209-2019 - page 9

9
Nam. “Đặc biệt
là chưa có kinh
nghiệmtrong triển
khai thựchiệnhợp
đồng EPC dẫn
đến tình trạng có
hạng mục đã thi
công xong nhưng
hồ sơ hoàn công
chưa hoàn thiện kịp thời nên gây
ra rất nhiều khó khăn cho công tác
nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng
mục công trình hoàn thành và ảnh
hưởng đến thanh toán giải ngân dự
án...” - nguồn tin cho biết.•
Tin từ Ban quản lý dự án (QLDA)
đường sắt chobiết hiệnBanQLDA
đang quyết liệt chỉ đạo tổng thầu
tập trung hoàn thiện các hạng
mục xây dựng, lắp đặt thiết bị
còn lại, đặc biệt là hoàn thiện các
thủ tục để đánh giá chứng nhận
an toàn hệ thống, nghiệm thu và
bàn giao dự án. Công tác bàn giao
cũng đang được thực hiện song
song, theo từng phần, hạng mục
nào xong được nghiệm thu, bàn
giao ngay để các bên liên quan
cùng nắm bắt, tiếp cận dần dự
án, chuẩn bị sẵn sàng đưa vào
khai thác thươngmại. Những khó
khăn, vướngmắc trong giai đoạn
cuối củadựáncần sựphối hợpcủa
các bên để kịp thời tháo gỡ. Thời
gianqua, BộGTVT cùng với UBND
TP Hà Nội đã tập trung chỉ đạo sát
sao, đặc biệt Bộ GTVT đã có nhiều
văn bản gửi các cơ quan liên quan
phía Trung Quốc, Bộ cũng đã làm
việc với tổng thầu để đôn đốc và
yêu cầu khẩn trương hoàn thành
dự án trong thời gian sớm nhất.
an toàn trước khi bàn giao dự án
đưa vào vận hành khai thác thương
mại, Bộ GTVT đã thuê tư vấn đánh
giá an toàn hệ thống (tư vấn độc lập
của Pháp) để tiến hành đánh giá an
toàn từ khâu thiết kế, thi công, lắp
đặt thiết bị và vận hành toàn bộ hệ
thống. “Trong thời gian tới, Bộ tiếp
tục chỉ đạo các đơn vị tham gia thực
hiện dự án và các cơ quan chuyênmôn
của Bộ nâng cao hơn nữa công tác
kiểm tra, kiểm soát về mặt an toàn,
tiến độ, chất lượng công trình nhằm
đảm bảo tuyệt đối an toàn, sớm đưa
dự án vào vận hành khai thác…” - Bộ
GTVT khẳng định.
Trước đó, trả lời báo chí cuối tháng
4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Ngọc Đông cho biết để đưa dự án
vào khai thác thương mại còn nhiều
việc phải làm. Trong đó, quan trọng
nhất không chỉ khâu xây dựng mà
là thủ tục nghiệm thu để đưa vào
khai thác. “Quan điểm là phải thực
hiện đẩy nhanh dự án nhưng không
thể đưa một dự án chưa đảm bảo an
toàn, chưa nghiệm thu vào khai thác
thương mại được…” - ông Đông
nhấn mạnh.
Vướng thủ tục bàn giao
Theo một nguồn tin, thời gian
qua tổ chức chứng nhận an toàn độc
lập đã theo sát các hoạt động hiện
trường để thu thập hồ sơ, tài liệu,
các chứng chỉ an toàn, thực hiện các
thí nghiệm, thử nghiệm an toàn làm
cơ sở đánh giá, cấp chứng nhận an
toàn. Tuy nhiên, công tác này hiện
đang gặp khó khăn do tổng thầu (Tập
đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc)
chưa hoàn thành các công việc còn
lại, chưa khắc phục hết các tồn tại.
Đặc biệt là tổng thầu chưa cung
cấp được đầy đủ hồ sơ, tài liệu an
toàn, chưa thực hiện được một số
thử nghiệm quan trọng của đoàn
tàu, chưa vận hành thử toàn bộ hệ
thống, chưa có đủ hồ sơ hệ thống
quản lý an toàn vận hành dẫn đến
chưa đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ
an toàn hệ thống
để cấp chứng nhận
an toàn theo quy
định. Ngoài ra,
trong quá trình
thực hiện dự án,
một phần do tổng
thầu quá chú trọng
vào công tác thi
công mà chưa quan tâm thích đáng
đến công tác hồ sơ nghiệm thu theo
quy định.
Nguyên nhân được cho là do tổng
thầu chưa có kinh nghiệm với hệ
thống quy định hiện hành của Việt
VIẾT LONG
B
ộ GTVT vừa có văn bản gửi
Đoàn đại biểu Quốc hội TP
Đà Nẵng trả lời về những lo
lắng của cử tri khi sắp đưa vào vận
hành tuyến đường sắt trên cao Cát
Linh - Hà Đông. Theo cử tri, nếu
không kiểm tra, giám sát và vận
hành chặt chẽ, kỹ lưỡng và chính
xác thì khi có sự cố từ trên không,
hậu quả, thiệt hại sẽ rất lớn. Cử tri
đề nghị Bộ xem xét, thận trọng khi
đưa vào vận hành tuyến đường sắt
này để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đảm bảo an toàn mới
khai thác
Trả lời về vấn đề trên, Bộ GTVT
khẳng định đây là dự án cấp đặc
biệt, có tính chất đặc thù, kỹ thuật
cao, công nghệ hoàn toàn mới và là
tuyến đường sắt đô thị đầu tiên hoàn
thành đưa vào vận hành, khai thác
tại Việt Nam. Với vai trò chủ đầu tư
dự án, Bộ GTVT nhận thức rõ trách
nhiệm trong quá trình triển khai thực
hiện. Trong thời gian triển khai, thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, đã có nhiều đoàn thường xuyên,
định kỳ kiểm tra dự án. Cụ thể, Bộ
LĐ-TB&XH kiểm tra về công tác an
toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Bộ TN&MT kiểm tra về tác động
môi trường. Hội đồng nghiệm thu
Nhà nước các công trình xây dựng
kiểm tra công tác nghiệm thu và chất
lượng thi công. Kiểm toán Nhà nước
tiến hành kiểm toán hoạt động xây
dựng và việc quản lý, sử dụng vốn
đầu tư của dự án...
Mặt khác, để đảm bảo tuyệt đối
Người
dân
tham
quan tàu
đường
sắt Cát
Linh - Hà
Đông.
Ảnh:
VIẾT
LONG
Bộ GTVT đã thuê tư vấn
độc lập của Pháp để tiến
hành đánh giá an toàn
từ khâu thiết kế, thi công,
lắp đặt thiết bị và vận
hành toàn bộ hệ thống.
Bộ GTVT đề nghị Chính phủ bố trí vốn
để sửa đường băng
Lãnh đạo Bộ GTVT xác nhận đơn vị đã có văn bản báo
cáo Thủ tướng về việc bố trí vốn để cải tạo, nâng cấp hệ
thống đường băng, đường lăn tại các sân bay Nội Bài và
Tân Sơn Nhất. Theo đó, Bộ GTVT cho biết hiện sân bay
Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang phải chịu sức ép rất lớn
do nhu cầu vận tải tăng cao. Đặc biệt, hệ thống đường cất
hạ cánh, đường lăn khai thác vượt tần suất thiết kế, dẫn
tới bị xô dịch, gãy vỡ, hằn lún mặt đường, phùi bùn tại
các khe co giãn, bong bật, nứt vỡ các tấm bê tông.
Thời gian qua, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) tự bỏ kinh phí để khắc phục tạm thời tại
các điểm hư hỏng để đảm bảo phục vụ an toàn bay. Tuy
nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không sớm
đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống đường cất hạ cánh và
đường lăn sẽ làm tăng nguy cơ gây mất an toàn khai thác
bay.
Bộ GTVT cho rằng từ đầu năm 2018, đơn vị liên tục có
văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để đầu tư, nâng
cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại hai sân bay này
theo ba phương án. Cụ thể, sử dụng vốn đầu tư công từ
nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-
2020. Sử dụng vốn ACV hoặc dùng nguồn thu từ hoạt
động khu bay để thực hiện.
Tuy nhiên, trong phương án trình Chính phủ, Bộ
KH&ĐT chỉ dự kiến bố trí cho Bộ GTVT từ nguồn 10%
dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn này
để trả nợ các dự án BT và bố trí cho một số dự án giao
thông cần thiết, cấp bách của các lĩnh vực khác như
đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận -
Cần Thơ, kênh Chợ Gạo giai đoạn hai…
“Do đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định phương án sử dụng 10% dự phòng chung kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Cân đối, bổ
sung thêm vốn cho Bộ để triển khai ngay các dự án đầu
tư cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại
sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất...” - Bộ GTVT thông
tin.
Liên quan đến hai sân bay trên, trước đó lãnh đạo
ACV cũng xác nhận hiện nay đường băng và đường lăn
ở hai sân bay không đảm bảo an toàn, nếu tiếp tục khai
thác sẽ nguy hiểm cho hành khách.
PHÚ PHONG
Đình chỉ các cá nhân liên quan
vụ đường 250 tỉ đồng nứt toác
Ngày 11-9, Bộ GTVT đã có thông cáo báo chí về việc
hư hỏng, sạt lún nghiêm trọng nền mặt đường đoạn Km
10+200 - Km 10+350 thuộc dự án đường Hồ Chí Minh
đoạn tránh Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Theo thông cáo, việc để xảy ra sự cố nêu trên làm ảnh
hưởng đến uy tín ngành GTVT, niềm tin trong nhân dân.
Vì vậy, Bộ đã yêu cầu Ban quản lý dự án (QLDA) 6 và
các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi
công thực hiện một số nội dung sau:
- Khẩn trương kiểm tra, rà soát tất cả các khâu từ công
tác khảo sát, thiết kế, quá trình tổ chức chỉ đạo triển khai
thi công, quản lý chất lượng đến công tác nghiệm thu
công trình hoàn thành… làm rõ nguyên nhân khách quan,
chủ quan dẫn đến hư hỏng công trình, báo cáo cơ quan
có thẩm quyền giải quyết sự cố theo quy định trước ngày
20-9.
- Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các
tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là việc xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu các tổ chức và các cá nhân
được phân công trực tiếp quản lý, điều hành dự án, trước
mắt thực hiện đình chỉ chức vụ các cá nhân liên quan để
tập trung khắc phục, xử lý sự cố nêu trên. Yêu cầu Ban
QLDA6 và các nhà thầu báo cáo Bộ GTVT kết quả thực
hiện kiểm điểm sau khi có kết luận và nguyên nhân.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê, tỉnh
Gia Lai do Ban QLDA6 quản lý thực hiện. Dự án đã
hoàn thành khối lượng xây lắp tháng 6-2019, đang thực
hiện các thủ tục nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng.
Tuy nhiên, ngày 3-9, công trình xuất hiện hư hỏng nền,
mặt đường đoạn Km 10+200 - Km 10+350.
V.LONG
Dự án Cát Linh - Hà Đông: Thi công
xong nhưng chưa thể bàn giao
Nhiều hạngmục đã thi công xong nhưng hồ sơ hoàn công chưa hoàn thiện,
gây khó khăn cho công tác nghiệm thu, bàn giao.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook