209-2019 - page 20

16
ĐĂNGKHOA
C
ố vấn an ninh quốc gia
Mỹ John Bolton ra đi
sau khi Tổng thống Mỹ
Donald Trump ngày 10-9 bất
ngờ thông báo trên Twitter
rằng ông yêu cầu ông Bolton
từ chức vì ông lẫn nhiều thành
viên khác của chính phủ Mỹ
bất đồng lớn với nhiều đề xuất
chính sách của ông Bolton.
Trong khi ông Trump nói
chính ông đề nghị ông Bolton
từ chức thì viết trên Twitter
vài phút sau thông báo của
ông Trump, ông Bolton nói
ông tự nguyện đề nghị ra đi.
Bức thư ông gửi ông Trump
chỉ ngắn gọn: “Tôi xin từ
chức - có hiệu lực ngay lập
tức - khỏi cương vị trợ lý tổng
thống phụ trách các vấn đề an
ninh quốc gia. Cám ơn vì đã
tạo điều kiện cho tôi phục vụ
đất nước”.
Ông Trump đã bực
mình đỉnh điểm
Ngày 10-9, người phát ngôn
NhàTrắngHoganGidley cũng
xác nhận các ưu tiên và chính
sách của ông Bolton không
tương đồng với các ưu tiên,
chính sách của ông Trump.
Ông Bolton từ lâu được
biết có quan điểm cứng rắn về
Iran, Triều Tiên, Nga, Trung
Quốc và Taliban trong khi
kiên định ủng hộ Israel. Ông
Bolton được chọn thay người
tiền nhiệm H.R. McMaster
hồi tháng 4-2018 một phần
nhờ quan điểm cứng rắn với
Iran và ủng hộ ông Trump
rút Mỹ khỏi thỏa thuận Iran.
ông Bolton có lịch họp báo
chung với Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo và Bộ trưởng
Tài chínhMỹ SteveMnuchin.
Tuy nhiên, ngày 10-9 khi được
hỏi liệu ông có ngạc nhiên
không với tin ông Bolton
bị sa thải, ông Pompeo nói
“không hề ngạc nhiên”.
Theo các nguồn tin của
CNN
vài tuần gần đây thì các
đồng minh của ông Trump
đã thúc nhanh chiến dịch đẩy
ông Bolton ra khỏi chính phủ.
CNN
tuần trước có đưa tin
căng thẳng giữa Hội đồngAn
ninh Quốc gia do ông Bolton
lãnh đạo với phần còn lại của
chính phủ Mỹ đã lên rất cao.
Bản thân ông Pompeo ngày
10-9 thừa nhận ông cũng bất
đồng với ông Bolton “rất
nhiều lần”.
Trong một bài viết trên
New York Times
, TS John
Gans - Giám đốc truyền
thông và nghiên cứu tại ĐH
Pennsylvania nhận định cái
ông Bolton thiếu là một cấu
trúc sau lưng chống đỡ mình.
Ông Bolton lẻ loi một mình
trong các cuộc tranh cãi với
ông Trump và với các quan
chức khác. Theo TS Gans,
ông Bolton với sự nguyên
tắc và cứng rắn của mình
đã phá vỡ hệ thống liên cơ
quan trong chính phủ Mỹ
và cuối cùng phải nhận hậu
quả từ đó.
Nói về chuyện bất đồng
chính sách với ông Trump thì
có lẽ không chỉ ông Bolton.
Trước ông Bolton, Ngoại
trưởng Rex Tillerson, Bộ
trưởng Quốc phòng James
Mattis cũng phải ra đi vì
chuyện này. Ngoài ra, ông
Trump cũng thay tới hai bộ
trưởngAn ninh nội địa - John
Kelly và Kirstjen Nielsen,
Giám đốc An ninh quốc
gia Mike Rogers. Chưa hết,
Phó cố vấn an ninh quốc gia
K.T. McFarland, Đại sứ Mỹ
tại Liên Hiệp Quốc Nikki
Haley, Giám đốc Tình báo
quốc gia Dan Coats và cấp
phó là bà Sue Gordon đã chủ
động ra đi.•
Quốc tế -
ThứNăm12-9-2019
Tuy nhiên, sau đó ông Bolton
và ông Trump nhanh chóng
xung khắc về tầm nhìn ngoại
giao với nhiều nước.
Một quan chức cấp cao
chính phủ Mỹ nói với
CNN
rằng vài tháng qua ôngTrump
ngày càng bực mình với các
phát ngôn của ông Bolton về
Iran, Venezuela và mới nhất
là về Afghanistan.
Ông Bolton không hài lòng
với việc ôngTrump quyết định
mời các thủ lĩnh phiến quân
Taliban ở Afghanistan đến
Trại David ở Mỹ đàm phán.
Nguồn tin của
CNN
cho biết
ông Trump và ông Bolton đã
tranh cãi dữ dội quanh chuyện
này vào tối 9-9. Ông Bolton
nhất quyết không chịu nhường
và sau đó thì ông Trump yêu
cầu ông Bolton từ chức. Dù
thế cuối cùng ông Trump đã
phải hủy quyết định này và
cuộc đàm phán ba bên giữa
Mỹ với Taliban và chính phủ
Afghanistan đổ vỡ.
Ông Bolton dĩ nhiên không
vui khi thấy ông Trump nhẹ
nhàng trước Tổng thống Nga
Vladimir Putin, hủy tập trận
chung với Hàn Quốc và gặp
nhiều lần lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong-un, thậm chí còn
muốn gặp Tổng thống Iran
Hassan Rouhani.
Ông Trump không còn
niềm tin ông Bolton có thể
ủng hộ các chủ trương của
mình, ngược lại còn có thể
làm tổn hại uy tín của ông.
Báo
Chicago Tribune
cho biết
bản thân ông Trump từng nói
nếu để ông Bolton quyết định
thì Mỹ lúc này đã “dính vào
bốn cuộc chiến tranh”.
Một mình đấu cả
chính phủ Mỹ
Có vẻ chuyện ông Bolton
bị sa thải không bất ngờ với
nhiều thành viên chính phủ
Mỹ. Ông Trump ra thông
báo chỉ một giờ trước khi
Tổng thốngMỹ Donald Trump
(trái)
và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton trongmột cuộc họp
tại Nhà Trắng năm2018. Ảnh: ABACA PRESS
Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm là sau khi Tổng
thống Donald Trump sa thải Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
John Bolton, nước Mỹ sẽ đối ngoại ra sao.
Từ sau khi nhậm chức, ông Bolton không chỉ hối thúc ông
Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran mà còn từ bỏ theo đuổi
ngoại giao với Triều Tiên, cứng rắn với Trung Quốc, đưa thêm
quân đến biên giới Nga.
Ông Bolton ra đi trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và
Iran leo thang đặc biệt ở vịnh Ba Tư. Triều Tiên thì đang phát
triển năng lực tên lửa. Các chuyên gia kiểm soát vũ khí cảnh
báo nguy cơ sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang mới với Nga.
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc ngày càng nghiêm
trọng. Quân Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa thể rút về mà Taliban
lại vừa đe dọa sẽ tăng cường tấn công khi thỏa thuận giữa
Mỹ với Taliban không thành.
Theo chuyên gia Dov S. Zakheim, việc ông Bolton ra đi là
tin vui với nhiều nước, không chỉ các nước đối đầu với Mỹ
mà cả nhiều đồng minh của Mỹ, như trong khối Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Dov S. Zakheim - cố vấn
cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Phó
Chủ tịch Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại, từng là thứ
trưởng Quốc phòng Mỹ thời gian 2001-2004.
Trên
USAToday,
nhà phân tích chính sách đối ngoại, quốc
phòng, Trung tá về hưu Daniel L. Davis cho rằng chuyện
ông Bolton ra đi là điều tích cực với Mỹ. Thời gian qua ông
Bolton đã kéo ông Trump ra xa khỏi hòa bình và ngoại giao,
cố vấn ông Trump với các quyết định phản tác dụng. Theo ông
Daniel L. Davis, mọi việc sẽ khác nếu cố vấn an ninh của ông
Trump không phải là ông Bolton mà là một người khác. Báo
Guardian
cũng cho rằng việc ông Bolton ra đi sẽ tác động
đến chính sách đối ngoại Mỹ thời gian tới.
Về Iran, ông Bolton từng muốn Mỹ không kích Iran sau khi
Iran bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng
6. Ông Trump ban đầu đồng ý nhưng rút lại vào phút cuối vì
lo ngại leo thang quân sự. Ông Bolton ra đi, cuộc gặp giữa
ông Trump với ông Rouhani có khả năng diễn ra, dĩ nhiên
kèm điều kiện Mỹ bỏ trừng phạt lên xuất khẩu dầu Iran. Ngày
10-9, ông Pompeo nhắc lại lời ông Trump rằng ông có thể
gặp người đồng cấp Rouhani tại kỳ họp Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc cuối tháng này.
Về Triều Tiên, ông Bolton phản đối mạnh chuyện Mỹ muốn
đi con đường đối thoại hòa bình với Triều Tiên, không tin Triều
Tiên sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, từng ra mặt phản đối ông Trump
gặp ông Kim hồi tháng 6. Chưa thể nói được điều gì sẽ diễn ra
ở bán đảo Triều Tiên sắp tới nhưng việc ông Bolton ra đi đồng
nghĩa con đường ngoại giao được hy vọng sẽ rộng mở hơn.
Về Venezuela, ông Bolton từng chủ trương đưa quân vào
nước này để lật đổ chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro.
Ông Bolton ra đi, Mỹ khả năng sẽ có các bước đi mềm mại
hơn với Venezuela. Về Nga, không còn ông Bolton, ông Trump
có cơ hội tốt hơn để theo đuổi ngoại giao với Nga sau khi
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đứng ra làm trung gian
khuyến khích hai nước đối thoại về Ukraine.
Về Afghanistan, sau khi ông Bolton ra đi thì quân Mỹ tại
đây sẽ có cơ hội trở về nước nhiều hơn. Và cuối cùng, chủ
trương chống toàn cầu hóa và đa phương hóa của ông Trump
vẫn còn nhưng sẽ cân bằng hơn.
HỒNG CẨM
Ông Trump đã trải qua ba đời
cố vấn an ninh
Gần ba năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã
trải qua ba đời cố vấn an ninh quốc gia: Michael Flynn, H.R.
McMaster và ông John Bolton. Vị trí của ông Bolton sẽ tạm
thời doPhócốvấnanninhquốcgiaCharles Kuppermannắm.
Sau khi thôngbáo sa thải ôngBolton, ôngTrumpnói thêm
sẽ thông báo tên cố vấn an ninh quốc gia mới vào tuần tới.
Theo nguồn tin của
CNN
, Nhà Trắng đã bắt tay bàn về các
ứng viên có khả năng thay thế ông Bolton. Ít nhất 10 cái
tên đang được cân nhắc.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin, với tính cách khó đoán của
ông Trump thì có khả năng ông sẽ chọn một người nằm
ngoài danh sách đang được cân nhắc này.
17
tháng là thời gian ông John
Bolton làmcốvấnanninhquốc
giatrongchínhphủTổngthống
Donald Trump.
Tiêu điểm
Việc ông Bolton ra
đi sẽ tác động đến
chính sách đối ngoại
Mỹ thời gian tới.
Quan hệ Trump-Bolton:
Mâu thuẫn không thể cứu vãn
Ông Bolton lẻ loi một mình trong các cuộc tranh cãi với ông Trump, với các quan chức khác
trong chính phủMỹ và đã phải từ chức.
Góc nhìn
Đối ngoại nướcMỹ thời hậuBolton
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook