209-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm12-9-2019
Một côngchứngviêntạiTP.HCMbị tước thẻ12tháng
Thanh tra Bộ Tư pháp vừa có
quyết định xử phạt bà Trần Thị
Thảo 9 triệu đồng, tước quyền sử
dụng thẻ công chứng viên 12 tháng.
Theo quyết định, bà Thảo đã thực
hiện hành vi vi phạm hành chính
là công chứng hợp đồng, giao dịch
trong trường hợp không có căn cứ
xác định quyền sử dụng, sở hữu
riêng đối với tài sản khi tham gia
giao dịch. Các văn bản công chứng
liên quan đến chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 18-12-
2018, 5-10-2018, 8-12-2018.
Ngày 21-8, Thanh tra Bộ Tư
pháp đã lập biên bản vi phạm hành
chính về sự việc trên. Bà Thảo có
tình tiết tăng nặng là vi phạm hành
chính nhiều lần nên bị phạt với
hình thức phạt chính là phạt tiền
9 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là
tước quyền sử dụng thẻ công chứng
viên 12 tháng đối với công chứng
viên Trần Thị Thảo (kể từ ngày
27-8-2019).
Được biết thời điểm có hành vi vi
phạm nêu trên bà Thảo làm việc tại
Văn phòng công chứng Hồ Nhật Tú
Trinh, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Quyết định cũng nêu rõ bà Thảo
phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết
định xử phạt này. Nếu quá thời
hạn mà bà Thảo không tự nguyện
chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành
theo quy định pháp luật. Bà Thảo
có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện
hành chính đối với quyết định này.
Bà Thảo là công chứng viên liên
quan đến vụ việc mà trước đây
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh “một
mảnh đất, công chứng bán hai lần”.
Tiếp đó, ngày 24-6, Sở Tư pháp
TP.HCM đã cung cấp thông tin,
chuyển hồ sơ cho Công an huyện
Củ Chi để xem xét, giải quyết vụ
việc trên do có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hình sự trong hoạt động
hành nghề công chứng.
Theo khoản 7 Điều 14 Nghị định
110/2013 của Chính phủ (được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015)
thì tước quyền sử dụng thẻ công
chứng viên là hình thức xử phạt
bổ sung. Theo đó tước thẻ từ một
đến ba tháng đối với hành vi như
nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản
tiền, lợi ích vật chất khác từ người
yêu cầu công chứng ngoài phí công
chứng theo quy định, thù lao công
chứng đã xác định và chi phí khác
đã thỏa thuận. Ngoài ra là hành
vi hành nghề tại hai tổ chức hành
nghề công chứng trở lên hoặc kiêm
nhiệm công việc thường xuyên
khác...
Tước thẻ công chứng viên từ sáu
đến 12 tháng đối với hành vi quy
định như công chứng hợp đồng,
giao dịch trong trường hợp không
có căn cứ xác định quyền sử dụng,
sở hữu riêng đối với tài sản khi
tham gia giao dịch. Công chứng
trong trường hợp mục đích và nội
dung của hợp đồng, giao dịch, nội
dung bản dịch vi phạm pháp luật,
trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo
điều kiện cho người tham gia hợp
đồng, giao dịch thực hiện giao
dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối
khác...
KIM PHỤNG
PHƯƠNG LOAN
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
tuyên hủy quyết định đình chỉ
vụ án dân sự của TAND tỉnh
Sóc Trăng, giao hồ sơ về cho tòa
này giải quyết lại theo quy định.
Quyết định này có đường lối giải
quyết như một án lệ trong chuyện
Việt kiều hồi hương nhận lại tài
sản (nhà) trước đó của mình.
Tòa sơ thẩm không
giải quyết mà đình chỉ
Theo đơn kiện, năm 1979, gia
đình ông Triệu Minh Ân (sinh
năm 1962) được Nhà nước cho
xuất cảnh sang Bỉ đoàn tụ gia
đình. Ngày 11-6-1979, cha ông
Ân có đơn xin gửi lại căn nhà
cho UBND xã Phú Tân, huyện
Châu Thành (Sóc Trăng) quản
lý, được Ban nhân dân ấp chứng
thực cùng ngày, được Phòng tài
chính huyện xác nhận vào đơn,
kèm giấy mô tả căn nhà và diện
tích đất khoảng 1.200 m
2
.
Trước khi xuất cảnh, gia đình
ông Ân bàn giao nhà cho chủ tịch
xã thời điểm đó ký nhận, sau khi
nhận thì UBND xã giao cho Đảng
ủy xã quản lý.
Năm 2007, nhà đất này được
kiểm kê theo Chỉ thị 31/2007 của
Thủ tướng. Khi về nước, gia đình
ông Ân mới biết rằng năm 2009,
UBND huyện Châu Thành được
tỉnh giao quản lý căn nhà của
mình. Sau đó, UBND tỉnh Sóc
Trăng cấp quyền sử dụng đất cho
xã nhưng chưa xác lập quyền sở
hữu nhà Nhà nước.
Tuy gửi giữ hai căn nhà nhưng
do một căn đã qua nhiều đời chủ
nên gia đình ông Ân chỉ xin lại
một căn nhà mà xã đang bỏ không
(do UBND xã đã xây trụ sở ở
khu đất khác). Tuy nhiên, UBND
huyện Châu Thành không thụ lý
giải quyết đơn, còn UBND tỉnh
Sóc Trăng thì chưa xem xét, giải
quyết đơn của gia đình ông Ân.
Sau đó, ông Ân khởi kiện
UBND xã Phú Tân và UBND
huyện Châu Thành đòi lại căn
nhà nói trên và yêu cầu tòa hủy
giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tuy nhiên, TAND tỉnh Sóc
Trăng không giải quyết vụ kiện
này mà ra quyết định đình chỉ vì
cho rằng không thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án.
Ông Ân kháng cáo đề nghị
TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên
hủy quyết định đình chỉ nói trên.
VKSND tỉnh Sóc Trăng cũng có
kháng nghị cho rằng vụ kiện thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Lập luận của TAND Cấp cao
Tại phiên họp phúc thẩm, đại
diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM
đề nghị hội đồng phúc thẩm chấp
nhận kháng cáo và kháng nghị.
Hội đồng phúc thẩm TAND Cấp
cao tại TP.HCM xét thấy nhà, đất
của gia đình ông Ân không thuộc
diện Nhà nước phải quản lý, thu
hồi hay thuộc diện cải tạo công
thương tư bản, tư doanh. Vì vậy,
đây không thuộc trường hợp Nhà
nước hoàn thành thủ tục pháp lý
về sở hữu toàn dân… theo Điều
2 Nghị quyết 23/2003 của Quốc
hội. Đồng thời, hiện cũng không
có quyết định nào của cơ quan có
thẩm quyền về quản lý căn nhà này.
Khoản 1 Điều 5 Quyết định
297/1991 của chủ tịch Hội đồng
bộ trưởng quy định: Người xuất
cảnh hợp pháp có quyền bán hoặc
ủy quyền cho người khác quản lý
nhà thuộc sở hữu của mình. Theo
khoản 2 mục IVThông tư 383/1991
của Bộ Xây dựng, công dân Việt
Nam được phép xuất cảnh... thì
có quyền định đoạt đối với nhà ở
thuộc sở hữu của mình.
Trong trường hợp trước khi xuất
cảnh họ có ủy quyền cho Nhà nước
quản lý thì cũng được chấp nhận,
nếu người chủ trở về định cư tại
Việt Nam thì được nhận lại nhà
sau khi thanh toán chi phí quản
lý, sửa chữa nhà cho Nhà nước.
Từ những nhận định này, TAND
Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy
quyết định đình chỉ vụ án, giao
hồ sơ cho TAND tỉnh Sóc Trăng
giải quyết.•
Nhà, đất của gia đình
ông Ân không thuộc
diện Nhà nước phải
quản lý, thu hồi hay
thuộc diện cải tạo… nên
không thuộc trường hợp
Nhà nước hoàn thành
thủ tục pháp lý về sở
hữu toàn dân.
Điều kiện để Việt kiều
được nhận lại nhà
Nếu trước khi đi định cư nước ngoài, công dân Việt Namủy quyền cho Nhà nước quản lý
thì khi về nước định cư sẽ được nhận lại nhà sau khi thanh toán chi phí quản lý.
Hẹn hò, quan hệ, quay clip
rồi tống tiền bạn gái
TAND TP.HCM vừa bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm
hai năm tù đối với bị cáo Lê Tuấn Khanh (SN 1996, ngụ
quận Gò Vấp) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, khoảng tháng 12-2018, Khanh có quen biết
chị BTU (SN 1997) khi cùng chơi trò chơi trên mạng. Sau
đó, Khanh và chị U. kết bạn Zalo, Facebook, nhắn tin qua
lại được khoảng hai tuần thì hẹn gặp nhau ăn uống.
Sau khi ăn uống xong, cả hai thuê khách sạn để quan
hệ tình dục. Trong lúc quan hệ, Khanh dùng điện thoại
quay lại hình ảnh của hai người. Khi biết việc, chị U. đã
yêu cầu Khanh xóa nhưng Khanh không thực hiện.
Sau đó, cả hai tiếp tục hẹn hò đi chơi. Đến ngày 22-
12-2018, chị U. không muốn gặp Khanh nữa. Lúc này
Khanh yêu cầu chị U. gặp mặt thì sẽ xóa đoạn ghi hình
trên. Bị ép, chị U. đồng ý gặp và cả hai tiếp tục quan hệ
tình dục.
Ngày 10-1-2019, do sợ Khanh tiếp tục ghi hình để yêu
cầu gặp mặt nên chị U. đến công an trình báo sự việc.
Hai ngày sau, Khanh nhắn tin yêu cầu gặp chị U. nhưng
không được đồng ý nên Khanh dùng đoạn ghi hình trên
uy hiếp. Khanh đe dọa gửi hình ảnh cho bạn chị U. và
yêu cầu đưa ba triệu đồng thì mới xóa. Hai bên hẹn gặp
tại phường 27, quận Bình Thạnh để giao nhận tiền.
Khoảng 10 giờ ngày 16-1-2019, Khanh đang nhận tiền
từ chị U. thì bị Công an quận Bình Thạnh bắt giữ.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...20
Powered by FlippingBook