200-2019 - page 9

9
hoạt động liên tục tại đây.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm
bất động sản của dự án cũng đã
được rao bán rầm rộ trên thị trường.
Theo nhiều chuyên gia bất động sản
ở Khánh Hòa, từ đầu năm 2018 đến
nay, hàng chục sàn môi giới đã chào
bán hàng ngàn căn hộ condotel của
dự án và đã thu tiền của khách hàng.
Thậm chí đã có sự chuyển nhượng
căn hộ giữa các nhà đầu tư thứ cấp.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Xây
dựng khẳng định dự án chưa đủ điều
kiện kinh doanh bất động sản. “Nếu
CĐT ký hợp đồng mua bán bất động
sản là không đúng quy định pháp
luật” - lãnh đạo sở này lưu ý.
Dự án vướng hai
“vấn đề” lớn
Nói về công trình này, đại diện
Công ty CP Trần Thái Cam Ranh
thông tin The Arena vốn là dự án
khu du lịch nghỉ dưỡng. CĐT đã
hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu
tư và được cấp giấy phép xây dựng
hồi tháng 2-2013. Đầu năm 2016,
nhóm các nhà đầu tư thuộc Công
ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha
Trang nhận chuyển nhượng lại dự
án và trở thành các nhà đầu tư mới
của dự án này.
Sau đó, nhóm các nhà đầu tư mới
đã triển khai điều chỉnh quy hoạch,
chủ trương đầu tư, đổi tên gọi dự
án thành TheArena theo quyết định
chủ trương đầu tư điều chỉnh ngày
17-11-2017. Quyết định này nêu rõ
tiến độ mà Công ty Trần Thái Cam
Ranh phải thực hiện là trước ngày
30-6-2018 phải xong giấy phép xây
dựng, trước ngày 30-6-2019 phải xong
hạ tầng, trước ngày 31-12-2020 đưa
dự án vào vận hành.
CĐT The Arena cho rằng sau khi
hoàn thiện các thủ tục về điều chỉnh
chủ trương đầu tư, quy hoạch 1/500,
thủ tục xin thuê đất, giao đất, Trần
Thái CamRanh đã triển khai việc xin
phê duyệt các bước thiết kế để xin
cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
“Đến thời điểm này, công ty đã
hoàn tất mọi điều kiện để được cấp
phép xây dựng theo quy định của
Luật Xây dựng. Tuy nhiên, từ tháng
4-2018, UBND tỉnh, Sở Xây dựng
Khánh Hòa đơn phương dừng tiếp
nhận hồ sơ hành chính các dự án,
trong đó có The Arena. Vì vậy, việc
điều chỉnh giấy phép của dự án vẫn
TẤNLỘC
N
gày 1-9, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Trần Văn
Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây
dựng tỉnh Khánh Hòa, xác nhận
dự án The Arena tại phường Cam
Nghĩa, TP Cam Ranh do Công ty
CP Trần Thái Cam Ranh làm chủ
đầu tư (CĐT) đang xây dựng không
phép. Mặc dù vậy, CĐT vẫn đang
ngang nhiên thi công rầm rộ và rao
bán hàng ngàn căn hộ condotel.
Không giấy phép vẫn xây
và bán… bình thường
Dự án The Arena đã thi công gần
hai năm nay trong tình trạng chưa
được cấp phép xây dựng. Hiện bốn
tòa nhà cao đến 21-25 tầng đang
dần thành hình bên bờ biển bán đảo
Cam Ranh.
Theo ông Thọ, tháng 10-2018,
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Khánh
Hòa đã xử phạt vi phạm hành chính
đối với Công ty Trần Thái Cam
Ranh 40 triệu đồng do tổ chức thi
công công trình tại dự án TheArena
không có giấy phép xây dựng. “Sở
cũng yêu cầu CĐT dừng mọi hoạt
động thi công cho đến khi được cấp
giấy phép. Tuy nhiên, sau đó họ vẫn
tiếp tục làm. Sở đã nhiều lần nhắc
nhở, cảnh báo nhưng CĐTvẫn không
chấp hành. Theo quy định, khi chưa
có giấy phép mà thi công là phạm
luật” - ông Thọ nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi vì sao Sở không
kiên quyết xử lý, ngăn chặn việc này
thì ông Thọ cho biết do CĐT muốn
kịp tiến độ nên liên tục tổ chức, xây
dựng trong khi Sở không đủ lực lượng
để kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù đã
bị đình chỉ nhiều tháng qua nhưng
công trường dự án The Arena vẫn
nhộn nhịp suốt ngày đêm. Nhiềumáy
móc, phương tiện cùng công nhân
Các tòa nhà
của dự án
The Arena đã
hình thành.
Ảnh: TẤNLỘC
“Siêu” dự án nghỉ dưỡng xây dựng
không phép
Dự án được quảng cáo là “siêu” dự án nghỉ dưỡng lớn nhất tại CamRanh với 126 căn shophouse,
hơn 5.000 căn hộ condotel.
chưa thể thực hiện được” - vị đại
diện công ty giải thích.
Ngoài ra, thông tin với báo chí,
CĐT thừa nhận đến nay vẫn chưa
nộp tiền sử dụng đất của dự án, lý
do là tỉnh vẫn chưa xác định tiền
sử dụng đất, tiền cho thuê đất của
dự án.
Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh
KhánhHòa xác nhận dự ánTheArena
đã hoàn chỉnh hồ sơ để đề nghị cấp
giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, Sở
không thể nhận hồ sơ để cấp phép,
lý do TheArena là một trong những
dự án mà Thanh tra Chính phủ chưa
công bố kết luận thanh tra.
Mặt khác, dự án này có phần lớn
căn hộ là condotel, được tỉnh Khánh
Hòa cho thuê đất có mục đích sử
dụng là “đất ở không hình thành
đơn vị ở”. Trong khi đó, Chính phủ
chưa có chủ trương về loại hình sử
dụng đất này, các bộ TN&MT, Xây
dựng cũng chưa thể giải quyết. “Dự
án đang vướng hai vấn đề như trên
nên Sở không thể nhận hồ sơ để giải
quyết” - ông Thọ nói.•
The Arena là một trong
những dự án mà Thanh
tra Chính phủ chưa công
bố kết luận thanh tra.
Văn phòng Ủy ban vừa có văn bản khẩn của Chủ tịch
UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo về kết quả cuộc
họp lắng nghe báo cáo, kiến nghị của Tổng Công ty Cấp
nước Sài Gòn TNHH MTV.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo như sau: Về
phương án giá nước sạch sinh hoạt lộ trình 2019-2022, giao
Sở Tư pháp thẩm định trình Thường trực UBND TP trước
ngày 30-8. Về kiến nghị chủ trương điều chỉnh quy hoạch
cấp nước TP, giao cho Sở Xây dựng chủ trì, kết hợp với Sở
QH-KT, Sở Tư pháp, Sawaco và các đơn vị liên quan rà
soát về pháp lý, tham mưu trình UBND TP.
Theo Sawaco, giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa
được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của tổng
công ty bị ảnh hưởng vì thực hiện các nghị quyết của HĐND
TP, duy trì 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và thực
hiện nhiệm vụ an sinh xã hội. Bên cạnh đó, tổng công ty phải
mua sỉ nước sạch của các nhà máy nước xã hội hóa, chi phí
mua nước đều tăng qua các năm. Năm 2016-2018, chi phí
mua sỉ nước sạch tăng bình quân 252 tỉ đồng/năm.
Trước những áp lực trên, Sawaco kiến nghị UBND TP
chấp thuận nguyên tắc điều chỉnh giá mua bán sỉ nước sạch
gắn với việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch cho người dân.
Khi giá bán lẻ được điều chỉnh thì hai bên sẽ thương thảo
mua bán sỉ nước sạch. Đồng thời, kiến nghị TP chấp thuận
cho tổng công ty đàm phán lại sản lượng và đơn giá mua sỉ
nước sạch với các nhà máy xã hội hóa theo khả năng tiêu
thụ. Phát huy khả năng của các nhà máy của Sawaco nhằm
đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước.
Ngoài ra, phương án lộ trình giá nước mới 2019-2022 đến
nay chưa được duyệt, dẫn đến vốn đầu tư cho các công trình
phát triển mạng lưới 1, 2, 3, công trình đảm bảo an toàn cấp
nước và hiện đại hóa ngành nước gặp nhiều khó khăn. Trước
tình hình trên, Sawaco kiến nghị Sở Tài chính sớm trình
UBND TP ban hành quyết định điều chỉnh giá nước sinh hoạt.
Đồng thời, chấp thuận duyệt cấp bổ sung nguồn vốn ngân sách
TP cho tổng công ty để sớm đầu tư các dự án phát triển mạng
lưới cấp 1 theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt,
UBND TP, Sở TN&MT tiếp tục khuyến khích người dân hạn
chế khai thác nước ngầm để đảm bảo sức khỏe, vừa tăng sản
lượng tiêu thụ nước sạch giúp bù đắp chi phí đầu tư...
Bên cạnh đó, Sawaco còn gặp khó khăn trong việc chênh
lệch thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hoạt động kinh doanh
nước sạch. Cụ thể, thuế suất thuế GTGT hàng hóa dịch vụ mua
vào chủ yếu 10%, trong khi thuế suất thuế GTGT của mặt hàng
nước sạch được bán ra chủ yếu 5%. Điều này dẫn đến việc tổng
công ty đang phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu
trừ rất lớn (từ tháng 6-2019 là 145 tỉ đồng). Theo Luật Thuế
GTGT hiện hành, số thuế GTGT đầu vào này chỉ trừ tiếp mà
không hoàn lại cho doanh nghiệp. Như vậy, việc chênh lệch thuế
suất thuế GTGT 10% và bán ra của mặt hàng nước sạch 5% dẫn
đến áp lực rất lớn về dòng tiền của tổng công ty.
Trước kiến nghị của Sawaco về chênh lệch thuế suất, Văn
phòng UBND TP có văn bản yêu cầu Sở Tài chính phối hợp
với Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở Tư pháp,
Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Thuế TP, Phòng Dự
án và Sawaco rà soát cơ sở pháp lý báo cáo, đề xuất UBND
TP trong thời gian 10 ngày.
ĐÀO TRANG
Liên tục điều chỉnh dự án để tăng diện tích đất
Theo hồ sơ, năm 2009, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho Công ty CP Đầu tư du lịch-thể thao Trần Thái Nam Long thực hiện
dự án khu liên hợp du lịch - thương mại - câu lạc bộ du thuyền Trần Thái
Nam Long trên diện tích 26,3 ha tại bắc bán đảo Cam Ranh.
Đầu năm2012, tỉnh thay đổi giấy chứng nhận đầu tư dự án trên cho Công
ty CP Trần Thái Cam Ranh, diện tích đất tăng lên 27,5 ha, được thuê đất trả
tiền hằng năm với thời hạn 50 năm. Mục đích dự án cũng được điều chỉnh
thành xây dựng khu biệt thự, căn hộ để bán, cho thuê.
Từ tháng 9-2012 đến nay, dự án này đã năm lần điều chỉnh quy hoạch
chi tiết 1/500. Qua mỗi lần điều chỉnh, diện tích dự án lại tăng lên, đến nay
đã là 29 ha. Một số chuyên gia cho rằng việc liên tục điều chỉnh quy hoạch
trong thời gian ngắn như của dự án The Arena là trái với Luật Xây dựng.
Sawacođề xuất điều chỉnhgiábán lẻ nước sạch
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook