200-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 2-9-2019
TP.HCMmở rộng
đường, xây hầm
chui “cứu” cửa
ngõ phía nam
TP.HCMđang nỗ lực tập trung đẩymạnh nhiều dự án
trọng điểmphía namnhằmgiải cứu các tuyến đường
huyết mạch ra vào trung tâmTP.
phương tiện sẽ được chuyển
hướng thì vào giờ cao điểm,
CSGT thường kéo dải phân
cách chặn hướng quẹo. Lúc
này đường Nguyễn Tất Thành
chỉ đi thẳng mới có thể bớt kẹt
hơn” - bạn Lợi nói.
Tương tự, tại nút giao đường
NguyễnHữuThọ -NguyễnThị
Thập (quận 7), ngày thường là
một điểm đen ùn tắc do từng
hàng dài ô tô trên cầu Kênh
Tẻ đổ dồn xuống. Đồng thời,
cộnghưởngvới
dòng người và
xe đi từ hướng
đườngNguyễn
HữuThọ rẽ về
Nguyễn Thị
Thậpkhiếngiao
thông khu vực
thường xuyên
rơi vào bế tắc.
Chị Dương
ThịNhưÝ(ngụ
đường Nguyễn Hữu Thọ) cho
hay mỗi lần tắc đường, nếu ô
tô dàn hàng ngang thì xe máy
không còn chỗ đi, phải leo cả
lên vỉa hè. Mỗi khi có ô tô
quay đầu, sang đường hoặc
ra vào đường này là tắc ngay.
Còn đường Phạm Hùng,
tuyến nối liên quận (từ quận
5 sang quận 8, huyện Bình
Chánh, ra đại lộ Nguyễn
Văn Linh) có lưu lượng xe
di chuyển đông nhất, chủ
yếu từ bên kia cầu Chánh
Hưng đổ dồn vào. Cảnh kẹt
xe hàng dài trên cầu Chánh
Hưng nối quận 5 và quận 8
KIÊNCƯỜNG- THUTRINH
M
ở rộng đường Nguyễn
TấtThành,PhạmHùng,
làm hầm chui Nguyễn
Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
là những dự án quan trọng mà
TP.HCM đang có kế hoạch
triển khai. Khi hoàn thành,
các dự án này sẽ góp phần
giảm tải cho các tuyến cửa
ngõ phía nam ra vào trung
tâm TP vốn đang ngày càng
quá tải.
Ám ảnh kẹt xe
cửa ngõ
Tuyến đường Nguyễn Tất
Thành (quận 4) có chiều dài
gần 3 km, giữ vai trò hết sức
quan trọng khi kết nối khu
trung tâm TP.HCM với các
cũng diễn ra hằng ngày tại
khu vực này khiến người dân
vô cùng ngán ngẩm.
Mở rộng đường,
xây hầm
“Chúng tôi đã có văn bản
gửi Sở GTVT đề xuất mở
rộng đường Nguyễn Tất
Thành. Sở cũng đã có văn
bản phúc đáp đồng ý phương
án này của quận. Việc mở
đường là cần thiết nhưng cần
làm từng giai
đoạn vì liên
quanđếnnhiều
đơn vị trên
tuyến. Do đó,
về thời điểm
làm chúng tôi
chưa thể nói
trước được”.
Trao đổi với
Ph á p L u ậ t
TP.HCM
, ông
Bùi Thanh Tân, Phó Chủ
tịch UBND quận 4, cho biết
như trên.
Theo kế hoạch, đường
Nguyễn Tất Thành hiện nay
rộng gần 20 m sẽ được điều
chỉnh lộ giới rộng lên thành
37 m. Về việc giải tỏa để phục
vụ việc mở rộng, hiện nay khu
đất phía bờ sông Sài Gòn từ
cầu Tân Thuận đến đường
Trương Đình Hợi đã có mặt
bằng. Đoạn từ cầu Khánh Hội
đến đường Hoàng Diệu và khu
cảng Sài Gòn cũng đã di dời
xong. Đoạn ở giữa (dài 490
m) còn vướng hộ dân khúc
quận, huyện phía nam TP và
nhiều tỉnh, thành miền Tây
Nam bộ. Vì vậy, con đường
này thường xuyên rơi vào tình
trạng quá tải.
Ghi nhận của PV tuần qua,
dọc theo trục đường Nguyễn
Tất Thành và những tuyến
đường xung quanh như Tôn
Đản - Hoàng Diệu - cầu Tân
Thuận 2 (quận 4)… thường
xuyên bị ùn ứ cục bộ vào các
giờ cao điểm. Nhất là ở các
nút giao có hệ thống đèn tín
hiệu giao thông.
Bạn Nguyễn Kim Lợi, sinh
viên Trường ĐH Nguyễn Tất
Thành, cho biết ngày thường
đường này kẹt kinh điển, sáng
kẹt hướng quận 7 về quận 4,
chiều thì kẹt theo hướng ngược
lại. “Tại những giao lộ, thay vì
từ đường Hoàng Diệu đến
đường Ngô Văn Sở.
Về vấn đề “giải cứu” đường
Nguyễn Hữu Thọ, ông Lương
Minh Phúc, Giám đốc Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông
TP.HCM, cho biết dự kiến
cuối năm sẽ khởi công dự án
xây dựng nút giao Nguyễn
Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn
830 tỉ đồng.
Cụ thể, dự án sẽ xây dựng
mới hai hầm chui (hầm
HC1 và HC2) trên đường
Nguyễn Văn Linh với tổng
chiều dài mỗi hầm khoảng
480 m, mặt cắt ngang đảm
bảo ba làn xe.
Hầm HC1 sẽ có phần hầm
kín dài 60 m; phần cầu chìm
dài 36 m (xử lý giao cắt với
tuyến metro số 4 theo quy
hoạch); phần hầm hở phía
Khu chế xuất Tân Thuận dài
200 m, phía quốc lộ 1 dài 184
m. Hầm HC2 với phần hầm
kín dài 64 m; phần cầu chìm
dài 36 m (xử lý giao cắt với
tuyến metro số 4 theo quy
hoạch); phần hầm hở phía
Khu chế xuất Tân Thuận
dài 200 m, phía quốc lộ 1
dài 180 m.
Dự án sẽ cải tạo khu vực
dải phân cách giữa đường
Nguyễn Văn Linh và đường
Nguyễn Hữu Thọ để bố trí
các làn chờ, làn rẽ trái, quay
đầu xe, tăng năng lực thông
hành của nút giao. Ngoài ra,
các đơn vị liên quan cũng xây
dựng hệ thống thoát nước, hệ
thống chiếu sáng, cây xanh,
tổ chức giao thông và một số
công trình hạ tầng kỹ thuật
khác hoàn chỉnh theo cấp
công trình.
Về dự án mở rộng đường
PhạmHùng, các cơ quan chức
năng đang rà soát các vấn đề
về dự án nhưng cơ bản sẽ mở
rộng đường quan trọng này
thêm trong khoảng 1-2mnữa.•
Đường PhạmHùng, một trong những con đường hay kẹt xe bậc nhất khuNamTP.HCM. Ảnh: T.TRINH
Mở rộng đường phải
tính đến phương
án tổng thể của cả
vùng, cả khu vực
hoặc của cả TP,
cũng như các tỉnh,
thành lân cận khác.
Tiêu điểm
Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình giao thông
TP.HCMcũngchobiếtsẽmởrộng
đườngTrường Chinh (quậnTân
Bình), tuyến cửa ngõ tây namTP
lên 60 m với 10-12 làn xe.
Theođó, đoạnđườngTrường
Chinh được mở rộng tính từ
nút giao mũi tàu đường Cộng
Hòa đến đường Âu Cơ dài 904
m. Tổng mức đầu tư là 2.147 tỉ
đồng, trong đó bồi thường giải
tỏađoạnnày lênđếncon sốgần
2.000 tỉ đồng.
Cảnh cáo tư vấn giám sát cao tốc
Bến Lức - Long Thành
Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía nam, đại diện
chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
(VEC), đã nghiêm khắc cảnh cáo Liên danh Tư vấn giám
sát Dasan - Kunhwa - ICT.
Cụ thể, Liên danh Tư vấn giám sát Dasan - Kunhwa - ICT
(gói thầu C1) (hợp phần ADB tài trợ) bị VEC cảnh cáo do
không có ý kiến đánh giá kết quả khắc phục theo báo cáo
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với gói thầu A3.
Trước đó, nhà thầu gói thầu A3 (Km 16+600 - Km
18+713,5) là Liên danh Halla Corporation (Hàn Quốc) -
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex
đã trình nộp giải trình các vấn đề Kiểm toán Nhà nước chỉ
ra nhưng nội dung sơ sài và không có cơ sở. Tuy nhiên, tư
vấn giám sát đã không có ý kiến, không kiểm tra nội dung
giải trình cũng như khắc phục của nhà thầu.
Với cách làm việc thiếu trách nhiệm, ban quản lý đã
nghiêm khắc cảnh cáo tư vấn giám sát, đồng thời trả lại hồ
sơ để tư vấn hướng dẫn và chỉ đạo nhà thầu A3 nghiêm túc
thực hiện việc giải trình công tác khắc phục.
KIÊN CƯỜNG
Khẩn cấp di dời chung cư sắp sập
UBND TP.HCM vừa yêu cầu di dời khẩn cấp người dân
ở chung cư 440 Trần Hưng Đạo (viết tắt là chung cư 440),
phường 11, quận 5.
Cụ thể, UBND TP yêu cầu khẩn trương triển khai di dời
các hộ dân ở chung cư 440 đến tạm cư tại quỹ nhà 23 căn hộ
ở cao ốc An Phú (961 Hậu Giang, quận 6) để cơ quan chức
năng tháo dỡ chung cư 440, đảm bảo an toàn cho các hộ dân.
UBND TP cũng yêu cầu giải quyết tạm cư, tái định cư
cho người dân phải đảm bảo tính minh bạch, công khai.
Trường hợp có vướng mắc, UBND quận 5 cần xin ý kiến
của Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TP để xem
xét trước khi bố trí sử dụng.
UBND quận 5 được yêu cầu khẩn trương lập và phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các
hộ dân di dời khẩn cấp tại chung cư 440.
UBND TP cũng giao Công ty TNHH một thành viên Dịch
vụ công ích quận 5 chủ động phối hợp với UBND quận 5 sửa
chữa các hư hỏng (nếu có), dọn dẹp vệ sinh quỹ nhà 23 căn
hộ tại cao ốc An Phú. Đảm bảo đủ điều kiện bàn giao cho các
hộ dân di dời từ chung cư 440.
PHAN CƯỜNG
Quan trọng nhất là bài toán quy hoạch
Nói về câu chuyện làm các dự án giải quyết bài toán giao
thông ở các tuyến huyết mạch cửa ngõ trung tâmTP,TS Phạm
Văn Hùng, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công
nghệ GTVT phía nam, cho rằng quan trọng nhất vẫn là bài
toán quy hoạch.
“Cho làm ồ ạt chung cư, rồi phân bổ dân cư không đều
như khu Nam TP. Bên cạnh đó lại tập trung hàng loạt dự án,
rồi khu Phú Mỹ Hưng dồn dân…Nếu chúng ta tiếp tục phát
triển về phía quận 7, huyệnNhà Bè…thì hạ tầng sẽ phát triển
không theo kịp là đương nhiên. Cái cần là quy hoạch phải phù
hợp với hạ tầng hoặc hạ tầng phải theo kịp quy hoạch”- ông
Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, làmdự án nhưmở rộng đường là cần thiết
nhưng không giải quyết căn cơ bài toán giao thông vì chúng
ta không thểmở rộng đườngmãi được. Mở rộng đường phải
tính đến phương án tổng thể của cả vùng, cả khu vực hoặc
của cả TP, cũng như các tỉnh, thành lân cận khác.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook