196-2019 - page 17

13
“Nhà trọ 1.500 đồng”
nức tiếng ở Cần Thơ
CẨMGIANG
C
hị LữThanh Linh, người
khởi xướng và xây dựng
“nhà trọ 1.500 đồng”,
chia sẻ: “Là những người trẻ,
chúng tôi hiểu rằng bản thân
mình cần làm điều gì đó để
chia sẻ với những hoàn cảnh
kém may mắn”.
Khang trang, sạch đẹp
ngoài mong đợi
Ngôi nhà trọ mang tên
KiếnAn Resident tại hẻm 16
đường 30/4, quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ, được xây dựng
và mở cửa đón khách vào
tháng 7-2019 sau năm tháng
khởi công xây dựng. Nơi đây
trở thành chỗ dừng chân yên
ấm cho những người vô gia
cư, bán vé số, người khuyết
tật,… ở TP Cần Thơ với giá
nghỉ trọ chỉ từ… 1.500 đến
22.000 đồng.
Bước chân vào ngôi nhà trọ
này, những người vô gia cư
ắt hẳn khó tin đây là sự thật.
Và không chỉ có người vô gia
cư mà bất cứ ai vào đây cũng
phải thốt lên vì từng căn phòng
trọ quá sạch, đẹp, gọn gàng.
Khách trọ đầu tiên đến đây là
cặp vợ chồng bán vé số, người
chồng khuyết tật và đứa con
nhỏ. Hôm đó trời mưa to, cả
gia đình bị ướt lạnh, đứa bé run
rẩy nằm trong vòng tay cha.
Có người tốt đã giới thiệu họ
vào đây ở. Đến nay, gia đình
anh chị xem đây như là ngôi
nhà thứ hai của mình.
Cụ Trần Thị Ơn (87 tuổi),
đang ở tại một căn phòng trọ
nơi đây, chia sẻ trước nay cụ
sống chung với gia đình con
trai út. Gia đình nghèo quá
nên phải đi ở trọ chứ không
có nhà để ở. Gần đây, con trai
cụ bị bệnh sốt rồi giờ bị tai
biến, cộng thêm hai đứa con
nhỏ nên kinh tế gia đình phụ
thuộc chính vào người con
dâu. Một lần,
cụ nghe mọi
người nói về
nơi đây, cụkêu
conđixemnhư
thế nào rồi xin
vào đây ở để
giảmbớt phần
nào khó khăn
cho con. “Tôi
vàođâyởđược
hơn một tuần rồi, bà chủ và
nhân viên ở đây rất tốt. Họ
chăm sóc, quan tâm tôi như
là người nhà của mình vậy. Ở
đây rất đẹp, mát mẻ và sạch
sẽ” - cụ Ơn cho hay.
Chị Thanh, con dâu cụ Ơn,
cho hay: “Nếu không có hai
đứa con nhỏ thì vợ chồng tôi
cũng muốn vào đây ở. Ở đây
rẻ hơn ở trọ, sạch sẽ, thoáng
mát và được trang bị vô cùng
khang trang như thế này. Chưa
kể là mọi người ở đây họ tử
tế vô cùng”.
Từ nỗi xót xa với
bệnh nhân nghèo
“Nhà trọ 1.500 đồng” được
xây dựng bởi chị Lữ Thanh
Linh và cộng sự. Về ý tưởng,
chị Linh kể: “Nhiều lần vào
thăm, chăm sóc người nhà,
bạn bè điều trị tại BV Ung
bướuTP.HCM, tôi chứng kiến
cảnh nhiều bệnh nhân, người
nuôi bệnh phải nằm dưới sàn
hành lang lạnh lẽo. Nếu hôm
nào trời nắng thì đỡ, khi trời
mưa thì nước mưa tràn vô ướt
hết nhưng họ vẫn cố nằm vì
không có sự lựa chọn nào tốt
hơn. Hầu hết họ đều có cuộc
sốngkhókhăn,
vất vả, căng
mình chống
chọi với bệnh
tật nên tôi và
các cộng sự
của mình nảy
ra ý tưởng xây
dựng ngôi nhà
này”.
Ở “nhà trọ
1.500 đồng”, mỗi hoàn cảnh
khác nhau sẽ được hỗ trợmức
giá khác nhau. Với những
người vô gia cư bị khuyết tật
sẽ được hỗ trợ với giá 1.500
đồng/ngày đêm; người bệnh
nan y có hoàn cảnh khó khăn
sẽ có mức giá là 17.500 đồng/
ngàyđêmvà22.000đồng/ngày
đêm đối với những người có
hoàn cảnh bình thường.
Chỉ chính thức hoạt động
được gần hai tháng, khu phòng
trọ đã được nhiều người biết
đến, tiếng lành nhanh chóng
được truyền đi, khích lệ không
ít cá nhân, doanh nghiệpmong
muốn được ủng hộ để nơi đây
có điều kiện thuận lợi nhằm
tiếp tục duy trì hoạt động.
Nhưng chị Linh và các cộng
sự của mình đặt ra nguyên tắc
là “người thật, việc thật”, nơi
đây chỉ nhận những đóng góp
vật chất như gạo, gối, nệm,
chăn,… tuyệt đối không nhận
tiền mặt.
“Phươngchâmcủaviệcthành
lập ngôi nhà này là góp phần
giúp đỡ những hoàn cảnh khó
khăn bằng những hoạt động
thiết thực nhất chứ không
phải vì mục đích nào khác.
Vì vậy, chúng tôi không nhận
tiềnmặt dưới bất kỳ hình thức
nào. Nếu giúp đỡ những hoàn
cảnh khó khăn bằng tiền thì
chúng tôi sẽ làm cầu nối để
cả người cho và người nhận
gặp nhau trực tiếp” - chị Linh
khẳng định.
“Từ sự san sẻ cho người
kémmaymắn, chúng tôimong
muốn giới trẻ hãy biết sống
nhiều hơn cho cộng đồng,
xã hội để cùng nhau tạo nên
những giá trị thực tiễn tới
những mảnh đời khó khăn,
bất hạnh” - chị Linh tâm sự.•
“Ở đây rẻ hơn ở trọ,
sạch sẽ, thoáng mát
và được trang bị vô
cùng khang trang
như thế này. Chưa
kể là mọi người ở
đây họ tử tế vô cùng”
- người thuê trọ.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư28-8-2019
Với 1.500 đồng trong tay, bạn không đủ trả tiền ly trà đá chứ đừng nghĩ
đến chỗ trọ. Nhưng ở đây, chỉ với số tiền ít ỏi này, người nghèo có ngay
một chỗ trọ tươm tất.
Đổ xô bắt sâubanmiêu
bángiábạc triệu, coi
chừngmấtmạng
Nhiều ngày nay, thương lái đổ xô đến Kon Tum
mua bán sâu ban miêu để đưa sang Trung Quốc với
giá 1,5 triệu đồng mỗi ký, nói để làm thuốc.
Thấy giá cao, nhiều người dân ở Kon Tum đã đổ
xô đi lùng bắt sâu ban miêu để bán mà không hề biết
rằng loài sâu này tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng.
ThS-BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung
tâm chống độc, BV Bạch Mai, Hà Nội, cho biết sâu
ban miêu có tên khoa học là Cantharis vesicatoria,
hay còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Đây
là loài sâu có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài
khoảng 15-20 mm, ngang 4-6 mm, đầu hình tim, có
rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân sâu có 11
đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Trên hai
cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ
nhạt, cũng có loài thân màu vàng với các điểm hay
các dải ngang màu đen.
Ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng
nếu gặp sẽ rất nặng nề, tỉ lệ tử vong rất cao và gây
khó khăn cho hầu hết bác sĩ cấp cứu ban đầu khi tiếp
xúc với loại ngộ độc này. Độc tố của sâu ban miêu là
cantharidin, hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ
thể, từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận, máu…
Trên thế giới cho tới nay chưa có phác đồ điều trị
hiệu quả ngộ độc sâu ban miêu. Việc điều trị thực tế
thay đổi và tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất
hiện có cũng như khả năng hồi sức của cơ sở.
“Tại Trung tâm chống độc, trong vòng vài năm
gần đây ghi nhận gần chục trường hợp ngộ độc sâu
ban miêu mức độ rất nặng. Hai trong số đó tử vong,
một được cứu sống nhưng để lại nhiều biến chứng
như suy thận, viêm phổi, viêm gan, chi phí điều trị
rất nặng nề. Duy nhất một trường hợp được cứu
sống không để lại di chứng” - BS Nguyên cho biết.
Cũng theo BS Nguyên, tháng 8-2016, trung tâm
đã cấp cứu một gia đình bốn người ở Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa vì ăn sâu ban miêu. Các bệnh nhân sau
ăn khoảng 20-30 phút xuất hiện đau rát cổ họng, đau
bụng, nôn ra dịch máu, đại tiện phân lỏng. Tại BV
tỉnh Thanh Hóa, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có
kèm theo suy thận, toan chuyển hóa nên đã chuyển
ra Trung tâm chống độc BV Bạch Mai.
Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo sâu và bọ xít
có nhiều loài khác nhau, trong đó nhiều loài có chất
độc. Thông tin y học về độc tính của các loài sâu,
bọ xít hiện nay còn ít. Để phòng tránh ngộ độc, bên
cạnh một vài dạng sâu đã được biết rõ ràng có thể
dùng làm thực phẩm (ví dụ nhộng tằm), người dân
tuyệt đối không được sử dụng bọ xít và sâu làm thực
phẩm hoặc cho vào vị thuốc dù chế biến bằng bất kỳ
cách nào. Nếu phải đi bắt sâu, người dân chú ý sử
dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực
tiếp với da, đặc biệt là mắt.
AN HIỀN
Người đàn ông bị lưỡi cưa cắt sâu
ngang bụng
Chiều 27-8, TS-BS Nguyễn Văn Châu, Tổng giám
đốc BV đa khoa Xuyên Á (TP.HCM), cho biết bệnh
viện vừa cứu sống ông VT (30 tuổi, ở TP.HCM) bị
lưỡi cưa cắt sâu ngang bụng.
Trước đó ông T. được người thân đưa đến bệnh
viện trong tình trạng nguy kịch, phần ruột lộ ra
ngoài ổ bụng được che tạm bằng một chiếc tô.
Người thân cho biết ông T. đang vận hành máy
cưa gỗ thì bất ngờ lưỡi cưa văng khỏi máy và cắt sâu
ngang bụng dài hơn 20 cm. Ngay lập tức ông được
đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ nhận định vết thương sâu đã làm đứt
hoàn toàn gân cơ ở thành bụng, đứt và rách nhiều
nơi ở ruột non. Mạc treo ruột cũng bị rách, đang
chảy máu.
Các bác sĩ nhanh chóng làm sạch vết thương, cầm
máu và cắt bỏ đoạn ruột non bị tổn thương nặng,
khâu những vùng ruột non bị rách. Trong quá trình
phẫu thuật, ông T. được truyền bốn đơn vị máu.
Hiện ông T. đã qua cơn nguy kịch và được các bác
sĩ tiếp tục chăm sóc.
TRẦN NGỌC
Khách trọ đầu tiên - cặp vợ
chồng bán vé số và căn phòng
trọ đủ tiện nghi. Ảnh: C.GIANG
Tiêu điểm
Nhà được xây hai tầng, 15
phòngvới60giường. Mỗiphòng
có bốn giường, được trang bị
máy quạt, máy lạnh và tủ đồ cá
nhân riêng. Phía trước và sau
ngôi nhà đều có ban công để
mọi người có thể ngồi uống trà
và trò chuyện với nhau.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook