pakistan Shah Mahmood
Qureshi chính thức yêu cầu
Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc (HĐBA
LHQ) JoannaWronecka triệu
tập một cuộc họp khẩn về
tình hình bang Jammu and
Kashmir (Ấn Độ).
Bang Jammu and Kashmir
là lãnh thổ thuộc Ấn Độ
nhưng nằm trong phần lãnh
thổ Kashmir đang được
tranh chấp giữa Ấn Độ và
Pakistan. Quan hệ hai nước
luôn căng thẳng liên quan
đến tranh chấp này. Và căng
thẳng dâng cao từ ngày 5-8,
sau khi Tổng thống Ấn Độ
Ram Nath Kovind ký sắc
lệnh bãi bỏ điều 370 hiến
pháp nước này vốn ban quy
chế đặc biệt cho bang Jammu
and Kashmir quyền tự trị.
Cuộc đấu tranh
lâu dài
Trong thư gửi lên bà
Wroneckamà hãng tin
Sputnik
thu thập được, ông Qureshi
chỉ trích quyết định của Ấn
Độ đe dọa đến hòa bình và
an ninh quốc tế, hủy hoại
tình trạng tranh chấp của
bang Jammu and Kashmir
mà quốc tế công nhận. Ông
Qureshi cũng cáo buộc Ấn
Độ muốn đơn phương thay
đổi cấu trúc nhân khẩu lãnh
thổ này và vi phạm các quyền
con người cơ bản.
Theo ông Qureshi, trước
khi ra quyết định hủy bỏ
quy chế đặc biệt của bang
Jammu and Kashmir, Ấn Độ
đã áp đặt lệnh giới nghiêm,
cắt mọi dịch vụ viễn thông,
đóng cửa trường học, lệnh
các bệnh viện chuẩn bị cho
“tình trạng khẩn cấp”, ngoài
ra còn bắt giữ nhiều lãnh đạo
chính trị người Kashmir. Từ
sau khi tuyên bố hủy bỏ quy
chế đặc biệt ngày 5-8, đã có
nhiều vụ vi phạm nhân quyền
dẫn tới thương vong xảy ra
ở bang Jammu and Kashmir
và có liên quan đến binh sĩ
Ấn Độ, theo ông Qureshi.
Trong thư ông Qureshi dự
đoán có nguy cơ Ấn Độ khả
năng sẽ kích động một cuộc
xung đột nữa với Pakistan
để lái sự chú ý khỏi vấn đề
bang Jammu and Kashmir
bị hủy bỏ quy chế độc lập.
Và dù đề nghị HĐBA LHQ
họp nhưng ông Qureshi cũng
thừa nhận khả năng thắng
Ấn Độ về vấn đề Kashmir là
một cuộc đấu tranh lâu dài.
Vận động Mỹ
can thiệp
Trong một bài viết trên
báo
Washington Post
ngày
12-8, đại sứ Pakistan tại Mỹ,
ông Asad Majeed Khan, đã
kêu gọi Mỹ can thiệp. Ông
Khan nhắc tới chuyện Tổng
thống Mỹ Donald Trump có
nói ông sẽ giúp làm trung
gian thương lượng giữa
Pakistan và Ấn Độ về tình
trạng Kashmir khi ông tiếp
Thủ tướng Pakistan Imran
Khan tại Nhà Trắng tháng
trước. Theo ông Khan, giờ
là lúc Mỹ cần thực hiện đề
nghị đứng ra hòa giải mà
ông Trump đã nói.
Thực tiễn cho thấy trong
nhiều sự vụ trước đây, sự
ủng hộ về ngoại giao từ các
nước đồng minh đã giúp
giảm căng thẳng nên ông
Khan kêu gọi Mỹ khẩn cấp
vào cuộc can thiệp, không để
Ấn Độ kích động một cuộc
khủng hoảng nữa.
Trả lời phỏng vấn báo
New
York Times
một ngày trước
đó, ông Khan nói Pakistan
Người Hồi giáo Kashmir biểu tình ở TP Srinagar của bang Jammu and Kashmir (ẤnĐộ) phản đối việc
bang này bị hủy bỏ quy chế đặc biệt. Ảnh: AP
Giới nghiêm tại thủ phủ Kaskmir
Theo hãng tin
Reuters
, gần 10 ngày sau khi Ấn Độ hủy bỏ
quy chế đặc biệt tại bang Jammu and Kaskmir, TP Srinagar
- thủ phủ của bang này vẫn trong tình trạng bị giới nghiêm
với hàng rào kẽm gai, rào chắn bằng thép, trực thăng, máy
bay không người lái bay tuần tra trên trời. Phần lớn người
dân vẫn ở trong nhà, tránh ra đường. Ngày 13-8, Tòa án Tối
cao Ấn Độ tuyên bố chuyện tăng cường an ninh ở bang
Jammu and Kashmir sẽ còn tiếp tục. Lý do cho việc này là
tình hình ở Kashmir vẫn“nhạy cảm”và chính phủ cần thêm
thời gian để giải quyết.
Chưa biết tình hình giới nghiêm sẽ kéo dài đến lúc nào.
TheoTổng chưởng lý ẤnĐộ KKVenugopal, lệnhgiới nghiêm
có thể kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng nữa. Hàng chục
cá nhân và tổ chức nhân quyền, luật sư, nhà báo, học giả
Ấn Độ đã cùng ký một bức thư gửi đến Thủ tướng Ấn Độ
Narenda Modi đề nghị chính phủ rút lệnh giới nghiêm và
khôi phục quy chế đặc biệt cho bang Jammu and Kashmir
theo điều 370 hiến pháp.
Pakistan sẽ không kíchđộng
xungđột.Tuynhiên,ẤnĐộkhông
nên hiểu sai chuyện kiềm chế
của chúng tôi là sự yếu đuối.
Ngoại trưởng Pakistan
SHAH MAHMOOD QURESHI
viết trong thư gửi Chủ tịch
HĐBA LHQ Joanna Wronecka
Tiêu điểm
Trong khi Pakistan
ra sức vận động
Mỹ, Trung Quốc thì
phía Ấn Độ lại khá
bình tĩnh.
15.000
người đã cùng ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi TP
NewYork (Mỹ) đổi tên một phần Đại lộ 5 ở Manhattan,
ngay trước thápTrump theo tên cựu tổng thống Barack
Obama, tờ
TheWashington Post
ngày 13-8 đưa tin. Nếu
thành công, nơi cư trú lâu dài của Tổng thống Donald
Trump sẽmang địa chỉ mới: 725 Đại lộ Barack H. Obama.
Bà Elizabeth Rowin, chủ nhân của bản kiến nghị này,
cho biết bà nảy ra ý tưởng trên sau khi một nghệ sĩ hài
nói đùa rằng ông Trump sẽ rất tức giận nếu con đường
trước tòa tháp bị đặt tên là Obama. Tuy nhiên, theo quy
định ở New York, chỉ có người qua đời ít nhất hai năm
mới được xem xét đặt tên đường nên nhiều khả năng
kiến nghị trên sẽ không được đáp ứng.
VĨ CƯỜNG
PakistanđòiLiênHiệpQuốchọpkhẩn,
nhờMỹ can thiệpKashmir
Pakistan thừa nhận khả năng thắng ẤnĐộ về vấn đề Kashmir làmột cuộc đấu tranh về lâu dài.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook