200-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 2-9-2019
Luật sư
HỒNGỌCDIỆP
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
ngày
29-8 có bài phản ánh bị cáo
Nguyễn Thị Lan Anh (41
tuổi, trú xã Trịnh Xá, TP Phủ Lý,
Hà Nam) trong khi xô xát đã dùng
thùng nhựa đựng sơn huơ trúng
người bị hại. Mặc dù tỉ lệ thương
tích của bị hại chỉ 2% nhưng bị
cáo vẫn bị TAND TP Phủ Lý tuyên
phạt sáu tháng tù về tội cố ý gây
thương tích theo điểm a khoản 1
Điều 134 BLHS 2015 với tình tiết
dùng hung khí nguy hiểm.
Hướng dẫn bị hiểu
quá rộng
Tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần I Nghị
quyết 02/2003 của Hội đồng Thẩm
phánTANDTối caoquyđịnhphương
tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ
được chế tạo ra nhằm phục vụ cuộc
sống của con người (trong sản xuất,
trong sinh hoạt). Ngoài ra là những
vật mà người phạm tội chế tạo ra
nhằm làm phương tiện thực hiện tội
phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên
mà người phạm tội có được và nếu
sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật
đó tấn công thì sẽ gây nguy hiểm
đến tính mạng hoặc sức khỏe của
người khác.
Để minh họa, nghị quyết đưa ra
một số ví dụ về công cụ, dụng cụ
như búa, đinh, dao phay, các loại dao
sắc, nhọn…Về vật có sẵn trong tự
nhiên như gạch, đá, đoạn gậy cứng,
chắc, thanh sắt...
Nhưng do nội dung hướng dẫn
được cấu tạo theo hướng mở (thể
hiện bằng dấu ba chấm (…) ở các
ví dụ) nên hiện nay, hầu hết cơ quan
tiến hành tố tụng đều có xu hướng
diễn giải hoặc hiểu về khái niệm
này ở phạm vi rất rộng. Theo đó,
bất kỳ công cụ hay phương tiện nào
mà người phạm tội sử dụng, dẫn đến
việc gây thương tích cho nạn nhân
đều bị xem là dùng hung khí hay
phương tiện nguy hiểm.
Về mặt kỹ thuật lập quy, cách
hiểu này không phù hợp với tinh
thần hướng dẫn của Nghị quyết
02/2003. Bởi lẽ cho dù điều luật
được cấu tạo theo hướng mở thì khi
áp dụng chúng ta vẫn phải tuân theo
nguyên tắc áp dụng tương tự. Tức
là những công cụ, dụng cụ hay vật
có sẵn trong tự nhiên nào được xem
là phương tiện nguy hiểm thì trước
hết bản thân nó phải có những đặc
điểm, tính chất tương tự như những
vật dụng, phương tiện mà điều luật
đã liệt kê.
Không thể đồng nhất tính nguy
hiểm của vật dụng là con dao, chiếc
kéo sắc nhọn với một que tăm hay
thậm chí là một chiếc ống hút bằng
nhựa, mặc dù các vật dụng này nếu
được người phạm tội sử dụng thì
trong những trường hợp nhất định
đều có thể gây ra thương tích cho
nạn nhân. Chẳng hạn, chiếc ống
hút bằng nhựa khi đâm vào mắt có
thể gây thương tích nhưng nếu tác
động vào các bộ phận khác của cơ
thể thì không có khả năng gây ra
nguy hiểm. Vì vậy, sẽ là điều phi
lý khi đánh đồng tính nguy hiểm
của vật dụng này với các loại hung
khí, phương tiện nguy hiểm khác.
Cần suy luận đối nghịch
Suy luận đối nghịch là một trong
những nguyên tắc dùng để tìm hiểu
ý chí của nhà lập pháp (lập quy) khi
gặp phải một điều luật có nội dung
không rõ ràng hoặc gây ra nhiều
cách hiểu khác nhau. Theo nguyên
tắc này, người ta có thể áp dụng một
giải pháp ngược lại với nội dung mà
điều luật đã nêu ra.
Chẳng hạn, điều luật dùng khái
niệm hung khí hay phương tiện
nguy hiểm và đưa ra một số công
cụ, vật dụng để minh họa cho khái
niệm này. Tức là nghịch với chúng
sẽ có những công cụ, đồ vật không
phải là hung khí hay phương tiện
nguy hiểm. Nói cách khác, nhà
làm luật dùng khái niệm phương
tiện nguy hiểm là để phân biệt với
những phương tiện không nguy
hiểm. Nếu cho rằng tất cả công cụ,
phương tiện là nguy hiểm thì sẽ
không cần có nội dung hướng dẫn
như Nghị quyết 02/2003.
Mặt khác, về bản chất của sự vật,
một công cụ, phương tiện được
xem là nguy hiểm khi bản thân nó
chứa đựng khả năng gây ra nguy
hiểm. Các phương tiện này có thể
gây nguy hiểm đối với tính mạng,
sức khỏe con người mà không nhất
thiết phụ thuộc vào cách sử dụng
của người phạm tội.
Một con dao hay chiếc kéo sắc
nhọn tự bản thân nó luôn tiềm tàng
khả năng gây nguy hiểm, thương tích
cho con người, ngay cả khi được sử
cho mục đích sinh hoạt hằng ngày.
Vì vậy, nếu người phạm tội dùng
các vật dụng này để tấn công người
khác thì rõ ràng mức độ nguy hiểm
sẽ cao hơn so với các vật dụng thông
thường khác. Đây cũng chính là lý
do nhà làm luật xếp những công
cụ, vật dụng này vào loại hung khí,
phương tiện nguy hiểm để phân
biệt với các vật dụng, phương tiện
không mang tính nguy hiểm khác.•
Cần có án lệ về
hung khí nguy hiểm
Nếu diễn giải quá rộng thì sẽ đánh đồng tính nguy hiểm của
vật này với vật khác, còn nếu cho rằng tất cả đều nguy hiểm thì
không cần hướng dẫn nữa.
Phiên tòa sơ thẩmxét xử bị cáo LanAnh. Ảnh: TUYẾNPHAN
Chiếc ống hút bằng
nhựa khi đâm vào mắt
có thể gây thương tích
nhưng nếu tác động vào
các bộ phận khác thì
không có khả năng gây
ra nguy hiểm.
TAND Tối cao cần làm rõ
Như vậy, việc các cơ quan tiến hành tố tụng có khuynh hướng diễn
giải hành vi dùng hung khí, phương tiện nguy hiểm theo lối mở rộng,
xem bất kỳ một công cụ, phương tiện nào mà người phạm tội sử dụng,
dẫn đến việc gây thương tích cho nạn nhân, đều là hung khí hay phương
tiện nguy hiểm là không phù hợp với tinh thần hướng dẫn tại tiểu mục
2.2 Mục 2 Phần I Nghị quyết 02/2003. Tuy nhiên, đây là nội dung hướng
dẫn liên quan đến yếu tố định tội tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS nên
TAND Tối cao cần có án lệ hoặc văn bản hướng dẫn để giải thích rõ hơn.
Bất ngờmột trung tá
thêmthắt bản cungbuộc tội
(tiếp theo trang1)
Chính xác thì Trung tá Nguyễn Việt Cường bị khởi tố về tội làm
sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo khoản 2 Điều 375 BLHS 2015.
Trước khi bị khởi tố, ông Cường làm trưởng Công an phường Phú
Thạnh, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Theo CQĐT VKSND Tối cao, tội lỗi
trên của ông xảy ra cách đây khoảng năm năm, thời ông làm đội
trưởng Đội CSĐT tội phạm ma túy Công an TP Tuy Hòa.
Tháng 7-2012, sau khi khởi tố ba bị can về tội vận chuyển trái
phép chất ma túy, Công an tỉnh Phú Yên đã chuyển hồ sơ vụ án
cho Công an TP Tuy Hòa điều tra theo thẩm quyền. Lúc đó, ông
Cường được phân công thụ lý điều tra, giải quyết vụ án này.
Gần một năm sau, Công an TP Tuy Hòa quyết định khởi tố
thêm hai bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau đó,
một bị can bỏ trốn và bị truy nã.
Tháng 3-2014, án sơ thẩm của TAND TP Tuy Hòa xử phạt bị
cáo mua bán trái phép chất ma túy bảy năm tù. Sáu tháng sau,
bản án này bị TAND tỉnh xử hủy để điều tra lại.
Bấy giờ, VKSND TP Tuy Hòa mới phát hiện chuyện động trời.
Khi thụ lý hồ sơ, điều tra viên Cường tự viết thêm nhiều nội dung
có tính chất buộc tội đối với bị can mua bán trái phép chất ma túy
vào các biên bản hỏi cung bị can này…, làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Cuối tháng 5 rồi, căn cứ vào kết luận giám định các biên bản
hỏi cung đó, Công an TP Tuy Hòa đã ra quyết định đình chỉ điều
tra vụ án hình sự đối với bị can mua bán trái phép chất ma túy.
Lý do là hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can
đã thực hiện hành vi phạm tội.
Kết quả điều tra ban đầu nêu trên của CQĐT VKSND Tối
cao càng cho thấy đối với lực lượng chấp pháp thì không gì
là không thể.
Nhục hình ư? Đành là tội này chỉ
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng
số tội phạm nhưng qua các vụ án
đã được xét xử thì câu khẳng định
là: Có. Đơn cử là vụ năm công an
cũng ở TP Tuy Hòa đánh chết nghi
phạm hay vụ một cán bộ điều tra ở
TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh
Thuận) đánh chết nghi can.
Bóp méo các thân phận pháp lý
thông qua cộng, trừ không theo phép
tắc trong hồ sơ ư? Mới nhất có vụ án
của Trung tá Cường. Trước đó có vụ
một điều tra viên ở Quảng Bình đã
bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án một số vật
chứng, sửa lại biên bản khám xét vào năm 2013 và đã bị tòa tỉnh
này xét xử vào cuối năm 2018. Tất cả cho ra câu trả lời là: Có.
Đã có không ít người thắc mắc: Hành vi vi phạm của ông
Cường xảy ra khá lâu, sao giờ mới khui ra? Như vụ ở Quảng
Bình, phát hiện ra vi phạm lúc nào thì cứ chiếu theo thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự mà xử lý thôi.
Theo quy định của BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự là thời hạn mà người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự
sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó. Chỉ khi
hết thời hạn đó thì người phạm tội mới không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Cụ thể hơn, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là năm năm
đối với các tội phạm ít nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung
hình phạt đến ba năm tu). Thời hiệu này là 10 năm đối với các tội
phạm nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 3
đến 7 năm tù); là 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng (có
mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 7 đến 15 năm tù)…
Đáng lưu ý là tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc có chủ thể
đặc biệt là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, thư
ký tòa án… Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các thủ
đoạn như: thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng
các tài liệu, vật chứng của vụ án… làm sai lệch nội dung hồ sơ
vụ án, vụ việc thì coi như tội phạm đã hoàn thành, bất kể kết quả
giải quyết vụ án như thế nào. Tội này có mức phạt 1-5 năm tù
(khoản 1), 5-10 năm tù (khoản 2)…
Tựa như tội dùng nhục hình, cứ hãy mong tội làm sai lệch hồ
sơ vụ án, vụ việc luôn là con số thật nhỏ. Cũng cứ mong không
còn ai bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp khi phải là nạn
nhân của những trò ma mãnh từ những điều tra viên có phận
sự xác định sự thật của vụ án, vụ việc nhưng lại nhẫn tâm biến
không thành có hoặc ngược lại.
Có câu “Thiên bất dung gian”, mong rằng qua vụ này sẽ cảnh
tỉnh nhiều cán bộ tố tụng đừng vì bất cứ lý do gì mà làm sai lệch
hồ sơ để chạy tội hoặc cố buộc tội một con người!
THU TÂM
Luật và đời
ÔngNguyễn Việt Cường vừa
bị khởi tố. Ảnh: PYO
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook