196-2019 - page 9

9
Tháng 8-2019, UBND tỉnh Tiền
Giang đã phê duyệt điều chỉnh
dự án và ký kết phụ lục hợp đồng
điều chỉnh dự án. Theo đó, dự án
được điều chỉnhvới tổngmức đầu
tư 12.668 tỉ đồng (tổng mức đầu
tư ban đầu của dự án là 14.678 tỉ
đồng); trong đó vốn ngân sách
nhà nước hỗ trợ là 2.186 tỉ đồng,
nguồn vốn BOT 10.482 tỉ đồng
(vốn vay từ các NH thương mại là
7.694 tỉ đồng).
ngay khi Chính phủ có quyết định
cấp vốn ngân sách thì hợp đồng tín
dụng được ký kết. “Tất cả công tác
cần được triển khai ngay để đảm bảo
tiến độ thông xe vào cuối năm 2020
và hoàn thành vào năm 2021. Để cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không
lỗi hẹn với 20 triệu dân ĐBSCL.
Không để cao tốc
miền Tây xây đi
xây lại, xây hoài
chẳng xong” - Phó
Thủ tướng nói.
Ông Lê Văn
Hưởng, Chủ tịch
UBND tỉnh Tiền
Giang, khẳng định
với Phó Thủ tướng: Với trách nhiệm
là cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
UBND tỉnh quyết tâm cùng tháo gỡ
các khó khăn, đảm bảo cao tốc Trung
Lương -MỹThuận sẽ kịp thông tuyến
đúng tiến độ nếu được bố trí đủ vốn.
NH yêu cầu chủ đầu tư
tăng vốn
Dự án đầu tư xây dựng đường cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai
trò đặc biệt quan trọng kết nối khu
vực ĐBSCLvới TP.HCMvà khu vực
kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy
nhiên, sau 10 năm triển khai, dự án
mới đạt 25% khối lượng công việc.
Dự án từng bị đình trệ và chậm tiến
độ bởi nhiều vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện, trong đó
vướng mắc lớn nhất tại dự án này
là phương án tài chính.
Theo ông Hồ Minh Hoàng, Chủ
tịch HĐQT Công ty cổ phần Đèo
Cả, sau hơn ba tháng tái khởi động
dự án, các nhà thầu đã nỗ lực hết
sức nhưng vẫn gặp
khó khăn rất lớn
về vốn. Đối với
nguồn vốn ngân
sách, Chính phủ
ghi vốn hỗ trợ cho
dự án 2.186 tỉ đồng
nhưng thực tế đến
nay chưa có ý kiến
chấp thuận của UBTVQH. Do vậy,
chưa thể xác định được kế hoạch
bố trí vốn, thời gian giải ngân vốn
làm cơ sở đảm bảo phương án tài
chính của dự án, phương án vay
vốn. Riêng vốn tín dụng, hiện các
NH đang thẩm định phương án tài
chính tín dụng của dự án, các điều
kiện hồ sơ do doanh nghiệp dự án
cung cấp cơ bản đáp ứng được yêu
cầu của NH. Tuy nhiên, nhóm NH
đồng tài trợ vốn sau khi họp bàn cho
biết họ vẫn chưa đủ vốn cho dự án.
Ông Hoàng cũng cho hay ngày
21-8 vừa qua, NH Vietinbank đã
có báo cáo gửi NH Nhà nước, xác
định NH TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng (VPBank) không tiếp tục
tham gia đồng tài trợ nên mức tài
trợ vốn dự kiến cho dự án cần tối
thiểu 5.800 tỉ đồng. Ngoài ra, NH
yêu cầu nhà đầu tư phải tăng vốn
lên 3.800 tỉ đồng, tăng hơn so với
mức của UBND tỉnh Tiền Giang
đã phê duyệt 2.787 tỉ đồng (chênh
lệch 1.013 tỉ đồng).
“Hiện tại nhà đầu tư đã cân nhắc
có thể chấp nhận phương án nâng
vốn chủ sở hữu lên mức 3.400 tỉ
đồng nhưng NH chưa thống nhất.
Các NH đồng tài trợ vốn xác định
còn thiếu 400 tỉ đồng mới thu xếp
vốn cho dự án. Mặt khác, với yêu
cầu này của các NH thì UBND tỉnh
Tiền Giang sẽ phải phê duyệt điều
chỉnh lại phương án tài chính của dự
án. Hiện các NH chưa thu xếp vốn
cho dự án” - ông Hoàng cho biết.
Trước đó chủ đầu tư cho biết đến
nay đã huy động góp vốn chủ sở
hữu 2.500 tỉ đồng tham gia dự án
và đã hoàn thành 25% khối lượng
công trình (ba tháng qua đã tăng
hơn 10% so với khối lượng thực
hiện trong 10 năm trước đây).
Phía UBND tỉnh đã ứng ngân sách
địa phương năm 2019 hơn 278 tỉ
đồng để chi trả tiền bồi thường
cho các hộ dân. Đến nay đã bàn
giao 50,77/51,1 km mặt bằng (đạt
99,34%).
ĐÔNGHÀ
N
gày 27-8, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ cùng lãnh
đạo các bộ, ngành trung ương
đã trực tiếp khảo sát dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận và làm
việc tại tỉnh Tiền Giang.
Chính phủ cam kết
hỗ trợ vốn
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng
VươngĐìnhHuệ khẳng định: “Chính
phủ cam kết sẽ hỗ trợ 2.186 tỉ đồng
cho dự án. Văn bản này đã được gửi
đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) từ ngày 15-8. Các cơ
quan của QH cũng đã có thẩm định
sơ bộ, ngay khi UBTVQH đồng tình,
Chính phủ sẽ có văn bản hỗ trợ vốn
cho Tiền Giang. Chính phủ đã cam
kết thì các tổ chức tín dụng và nhà
đầu tư không phải lo lắng”.
Hiện nhà đầu tư đã góp vào dự
án 3.400 tỉ đồng (khoảng 27%), tuy
chưa đủ mức 30% như quy định
nhưng mức đầu tư này đã cao. Phó
Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư tiếp
tục ứng vốn đủ 30% theo quy định
ngay trong tháng 9. Đồng thời,
phía chủ đầu tư cần đàm phán với
NH Vietinbank (ngân hàng (NH)
đầu mối) về hợp đồng tín dụng để
Phó Thủ tướng:
“Đừng để cao tốc
miền Tây xây hoài
không xong”
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm
Anh Tuấn cho biết ngoài vốn ngân
sách nhà nước chưa được giải ngân,
việc các tổ chức tín dụng chưa
giải ngân nguồn vốn tín dụng cho
dự án đã gây khó khăn cho doanh
nghiệp vì nguồn vốn này chiếm tỉ
trọng lớn của dự án. Trước đó, vào
ngày 21-8, UBND tỉnh đã có buổi
làm việc giữa doanh nghiệp dự án
và các tổ chức tín dụng tham gia
tài trợ vốn để đàm phán các nội
dung liên quan đến hợp đồng tín
dụng. UBND tỉnh cũng đã đề nghị
các NH cấp tín dụng sớm ký lại
hợp đồng tín dụng, sớm giải ngân
nguồn vốn tín dụng tạo điều kiện
cho doanh nghiệp dự án tập trung
thi công công trình.•
Rác ứđọngkhắpnơi ởQuảngNam
“Chính phủ đã cam kết
thì các tổ chức tín dụng
và nhà đầu tư không
phải lo lắng” - Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ
khẳng định.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc tuyến đường 40B từ
huyện Phú Ninh đến huyện Tiên Phước xuất hiện nhiều
điểm tập kết rác tự phát. Tại chợ Tam Dân (huyện Phú
Ninh), rác thải chất thành đống phía sau chợ, rác để nhiều
ngày dưới trời mưa, bốc mùi hôi thối.
Ông Trần Văn Cảnh, người bán hàng ở chợ Tam Dân, cho
biết nhiều ngày qua xe môi trường không đến thu gom rác.
Trong khi đó người dân, tiểu thương, nhiều hộ giết mổ gia
cầm vứt rác, nội tạng gia cầm ra đường khiến môi trường bị
ô nhiễm nghiêm trọng.
Tương tự, tại huyện Tiên Phước, hàng chục điểm tập kết
rác thải tự phát xuất hiện hai bên đường. Theo ông Phan
Minh Huynh (xã Tiên Thọ), khu vực trước nhà ông vô tình
trở thành khu tập kết rác bất đắc dĩ vì hai tuần qua xe rác
không đến thu gom.
Tại thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước), rác cũng được
tập kết phía sau các chợ, dọc đường các khu dân cư. Chính
quyền phải vận động người dân tự xử lý rác bởi ở Quảng
Nam đang có dịch sốt xuất huyết rất nguy hiểm. “Địa phương
đã nhiều lần họp để thông báo tình trạng cấp bách và yêu cầu
người dân chủ động phân loại rác. Với những loại rác có thể
tự tiêu hủy như lá cây, giấy thì người dân tự tiêu hủy. Đối với
rác khó phân hủy thì gom lại để xe thu gom rác của xã chở
đến khu xa dân cư. Chúng tôi mong muốn sớm khắc phục
tình trạng ùn ứ rác để đảm bảo đời sống của người dân” - bà
Lê Thị Bích Lài (thị trấn Tiên Kỳ) nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọ, Phó Tổng giám
đốc Công ty CP MTĐT Quảng Nam, cho biết đơn vị đã thu
gom rác trên 10 huyện, TP, thị xã trên toàn tỉnh. Lượng rác
mỗi ngày khoảng 1.000 tấn nhưng đơn vị chỉ thu gom được
khoảng 400 tấn, số còn lại phải chấp nhận tồn đọng ở các
địa phương. Ông Ngọ cũng cho hay hiện đơn vị tập trung
thu gom rác ở nội thành TP Tam Kỳ, huyện Đại Lộc và thị
xã Điện Bàn chở đến khu xử lý rác xã Tam Nghĩa (huyện
Núi Thành) và xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc). Đối với các
địa phương khác, sắp tới công ty sẽ phối hợp với các đơn
vị của tỉnh tiếp tục đối thoại với người dân tại hai khu xử lý
rác để giải quyết dứt điểm tình trạng rác ứ đọng.
“Nhiều ngày qua xe rác của công ty không đến được các
huyện là do gặp sự cố tại khu xử lý rác xã Tam Xuân 2,
chính quyền và công ty đang tập trung giải quyết. Khi nào
khu xử lý rác Tam Xuân 2 hoạt động lại thì các địa phương
sẽ dần dần ổn định trở lại” - ông Ngọ nói.
Trước tình trạng rác thải ứ đọng, ngày 26-8, Sở TN&MT
tỉnh Quảng Nam đã có công văn gửi UBND các huyện, thị
xã, TP đề nghị nghiên cứu giải pháp quản lý, hạn chế mức
thấp nhất các tác động đến môi trường trong thời gian chờ
xử lý sự cố.
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam,
cho biết đối với việc triển khai lò đốt rác xã Đại Nghĩa,
mong nhân dân ủng hộ để sớm ổn định tình hình. Đối với
khu xử lý rác Tam Xuân 2, Công ty CP MTĐT phải khắc
phục sự cố và chôn lấp theo kế hoạch. Nếu kéo dài sẽ gây
ảnh hưởng môi trường vì mùa mưa đến gần và cũng tăng áp
lực cho khu xử lý rác Tam Nghĩa. “Sở TN&MT đã gửi văn
bản đến các địa phương đề nghị tạm thời sử dụng các trạm
trung chuyển để tập kết rác. Có giải pháp rào chắn, bao che
cách ly, không phát tán ra bên ngoài. Công ty CP MTĐT
hỗ trợ địa phương chế phẩm, hóa chất xử lý khử mùi” - ông
Thanh nói.
THANH NHẬT
Rác ứ đọng phía sau chợ Tiên Kỳ. Ảnh: THANHNHẬT
Dự án cao tốc Trung Lương - MỹThuận sẽ đảmbảo
thông tuyến vào năm2020 nếu được bố trí đủ vốn.
Phó Thủ tướng VươngĐìnhHuệ khảo sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: ĐÔNGHÀ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook