209-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm12-9-2019
CHÂNLUẬN
C
hiều11-9,ỦybanThường
vụ Quốc hội (QH) họp
cho ý kiến về báo cáo
của Chính phủ, VKSND Tối
cao vàTANDTối cao về công
tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo năm 2019.
Khiếu nại tố cáo tiếp
tục diễn biến phức tạp
Cả ba báo cáo của Chính
phủ, VKSND Tối cao và
TAND Tối cao đều chung
nhận định: Tình hình khiếu
nại, tố cáo của công dân vẫn
diễn biến phức tạp, trong
đó có một số lĩnh vực tiềm
ẩn nguy cơ trở thành điểm
nóng về khiếu nại, tố cáo.
Đó là lĩnh vực môi trường;
liên quan đến đất nông - lâm
trường; liên quan đến quyền
của người mua nhà ở một số
dự án sai phép, nhà ở trong
các khu nghỉ dưỡng…
Tổng Thanh tra Chính phủ
Lê Minh Khái khi trình bày
báo cáo của Chính phủ còn
nhận định: Trong thời gian
tới, nhất là trong thời điểm
diễn ra những sự kiện chính
Sau khi ông Khái trình bày
báo cáo, lần lượt viện trưởng
VKSNDTối cao và phó chánh
án TAND Tối cao trình bày
báo cáo. Ở khâu thẩm tra, cả
Ủy ban Pháp luật và Ủy ban
Tư pháp củaQHđều khá đồng
tình với các báo cáo của ba cơ
quan nói trên nhưng cũng chỉ
ra một số hạn chế về số liệu
và việc thiếu vắng đánh giá
báo cáo của Chính phủ “chất
lượng hơn năm ngoái” nhưng
khi đề cập tới việc tiếp công
dân gắn với giải quyết khiếu
nại, tố cáo thì bà Nga đề nghị
phải thực hiện nghiêm theo
luật. Bà cho hay là qua số
liệu kiểm tra cho thấy ở một
tỉnh phía Nam có trường hợp
hai giám đốc sở và một cục
trưởng Cục Thuế trong năm
năm liền không tiếp dân lần
nào. “Nhưng hai người ấy
không bị làm sao, không bị
kỷ luật gì. Tiếp hay không
tiếp cũng không sao cả. Cái
đó là do chúng ta xử lý không
nghiêm” - bà Nga nói.
Ông PhanThanh Bình, Chủ
nhiệmỦy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và
Nhi đồng của QH, cho rằng:
“Nhiều vụ việc vẫn còn phức
tạp và nhiều vấn đề đặt ra. Tôi
băn khoăn về việc nhiều nơi
nói trả lời khiếu nại, tố cáo
đạt 90% nhưng ở đây phải trả
lời rõ là đã giải quyết hay là
“đã nhận đơn và sẽ nghiên
cứu giải quyết””.
Liên quan tới khiếu nại về
đất đai, bà Nga cho hay việc
thu hồi đất giao cho doanh
nghiệp theo con đường hành
chính dẫn đến nhiều sai phạm
và tham nhũng khiến dân bức
xúc. “Đề nghị Chính phủ cần
làm rõ xemĐiều 62 Luật Đất
đai đã bị vận dụng như thế
nào. Nhất là từ vụThủThiêm,
cần phải làm rõ xem nguyên
nhân là vì cái gì, phần nào là
do Luật Đất đai, phần nào là
do tổ chức thực hiện” - bà
Nga phát biểu và đề nghị
Chính phủ lưu ý tới vấn đề
tái định cư cho người dân ở
những nơi bị thu hồi đất theo
phương châm“nơi ởmới phải
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.•
Chưa xử lý nghiêm cán bộ không
tiếp dân
trị quan trọng của đất nước
như các kỳ họp của Trung
ương, QH, đại hội đảng bộ
các cấp tiến tới Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII, tình
hình khiếu nại, tố cáo sẽ còn
diễn biến phức tạp, xảy ra
ở những địa phương có sai
phạm, sơ hở, yếu kém trong
quản lý nhà nước...
“Thủ tướng Chính phủ,
Phó Thủ tướng thường trực
Trương Hòa Bình dành nhiều
thời gian chủ trì các cuộc họp
với Thanh tra Chính phủ,
các bộ, ngành, địa phương
để chỉ đạo giải quyết các vụ
việc khiếu nại, tố cáo đông
người, phức tạp, dư luận xã
hội quan tâm, vụ việc bộ,
ngành và địa phương có ý
kiến khác nhau…” - báo cáo
của Chính phủ cho hay.
tác động của việc để khiếu
nại, tố cáo kéo dài, gay gắt
và vượt cấp.
Tiếp dân tốt sẽ giảm
khiếu nại
Bà Nguyễn Thanh Hải,
Trưởng ban Dân nguyện của
QH, cho hay là mới đi giám
sát việc tiếp dân ởBình Phước
thấy có trường hợp rất hay. Đó
là việc trước đây chủ tịch thị
xã Đồng Xoài không tiếp dân
đầy đủ. Ngay sau khi vị chủ
tịch này bị thay thế và chủ tịch
mới đã thực hiện tiếp dân một
tháng hai lần theo quy định.
“Việc này đã có tác động tốt,
tích cực. Tiếp dân đúng quy
định như vậy sẽ giảm khiếu
nại, tố cáo” - bà Hải nói và đề
nghị cần làm rõ cả việc tiếp
dân của các bộ, ngành.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp, đánh giá
Xác định lộ trình ban hành Luật Hội,
Luật Biểu tình
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng Điều
25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có nhiều quyền,
trong đó có quyền hội họp, quyền biểu tình, quyền lập hội
nhưng hiện nay Luật Hội và Luật Biểu tình chưa được ban
hành.“Hai việc này đếnmấy nhiệmkỳ rồi chúng ta vẫn chưa
làmđược. Luật Biểu tình, Luật Hội chưa được ban hành nên
hai quyền này của công dân chưa thực hiện được theo tinh
thần hiến pháp” - ông Phúc nhấn mạnh.
“Đề nghị phân tích rõ nguyên nhân và xác định lộ trình
để ban hành hai luật trên, không thể để kéo dài mãi, vì đây
là những quyền con người, quyền công dân được quy định
tronghiếnpháp”-PhóChủtịchQHUôngChuLưunhấnmạnh.
“Từ hàng ngàn vụ
việc khiếu nại, tố cáo
đúng thì phải đánh
giá lại các cơ quan
có khiếu nại.”
Lê Thị Nga,
Chủ nhiệm
Ủy ban Tư pháp
Lĩnh vực khiếu nại, tố cáomở rộng; nhiều nội dung, hành vi mới bị tố cáo, khiếu nại…nhưng nếu cán bộ
“chịu” tiếp dân thì tình hình sẽ giảm.
Bănkhoănviệc không có tiềnđể xây phòngghi âmnhư luật định
Sáng 11-9, tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (QH) cho ý kiến về Báo cáo kết quả năm năm
triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Báo cáo của Chính phủ cho hay sau năm năm triển khai
thi hành hiến pháp, trong số 90 luật, pháp lệnh nằm trong
kế hoạch xây dựng, ban hành, QH, Ủy ban Thường vụ QH
đã ban hành 69 luật, pháp lệnh. Trong số đó có các đạo
luật mang tính nền tảng, rường cột của hệ thống pháp luật
như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân
sự, Bộ luật Tố tụng hình sự…
“Còn 21 dự án luật, pháp lệnh nằm trong danh mục
nhưng chưa được ban hành” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê
Thành Long cho hay. “Đến hết năm 2020, chúng ta có
thể cụ thể hóa được 21 luật, pháp lệnh này không? Nếu
không cụ thể hóa được thì tác động của nó thế nào đến
những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền
con người, quyền công dân…?” - Phó Chủ tịch QH Phùng
Quốc Hiển đặt câu hỏi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng liên
quan đến mảng hoạt động tư pháp, hệ thống luật đã khá
đầy đủ nhưng có một số điểm khó trong tổ chức thi hành.
Theo bà, để cụ thể hóa Hiến pháp 2013, đặc biệt là quyền
con người, quyền công dân đã được Bộ luật Tố tụng hình
sự và một số luật khác cũng ghi rất cụ thể nhưng quá trình
triển khai thực hiện thì còn nhiều vướng mắc. Dẫn chứng
về quyền ghi âm, ghi hình, trách nhiệm ghi âm, ghi hình,
hoạt động hỏi cung bị can, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
cho hay đại diện Bộ Công an mới đây báo cáo là không có
tiền để xây dựng các phòng ghi âm, mua máy ghi âm, ghi
hình có âm thanh.
Theo bà Nga, liên quan đến chủ trương này, Chính phủ
cũng đồng ý và QH cũng đã quyết. Đây là quy định nhằm
đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong quá trình
tố tụng nhằm tránh bức cung, nhục hình, vừa có tác dụng
chứng minh cho mọi người biết việc tuân thủ pháp luật
của cơ quan điều tra…
“Rất nhiều lần Bộ Công an nói không có tiền… Ngày
trước chúng ta yêu cầu đến cuối năm 2019 phải thực hiện,
sau này lùi một năm đến năm 2020. Nhưng vừa rồi, Thứ
trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương báo cáo là không có
tiền. Nếu không thi hành được thì một quy định rất lớn
của hiến pháp không được thực thi” - bà Nga nói.
ĐỨC MINH
Tiêu điểm
1.508
là con số vụ, việc khiếu nại
đúng nằm trong con số khiếu
nại đúng và đúng một phần.
Cạnhđó có tới 819 tố cáođúng
hoàn toàn nằm trong số vụ tố
cáo đúng và đúng một phần.
Theo Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh
Trí, năm 2019 xuất hiện một số nội dung
khiếu nại, tố cáo mới, gây khó khăn cho cơ
quan có thẩm quyền giải quyết; các vụ việc
khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài nhiều năm
có phần gia tăng. Cụ thể là nhiều đơn gửi
đến CQĐT VKSND Tối cao tố cáo về các về
hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, không truy
cứu trách nhiệmhình sự người có tội, ra bản
án trái pháp luật… Nhưng về bản chất nội
dung các đơn này là khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp.
Còn Phó Chánh án TAND Tối cao Lê Hồng
Quang thì nhận định: Trong thời gian qua,
tình hình khiếu nại về tư pháp vẫn diễn biến
phức tạp, cònmột sốvụviệc khiếunại gaygắt,
kéo dài, đã qua nhiều cấp giải quyết nhưng
đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại gây áp lực
rất lớn cho các cơ quan nhà nước nói chung
và TAND nói riêng.
Nhiều nội dung khiếu nại, tố cáo mới
Phó Chủ tịchQuốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. Ảnh: TTXVN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook