209-2019 - page 17

13
vì phải dùng kháng sinh
tấn công liều cao (6-8 g
Ceftazidim/ngày truyền tĩnh
mạch) kéo dài liên tục trong
ít nhất khoảng hai tuần, sau
đó dùng kháng sinh duy trì
khoảng từ ba đến sáu tháng
nữa. Nếu không được điều
trị đúng liều, đúng phác đồ
và theo dõi sát sao, bệnh dễ
tái phát, sức khỏe của bệnh
nhân suy kiệt dần và vẫn
có thể tử vong dù đã được
chẩn đoán đúng. Việc theo
dõi điều trị bệnh kéo dài,
lại tốn kém nên không ít
bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây
cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thất
bại trong điều trị và tỉ lệ tử
vong do Whitmore còn cao,
lên tới 40%.
Người bệnh tiểu đường,
bệnh phổi và bệnh thận mạn
tính có nguy cơ dễ mắc bệnh
này với các biểu hiện lâm
sàng đa dạng: sốt cao, đau
cơ, có các ổ nhiễm khuẩn
trên da, áp xe cơ, áp xe gan
ANHIỀN-HOÀNG LAN
N
gày 10-9, thông tin từ
Trung tâm Bệnh nhiệt
đới, Bệnh viện (BV)
Bạch Mai cho biết trong
tháng 8 vừa qua, BV tiếp
nhận một ca bệnh nhân nữ
nhiễm vi khuẩn Whitmore
khá hy hữu.
Liên tiếp tiếp nhận
bệnh nhân
nhiễm Whitmore
Trước đó bệnh nhân bị tổn
thương áp xe vùng mũi và
cánh mũi, được chẩn đoán
bị nhiễm trùng huyết do tụ
cầu. Bệnh nhân đến BV để
được điều trị. Tuy nhiên,
sau khi lấy máu và mủ ở
vết thương tại Trung tâm
Bệnh nhiệt đới, BV Bạch
Mai, kết quả cho thấy bệnh
nhân bị nhiễm loại vi khuẩn
Whitmore đe dọa tính mạng
chứ không phải nhiễm trùng
huyết do tụ cầu.
Do đó, các bác sĩ phải thay
đổi hoàn toàn phác đồ điều trị
cho bệnh nhân. Theo dõi tình
trạng của bệnh nhân, PGS-TS
Đỗ Duy Cường, Giám đốc
Trung tâm Bệnh nhiệt đới,
BV Bạch Mai, cho biết khi
nhiễm vi khuẩn Whitmore,
bệnh nhân phải được điều
trị bằng phác đồ đặc hiệu
với kháng sinh phối hợp.
Sau khi tình trạng toàn thân
ổn định, bệnh nhân tiếp tục
được điều trị kháng sinh kéo
dài kết hợp với các liệu pháp
điều trị của chuyên khoa tai
mũi họng: Rửa vết thương,
kiểm soát và xử lý các tổn
thương tại mũi, họng.
“Rất may bệnh nhân chỉ
tổn thương da, phần mềm ở
cánh mũi, chưa tổn thương
đến xương. Sau hai tuần
điều trị, vết thương đã hết
mủ và đang lên da non.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần
tiếp tục giai đoạn duy trì
bằng thuốc và điều trị trung
bình ít nhất ba tháng, được
theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ
chuyên khoa truyền nhiễm,
nếu không bệnh sẽ có khả
năng tái phát, khi đó tỉ lệ tử
vong rất cao” - PGS-TS Đỗ
Duy Cường cho hay.
Cũng theo PGS-TS Đỗ
Duy Cường, nếu như trước
đây 5-10 năm mới có 20 ca
mắcWhitmore thì từ đầu năm
2019 đến nay, tại Trung tâm
Bệnh nhiệt đới, BV Bạch
Mai đã ghi nhận tới 20 ca
mắc căn bệnh nguy hiểm
này, trong đó riêng tháng 8
ghi nhận 12 ca Whitmore
nặng được chuyển đến chủ
yếu từ các tỉnh phía Bắc và
Bắc Trung bộ.
Dễ chẩn đoán nhầm
với bệnh khác
PGS-TSĐỗDuyCườngcho
biết các ca nhiễm vi khuẩn
Whitmore đều có bệnh cảnh
lâm sàng đa dạng phức tạp,
bệnh nhân được nhập viện
từ chuyên khoa khác nhau
như hô hấp, cơ-xương-khớp,
nội tiết, da liễu, ngoại khoa...
Do bệnh cảnh lâm sàng đa
dạng nên bệnh nhân thường
bị chẩn đoán nhầm với các
bệnh khác như viêm phổi,
lao phổi, áp xe cơ, nhiễm
trùng huyết do các vi khuẩn
khác như tụ cầu, liên cầu…
Tuy nhiên, ngay cả khi
được khẳng định chẩn đoán
bệnh Whitmore, việc điều
trị cũng hết sức khó khăn
Bệnh nhânWhitmore đang điều trị tại BV BạchMai. Ảnh: ANHIỀN
Phòng ngừa bệnh Whitmore
Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng,
cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập
trung từ tháng 7 đến tháng 11. Do đó những người làmviệc
tiếp xúc nhiềumôi trường đất và nước phải có phương tiện
bảo hộ lao động để tránh vết thương trầy xước ngoài da.
Khi có những triệu chứng mô tả cần đi khám ngay tại các
cơ sở có uy tín và xét nghiệm, tránh bệnh diễn tiến nặng.
PGS-TS
ĐỖDUY CƯỜNG
,
Giámđốc Trung tâmBệnh nhiệt đới, BV BạchMai
Tiêu điểm
Đa phần các bệnh
nhân mắc bệnh
thường có các bệnh
lý như suy giảm hệ
thống miễn dịch,
tiểu đường, xơ gan…
Whitmorelàbệnhtruyềnnhiễm
cấp tínhnguyhiểmdovi khuẩn
Burkholderiapseudomallei gây
nên.Vi khuẩn này có trong đất,
bùn và đường lây nhiễm chủ
yếu do vùng da tổn thương
tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn
hoặc hít phải các hạt bụi đất
chứa vi khuẩn này.
Đời sống xã hội -
ThứNăm12-9-2019
Báo động
loại vi khuẩn
“ăn” cánhmũi
bệnh nhân
Chỉ trong tháng 8, Trung tâmBệnh nhiệt
đới - BVBạchMai đã tiếp nhận 12 ca nhiễm
vi khuẩnWhitmore, trong đó có bốn ca đã
tử vong. Căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao
(tới 40%) đang có nguy cơ tái bùng phát.
lách, viêm phổi... Bệnh có
thể gây tử vong nhanh nếu
không được chẩn đoán đúng
và điều trị kịp thời.
“Vì đây là bệnh nhiễm
trùng nặng, gây tổn thương
nhiều cơ quan. Nhiều bệnh
nhân tổn thương ngoài da,
tổn thương phổi, thận, áp
xe lách, gan trên nền bệnh
nhân mắc tiểu đường hay
phổi mạn tính, tim, thận mạn
tính… dẫn tới điều kiện dễ
dàng cho Whitmore phát
triển, làm suy đa tạng và
sốc tử vong rất cao” - BS
Cường cho hay.
TạiBVChợRẫy (TP.HCM),
TS-BSLêQuốcHùng,Trưởng
Khoa bệnh nhiệt đới của BV
này, cho hay miền Nam là
vùng dịch tễ lưu hành bệnh
Whitmore nên số bệnh nhân
nhiễm vi khuẩn Whitmore
không phải là hiếm. Trong
những năm chiến tranh, vi
khuẩn Whitmore gây ám
ảnh, còn được gọi với một
cái tên “Vietnamese time
bomb” nhằm ám chỉ một
bệnh truyền nhiễm ở Việt
Nam. Nhiều cựu binh Mỹ
khi xuất ngũ trở về nước
mới có biểu hiện bệnh do
ủ bệnh một thời gian dài.
Hằng năm BV ghi nhận
trên 100 bệnh nhân nhập
viện điều trị do nhiễm vi
khuẩn Whitmore. Đa phần
các bệnh nhân mắc bệnh
thường có các bệnh lý như
suy giảm hệ thống miễn
dịch, tiểu đường, xơ gan…
Bệnh cảnh khi nhiễm vi
khuẩn Whitmore khá đa
dạng từ có vết thương áp
xe khắp nơi trên cơ thể cho
đến tổn thương nhiều cơ
quan như phổi, tim, gan,
xương… Bệnh có thể được
chẩn đoán khi xét nghiệm
tìm vi khuẩn trong máu, mủ,
đờm… của bệnh nhân. Do
thường xuyên tiếp nhận bệnh
nhân bị nhiễm Whitmore
nên các khoa của BV không
khó nghi ngờ, chuyển bệnh
nhân đến đúng chuyên khoa
điều trị, tuy nhiên việc chẩn
đoán bệnh ở tuyến dưới có
thể gặp khó khăn và nhầm
lẫn với bệnh cảnh khác do
chưa chú ý đến bệnh này.•
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự
khai giảng muộn ở rốn lũ Tân Hóa
Sáng 11-9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
đã đến dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS
Tân Hóa của huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình.
Tại đây, Bộ trưởng Nhạ biểu dương nỗ lực của nhà
trường khi đã nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa
lũ, sớm ổn định công tác giảng dạy và học tập. Bộ
trưởng cũng chia sẻ khó khăn với thầy cô giáo, các em
học sinh tại vùng rốn lũ Tân Hóa.
Buổi lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng
trong 30 phút đã đem lại niềm vui trọn vẹn cho thầy trò
nơi đây.
Sau lễ khai giảng ở Trường THCS Tân Hóa, Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác đã đến
thăm hỏi, tặng quà tại Trường Tiểu học Tân Hóa và
Trường Mầm non Tân Hóa.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao
400 triệu đồng của Bộ GD&ĐT ủng hộ ngành giáo dục
tỉnh Quảng Bình, trao tặng 20 bộ máy tính cho Trường
THCS Tân Hóa và Trường Tiểu học Tân Hóa cùng
nhiều phần quà khác.
NGUYỄN DO
Công an TP Đà Nẵng đến tận giường
bệnh làm CMND cho bệnh nhân
Ngày 11-9, cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính,
Công an quận Cẩm Lệ đã trực tiếp đến giường bệnh của
bà Nguyễn Thị Thôi (68 tuổi, phường Hòa Thọ Đông,
quận Cẩm Lệ) trao CMND mới cho bà.
Thượng úy Nguyễn Phú Quý, người trực tiếp đến
bệnh viện giúp bà Thôi làm CMND, cho biết trưa 10-9,
đội nhận được điện thoại của người dân báo tin một
bệnh nhân ở bệnh viện Đà Nẵng đang cần làm CMND
gấp để hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Sau khi xác nhận
thông tin, anh cùng Đại úy Nguyễn Thanh Tùng, Phó
đội Cảnh sát quản lý hành chính, đến bệnh viện thực
hiện các thủ tục làm CMND cho bà Thôi ngay tại
giường bệnh.
Bà Thôi bị thủng đại tràng, đang chờ mổ cấp cứu. Bà
mồ côi từ nhỏ, người gọi điện thoại nhờ công an hỗ trợ
bà là người nhận nuôi dưỡng bà lâu nay. Trước đó, do
sơ suất nên bà Thôi đã làm mất CMND khi nào không
hay.
HẢI HIẾU
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook