185-2019 - page 9

9
Một vụ kẹt xe trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh: CTV
Bộ TN&MT lên tiếng vụ vịnh Hạ Long bị
nhiều dự án xâm phạm
Bộ TN&MT vừa đề nghị tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh
tình trạng nhiều dự án đầu tư đang xâm phạm đến di sản
vịnh Hạ Long, báo cáo về Bộ trước ngày 25-8. Điển hình
như dự án khu du lịch Tuần Châu, TP Hạ Long (thi công
ngoài ranh giới được giao), dự án cải tạo, nâng cấp bến
cập tàu động Mê Cung và dự án cải tạo, nâng cấp bến
cập tàu động hang Tiên Ông (thi công xây dựng khi báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt)...
Theo đó, Bộ đề nghị tỉnh Quảng Ninh rà soát lại các quy
hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư mới cũng như các dự án
đang được triển khai. Từ đó có điều chỉnh và biện pháp quản
lý kịp thời trên cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương theo hướng bền vững, đúng quy hoạch môi
trường của tỉnh, không để tác động xấu tới môi trường, cảnh
quan của vùng di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long…
“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành công tác bảo vệ môi trường đối với các chủ dự án
đầu tư; yêu cầu các chủ dự án thực hiện tốt quy định của
Luật Bảo vệ môi trường ngay từ khi xem xét đăng ký
đầu tư, chấp thuận địa điểm đầu tư; xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý, không để xảy ra
sai phạm” - Bộ TN&MT đề nghị.
TRỌNG PHÚ
Chậm khắc phục bờ kè thành hào Huế
vì gặp nhiều khó khăn
Ngày 14-8, ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung
tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đơn vị thi công
khắc phục bờ kè thành hào Huế
đang gặp phải nhiều
vấn đề khó khăn. Theo ông Tuấn, việc trục vớt đá cũ
(đá gan gà) ở dưới lòng hào sâu phải đưa lên cao nên
mất thời gian và đã xảy ra một số sự cố. Sau khi trục
vớt, đơn vị phải phân loại kích thước các viên đá và rửa
sạch, lượng đá cũ được trục vớt lên cũng không nhiều.
“Anh em đang làm báo cáo và sẽ tổ chức họp để xử lý.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ họp báo và sẽ thông tin cụ
thể hơn” - ông Tuấn nói.
Kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế nêu
rõ ban quản lý dự án, đơn vị giám sát phối hợp với các
đơn vị thu thập tư liệu liên quan đến các đoạn kè theo
như phản ánh còn khá nguyên vẹn nhưng đã bị hạ giải để
nghiên cứu, tu bổ phục hồi thí điểm theo kỹ thuật truyền
thống. Thời gian thực hiện từ ngày 30-7 đến 30-8. Đối
với bờ kè chưa thi công thì tiến hành khảo sát, đánh giá
chất lượng hiện trạng, phân loại mức độ hư hỏng và chất
lượng còn lại để xác định giải pháp tu bổ phục hồi theo ý
kiến của Cục Di sản văn hóa và các cơ quan thẩm định,
phê duyệt.
NGUYỄN DO
Theo Cục Quản lý đường bộ IV
- Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT),
hiện lượngô tô lưu thông trên cao
tốc đang tăng đột biến, khoảng
31%, cao điểm có trên 51.000 xe
mỗi ngày đêm. Phần đường dẫn
ở hai đầu cao tốc phía chợ Đệm
(TP.HCM) vàThân CửuNghĩa (tỉnh
Tiền Giang) hiện đã xuống cấp.
Trên mặt đường cao tốc đã xuất
hiện nhiều vết nứt, lún vệt bánh
xe. Số vụ tai nạn, nhất là tại vị trí
làn dừng khẩn cấp tăng gấp 1,5
lần, hơn 10 vụ, trong đó có vụ gây
chết người.
Mặt khác, việc không thu phí dẫn
đến thất thoát ngân sách nhà nước và
cũng không có chi phí để nuôi lực
lượng quản lý khai thác. Ngoài dự
án này, hiệp hội cũng khảo sát một
số dự án BOT khác ở thời kỳ trước
đây và tìm hiểu các vấn đề liên quan
đến dự án BOT để góp ý về Luật PPP
trình Quốc hội trong thời gian tới.
TS
PHẠMVĂN HÙNG,
Phó Phân viện
trưởng Phân viện Khoa học công nghệ
GTVT phía Nam:
Thấy đường
nứt mà
đau lòng
Việc thu phí trở
lại là hoàn toàn hợp
lý vì vốn đầu tư
chưa thu hồi hết.
Ngoài ra, cần phải nhanh chóng
quản lý tuyến đường này vì để như
hiện nay lưu lượng xe sẽ tăng thêm
mỗi ngày, tốc độ lưu thông trên cao
tốc giảm xuống kéo theo tải trọng
mà đường gồng gánh tăng theo hệ
số. Ví dụ, trước đây chỉ có 20.000
xe, giờ tăng lên 50.000 xe, nhân
thêm hệ số tốc độ chậm hơn thì tải
trọng đường gánh chịu phải lên tới
90.000 xe.
Hậu quả là gì? Đường sẽ nứt,
xuống cấp và sau này việc duy tu,
bảo dưỡng, sửa chữa mặt đường
cũng khó khăn hơn vì cần vốn lớn
hơn. Tôi cũng hay đi cao tốc này,
thấy đường nứt mà đau lòng. Để con
đường hàng ngàn tỉ đồng hư hỏng
như vậy thì trách nhiệm của những
người quản lý ở đâu?
Ngay từ thời điểm dừng thu phí,
phải lập tiểu ban lâm thời tiếp
quản và thu phí lại ngay lập tức
chứ không để dừng đến 7-8 tháng
như hiện nay. Nhiều tháng trời
không thu phí, đường xuống cấp,
thất thoát biết bao nhiêu tiền, ai sẽ
chịu trách nhiệm?
Anh
NGUYỄN THẮNG
,
tài xế chạy
tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương:
Tài xế đổ dồn vào cao tốc
miễn phí
Khi đi cao tốc TP.HCM - Trung
Lương, tôi không dám chạy tốc độ
lên tới 70 km/giờ vì đường xấu,
không còn tốt như trước đây nên
phải cẩn thận hơn. Tôi thấy việc
thu phí trở lại để hạn chế xe vào
KIÊNCƯỜNG
C
ao tốc TP.HCM - Trung Lương
được đầu tư hơn 9.880 tỉ đồng là
công trình đường bộ đạt chuẩn
cao tốc đầu tiên tại Việt Nam. Đáng
tiếc công trình này đang ngày một
xuống cấp nghiêm trọng và dần trở
thành quốc lộ từ khi dừng thu phí
hồi tháng 1-2019. Mới đây, Cục
Quản lý đường bộ IV, đơn vị quản
lý cao tốc đã có văn bản gửi Tổng
cục kiến nghị sớm thu phí trở lại
cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia,
chính việc thả nổi như hiện nay là
nguyên nhân gây ra tình trạng xuống
cấp của cao tốc và cần truy trách
nhiệm các đơn vị cụ thể.
PGS-TS
TRẦN CHỦNG
,
Chủ tịch
Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình
giao thông đường bộ Việt Nam:
Trạm thu phí
không chỉ để
đếm xe
Cần phải nhìn
nhận chức năng
trạm thu phí không
chỉ có việc đếm
xe lấy tiền. Trạm thu phí có vai trò
rất quan trọng trong việc điều tiết
lưu lượng xe trên tuyến, kiểm tra
được loại xe, tải trọng xe. Xe chạy
trên cao tốc thường có tốc độ 100
km/giờ nhưng hiện nay với cao tốc
TP.HCM - Trung Lương tài xế chỉ
chạy 60 km/giờ, không khác gì quốc
lộ nên hiệu quả khai thác không đạt
như mong muốn.
Qua đợt khảo sát mới đây, chúng tôi
nhận thấy tuyến đường này phương
tiện đang chạy rất hỗn loạn, không
kiểm soát cả về loại xe và tải trọng.
Hạ tầng cao tốc thì ngổn ngang, nhếch
nhác, nền đường bắt đầu xuất hiện
hằn lún bánh xe, lan can xuống cấp,
đó là điều đương nhiên khi không
có sự quản lý.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương
xuống cấp, trách nhiệm thuộc về ai?
Tình trạngmặt đường xuống cấp, lưu lượng xe đông thường xuyên xảy ra kẹt xe khiến vận tốc trung bình của
phương tiện trên cao tốc hiện tại chỉ trên 60 km/giờ.
cao tốc và sửa chữa đường là hợp
lý. Hiện lượng xe trên cao tốc đông
hơn trước rất nhiều, nhiều xe chở
nặng chạy với tốc độ rất chậm, làn
đường khẩn cấp có giới hạn tốc độ
xe cũng thi nhau chạy vào. Trước
đây, để tránh phí tài xế thường đi
vào quốc lộ, bây giờ không thu
phí họ đổ dồn vào cao tốc, đó là
tâm lý chung.
PGS-TS
NGUYỄN BÁ HOÀNG
,
Phó
Hiệu trưởng Trường ĐH GTVT TP.HCM:
Thu phí để
duy tu,
bảo dưỡng
Ở các nước, việc
thu phí ngoài vấn
đề khác như nộp
vào ngân sách nhà
nước, hoàn vốn thì còn dùng để duy
tu, bảo dưỡng con đường nên rất cần
thiết. Thu phí là để đảm bảo công
tác quản lý vận hành, khai thác.
Mặt khác, để chắc chắn về các
vấn đề kỹ thuật thì nên hạn chế
các xe quá tải, xe không đảm bảo
tải trọng vào đường cao tốc. Các
vấn đề này cần làm ngay để cao
tốc được khai thác và vận hành
tốt hơn.•
Hạ tầng cao tốc ngổn
ngang, nhếch nhác, nền
đường xuất hiện hằn
lún bánh xe, lan can
xuống cấp... đó là điều
đương nhiên khi không
có sự quản lý để phục vụ
khai thác.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook