185-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm15-8-2019
NHẪNNAM
M
ới đây, TAND TP Cần Thơ
xử sơ thẩm lần hai vụ kiện
hành chính giữa người khởi
kiện là ông Lâm Thiện Hồng và
người bị kiện là chủ tịch UBND
huyện Cờ Đỏ. Theo đó, tòa chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông
Hồng, hủy các quyết định hành
chính có liên quan.
Huyện ra quyết định
“đòi” đất cho xã
Theođơnkhởi kiện, năm1995, ông
Hồng được UBND huyện Thốt Nốt
(cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) với diện
tích 80 m
2
. Đến năm 2015, UBND
huyện Cờ Đỏ ban hành quyết định
giao cho ông Hồng 17,5 m
2
đất có
thu tiền sử dụng đất. Diện tích đất
thực tế ông đang sử dụng là 134 m
2
,
chênh lệch 36,5 m
2
so với sổ đỏ.
Ngày 5-7-2016, chủ tịch UBND
huyện Cờ Đỏ ban hành Quyết định
2218 (áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả trong lĩnh vực đất đai, trong
trường hợp không ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính) buộc khôi
phục tình trạng ban đầu, trả lại 42
m
2
đất cho UBND xã Trung Hưng.
Ngày 4-10-2016,
chủ tịch UBND
huyện Cờ Đỏ ban
hành Quyết định
2959 về việc cưỡng
chế buộc thực hiện
biệnphápkhắcphục
hậu quả.
Sauđó, ôngHồng
khởi kiện yêu cầu
hủy bỏ hai quyết
định trên vì chủ tịch UBND huyện
Cờ Đỏ ban hành Quyết định 2218
sai thẩm quyền. Thẩm quyền này
thuộc UBND xã Trung Hưng. Quyết
định 2218 cho rằng ông có hành vi
vi phạm từ năm 2013 nhưng không
lập biên bản vi phạm tại thời điểm
này mà đến năm 2016 mới lập biên
bản là không đúng. Quyết định này
không căn cứ vào biên bản vi phạm
hành chính nhưng lại buộc ông khắc
phục hậu quả do hành vi vi phạm
là thiếu căn cứ và không phù hợp
với quy định
của pháp luật.
Mặtkhác,theo
ôngHồng,quyết
định buộc khắc
phục hậu quả,
trả lại đất đã lấn
chiếm nhưng
UBND huyện
không đưa ra
căn cứ xác định
đất này thuộc quyền quản lý của
xã Trung Hưng. Ông đã san lấp
mặt bằng, xây dựng nhà cửa kiên
cố nhưng UBND huyện buộc tháo
dỡ mà không hỗ trợ bồi thường là
không thỏa đáng.
Không có cơ sở nói dân
lấn chiếm 42 m
2
đất
Phía người bị kiện cho rằng quá
trình ban hành các quyết định hành
chính, chủ tịch UBND huyện Cờ
Đỏ đã thực hiện đúng thẩm quyền
và đúng các trình tự, thủ tục theo
quy định. Vì vậy, người bị kiện đề
nghị tòa bác yêu cầu của ông Hồng.
Xử sơ thẩm lần hai, tòa nhận định
phía người bị kiện cho rằng ông
Hồng lấn chiếm đất của UBND xã
Trung Hưng theo giấy chứng nhận
được cấp năm 1991. Tuy nhiên, đến
nay không xác định rõ đất của xã là
bao nhiêu, những người dân trong đó
có ông Hồng lấn chiếm bao nhiêu.
Mặt khác, ông Hồng được cấp sổ
đỏ 80 m
2
, sau đó được giao thêm
17,5 m
2
. Diện tích còn lại đang sử
dụng ngoài sổ đỏ là 36,5 m
2
nhưng
quyết định lại buộc khắc phục 42
m
2
là không đúng.
Theo tòa, không có cơ sở cho rằng
ông Hồng lấn chiếm 42 m
2
đất của
UBND xã Trung Hưng theo Quyết
định 2218 để buộc ông Hồng phải
khắc phục hậu quả. Yêu cầu của
người khởi kiện về vấn đề này có
cơ sở được chấp nhận.
Đối với Quyết định 2959, tòa
cho rằng quyết định này ban hành
để cưỡng chế thực hiện Quyết định
2218 trong thời gianQuyết định 2218
đang chờ giải quyết khiếu nại. Do
Quyết định 2218 chưa có hiệu lực
thi hành nên việc ban hành Quyết
định cưỡng chế 2959 là không có
cơ sở pháp lý. Cạnh đó, Quyết định
2218 bị hủy về hình thức, nội dung
nên Quyết định 2959 cũng bị hủy.
Từ đó tòa chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của ông Hồng, hủy cả hai
quyết định 2218 và 2959 của chủ
tịch UBND huyện Cờ Đỏ.•
Tòaxửchủ tịchhuyện
thua kiện dân
Lần đầu tòa tỉnh xử dân thua kiện chủ tịch huyện. Sau khi
tòa cấp trên hủy án, tòa lại tuyên dân thắng kiện.
Ông LâmThiệnHồng sau phiên tòa sơ thẩmthắng kiện chủ tịchUBND
huyện CờĐỏ. Ảnh: NHẪNNAM
Theo tòa, không có cơ
sở cho rằng ông Hồng
lấn chiếm 42 m
2
đất của
UBND xã Trung Hưng
theo Quyết định 2218
để buộc ông Hồng phải
khắc phục hậu quả.
Tòa từng bác yêu cầu khởi kiện
Trước đó, xử sơ thẩm lần đầu năm 2017, TAND TP Cần Thơ đã bác yêu
cầu khởi kiện của ông Hồng. Sau đó, ông Hồng kháng cáo.
Xử phúc thẩm vào năm 2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM nhận định
cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì: 1) không đưa
UBND xã Trung Hưng vào tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án; 2) Không thực hiện các trình tự, thủ tục, thu
thập chứng cứ, trình bày, tự khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là UBND xã Trung Hưng; 3) Không thu thập các tài liệu, chứng cứ
khác có liên quan đến quyền sử dụng đất của UBND xã Trung Hưng, liên
quan việc mua bán đất giữa UBND xã Trung Hưng với ông Hồng để làm
căn cứ giải quyết vụ án.
Từ đó TAND Cấp cao tại TP.HCM xử hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về
cho TAND TP Cần Thơ xét xử lại. Và nay TAND TP Cần Thơ đã xử lại với kết
quả như trên.
Lừamẹ nuôimua
đất ảo
,
bị tòa tăngán
Người mẹ nuôi cũng là người bị hại xin giảmnhẹ
hình phạt cho bị cáo, nhưng tòa phúc thẩm
không chấp nhận, phạt nặng hơn.
Ngày 14-8, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm vụ lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Võ Thị Mỹ Hồng (27 tuổi, ngụ
quận Ô Môn) do có kháng cáo của bị cáo, người bị hại và kháng
nghị của VKSND quận Ô Môn. Người bị hại là mẹ nuôi, người
nhận nuôi bị cáo từ lúc còn rất nhỏ.
Theo đó, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin
hưởng án treo vì đang nuôi con nhỏ dưới ba tuổi. Người bị hại
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. VKSND quận Ô
Môn kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo.
Theo hồ sơ, đầu tháng 3-2017, bà M., mẹ nuôi của Hồng, nói
với Hồng cần mua đất để ở. Do thiếu tiền tiêu xài cá nhân nên
Hồng nảy sinh ý định lừa mẹ mình để chiếm đoạt tiền. Hồng
nói dối mẹ có bạn làm môi giới đất đai và cho bà M. biết có một
mảnh đất ở khu dân cư Hưng Phú (thuộc quận Cái Răng) đang
cần bán với giá 210 triệu đồng.
Nghe thế, bà M. kêu Hồng chở đi xem đất. Hồng chở bà M.
đến khu đất trống ở khu dân cư Hưng Phú, chỉ một mảnh đất
trống để bà tin nhưng thực chất đất đó không ai rao bán. Ba ngày
sau, bà M. đồng ý mua mảnh đất Hồng chỉ và đưa cho Hồng 100
triệu đồng để đặt cọc.
Hồng mua một biên nhận ở tiệm tạp hóa và đặt con dấu “Đã
thu tiền” trên Facebook và ký tên người môi giới, đóng dấu vào
tờ biên nhận tiền cọc 100 triệu đồng rồi đưa lại cho mẹ.
Sau đó, Hồng lên mạng tìm người làm giả sổ đỏ với giá 15
triệu đồng. Hồng tự soạn cả hợp đồng chuyển nhượng cho bà M.,
rồi đưa sổ đỏ giả cho bà M. để bà đưa nốt cho Hồng 110 triệu
đồng.
Đến tháng 12-2017, bà M. muốn mua thêm mảnh đất nữa và
nói với Hồng thì Hồng lại tiếp tục lừa bà với hình thức như trên
để lấy thêm 210 triệu đồng nữa. Tổng cộng Hồng lừa lấy của mẹ
420 triệu đồng.
Ngày 28-5-2018, bà M. bán hai mảnh đất trên cho bà DTH với
số tiền 1,54 tỉ đồng. Bà M. đưa cho bà H. hai sổ đỏ nói trên để
người mua làm thủ tục sang tên. Con bà H. đem hai sổ đỏ này
đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Cái Răng để
làm thủ tục thì phát hiện đây là giấy tờ giả. Lúc này bà M. mới
biết bị Hồng lừa và trả toàn bộ tiền bán đất cho bà H.
Hồ sơ thể hiện việc xác minh ở ngân hàng cho thấy không có
giao dịch chuyển tiền của Hồng cho người tên Vương như Hồng
khai nên không xác định được người làm giả sổ đỏ cho Hồng là ai.
Tại tòa, trình bày thêm lý do xin giảm nhẹ hình phạt cho người
con hư hỏng, mẹ bị cáo nói: “Tôi nuôi nó từ nhỏ đến lớn, nó
không gạt ai bao giờ”. Nghe vậy, vị thẩm phán nói với người bị
hại: “Đến mẹ còn gạt thì nói chi người ngoài”.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định bị cáo và người bị hại
kháng cáo nhưng không có chứng cứ mới nên không có căn cứ
chấp nhận. Đối với kháng nghị của VKS, tòa cho rằng bị cáo là
người hiểu biết pháp luật. Giữa bị cáo và người bị hại có mối
quan hệ là người thân, cùng chung sống trong gia đình nhưng bị
cáo có sự chuẩn bị phạm tội rất tinh vi và phạm tội đến cùng…
Bị cáo chỉ thành khẩn khai báo nhất định. Bị cáo thực hiện
hành vi phạm tội hai lần nhưng cấp sơ thẩm không áp dụng tình
tiết tăng nặng là còn thiếu sót. Cấp sơ thẩm chưa đánh giá hết
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xét xử bị cáo ba năm tù
là không đúng và không nghiêm.
Từ đó tòa chấp nhận kháng nghị của VKS, sửa án sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo bảy năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, tòa cũng kiến nghị Cơ quan CSĐT Công an quận Ô
Môn tiếp tục điều tra làm rõ hành vi làm giả hai sổ đỏ.
THÙY DUNG
Bị cáoHồng tại tòa ngày 14-8. Ảnh: NN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook