209-2019 - page 16

12
VIẾT LONG
“S
au kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XIV
kết thúc, chúng tôi
tiến hành lấy ý kiến người
dân, tham vấn các chuyên
gia, nhà khoa học, tổ chức
quốc tế ILO… Về cơ bản,
tất cả đều thống nhất nên
điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để
ứng phó với già hóa dân số
và thực hiện tinh thần Nghị
quyết 28 của Ban chấp hành
Trung ương…”.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Về các vấn đề
xã hội của Quốc hội, thông
tin như vậy tại hội nghị phản
biện xã hội dự thảo Bộ luật
Lao động (sửa đổi), do Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
tổ chức, diễn ra ngày 11-9.
Chỉ còn một phương
án tăng tuổi hưu
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, các
cuộc hội thảo lấy ý kiến đều
khẳng định tuổi thọ bình quân
hiện nay đã được tăng lên, sức
khỏe người dân và điều kiện
lao động được cải thiện. Nên
việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu
chính là mục tiêu dài hạn để
phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tuy nhiên, lộ trình và
cách thức tăng còn nhiều ý
kiến khác nhau.
Hiện cơ quan thẩm tra dự
luật muốn trình Quốc hội
một phương án tăng tuổi
nghỉ hưu (trước đây trình
hai phương án). Cụ thể, kể
từ ngày 1-1-2021, mỗi năm
tăng ba tháng với nam và
bốn tháng với nữ để tuổi
nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi
vào năm 2035 và của nam
đầu tăng tuổi nghỉ hưu khi
mà các điều kiện lao động
đảm bảo. Hoặc là đi theo
cách như một số nước làm,
mỗi năm tăng một tháng. Lộ
trình chậm lại nhằm thay
đổi điều kiện làm việc để
đảm bảo sức khỏe, an toàn
cho người lao động khối
sản xuất, kinh doanh” - ông
Lợi nói.
Công nhân không
đồng tình tăng
tuổi hưu
Bà Bùi Thị An, nguyên
đại biểu Quốc hội khóa
XIII, cho rằng việc chênh
lệch tuổi hưu giữa nam và
nữ trước đây được đề cập
nhiều. Tuy nhiên, đề xuất
tăng tuổi hưu lần này tuổi
nghỉ hưu của nam và nữ
tiếp tục có sự chênh lệch
(nữ 60, nam 62). Theo đó,
bà đề xuất tăng tuổi hưu cả
nam và nữ lên 62.
“Cơ sở khoa học nào để
ban soạn thảo lại đề xuất
tuổi nam và nữ vênh nhau
như vậy? Hay là vì phong
kiến…” - bà An đặt câu hỏi
và cho rằng xã hội đang
khen ngợi phụ nữ và lấy
ngày 8-3 để tôn vinh nhưng
lại để phụ nữ thiệt thòi hơn
nam giới, nhất là phải nghỉ
hưu trước!
Trái lại, chị Trần Thị
Hương, một công nhân ở
Hải Phòng lại khẳng định
việc tăng tuổi hưu đối với
những người làm việc trực
tiếp như chị không phù hợp,
đặc biệt là nữ giới. Bởi hiện
nay ở công ty, người nghỉ
hưu đúng quy định (55 tuổi)
hầu như không có, đa số về
hưu ở tuổi 50.
“Công nhân chúng tôi
phải đứng 8 tiếng/ngày,
trong môi trường làm việc
nóng lạnh thất thường nên
làm gì nghỉ đúng tuổi. Nên
tôi đề nghị không tăng tuổi
hưu đối với những công
nhân…” - chị Hương nói.•
Đề xuất quy định
tăng tuổi hưu vào
Luật Cán bộ,
công chức
Nên phân định rõ việc tăng
tuổi nghỉ hưu đối với khu vực
công chức, viên chức và khu
vực sản xuất, kinh doanh. Quy
định như hiện nay dễ dẫn đến
hiểu lầm nên tôi đề nghị đưa
quyđịnhtăngtuổinghỉhưuvào
Luật Cánbộ, công chức và Luật
Viên chức…, còn khu vực sản
xuất, kinh doanh đề xuất tăng
chậm hơn nữa.
VƯƠNG THỊ HANH,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Họ đã nói
Nhiều đại biểu đề xuất xemxét tăng lương thay vì tăng thời gian làmthêmđối với công nhân. Ảnh: PV
là 62 tuổi vào năm 2028.
Nhưng đề nghị Chính phủ
quy định người lao động
bị suy giảm khả năng lao
động; làm công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm… và các trường
hợp đặc biệt khác thì được
quyền nghỉ hưu sớm năm
năm, các trường hợp khác
theo quy định pháp luật.
“Vì trong thực tiễn, hiện
nay có những trường hợp
được nghỉ hưu sớm 10 năm
(người lao động bị nhiễm
HIV/AIDS) nhưng vẫn được
hưởng lương hưu 75%...” -
ông Bùi Sỹ Lợi thông tin.
Tuy nhiên, ông Lợi cũng
cho biết nhiều ý kiến cho
rằng nên đưa quy định tăng
tuổi nghỉ hưu trên sang Luật
Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức.
Trong Bộ luật Lao động
(sửa đổi) có thể Quốc hội
Có thể điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu theo
lộ trình tăng chậm
dần hơn, để tránh
sốc cho thị trường
lao động.
sẽ quy định nguyên tắc để
Chính phủ căn cứ vào điều
kiện kinh tế - xã hội, điều
kiện lao động... có thể điều
chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ
trình tăng chậm dần hơn, để
tránh sốc cho thị trường lao
động và tránh hiểu nhầm khu
vực sản xuất, kinh doanh
cũng tăng như công chức,
viên chức.
“Có thể chúng ta phải tính
toán lại, thiết kế phương án
để khu vực sản xuất, kinh
doanh bỏ qua giai đoạn
2021-2026, sau đó mới bắt
Đời sống xã hội -
ThứNăm12-9-2019
Đề xuất làm chậm lại
lộ trình tăng tuổi hưu
Dự kiến tại
kỳ họp thứ
8, Quốc hội
khóa XIV
(diễn ra vào
tháng 10-
2019) sẽ cho
ý kiến có nên
đưa quy định
tăng tuổi nghỉ
hưu vào Luật
Cán bộ, công
chức và Luật
Viên chức.
Trong hai ngày 9 và 10-9, tức 11 và 12 tháng 8 âm lịch,
khắp TP.HCM giới nghệ sĩ rộn ràng tổ chức lễ giỗ tổ sân
khấu trong sự quan tâm của công chúng.
Nhớ những ngày NSND Phùng Há còn sống và khỏe
mạnh, vào ngày giỗ tổ sân khấu, trụ sở Ban Ái hữu nghệ sĩ,
133 Cô Bắc, quận 1, TP.HCM (còn gọi là nhà thờ tổ của
nghệ sĩ) rộn ràng, náo nhiệt cả một khúc đường.
Trên tầng một của ngôi nhà 133 Cô Bắc, nghệ sĩ cao
niên, nghệ sĩ tên tuổi hát bội, cải lương, kịch nói khắp các
đoàn ngồi trang nghiêm, đông đảo. Bàn thờ tổ được trang
hoàng liễn, phướn uy nghi như dựng rạp cúng tế khi xưa.
Các nghệ sĩ hát bội, cúng với ban nhạc lễ, học trò lễ hiện
diện đông đủ. Lễ giỗ tổ bắt đầu với những màn tế lễ như
múa hát bội Tứ thiên vương, tế lạy diễn ra uy nghiêm, màu
sắc, đặc sắc như tính chất diễn xướng của sân khấu. Nghệ
sĩ Phùng Há và nhiều vị cao niên như NSND Đinh Bằng
Phi, bà bầu Như Mai, nghệ sĩ Kim Cương… cùng nhau
làm chánh tế, tế lễ đóng nén nhang đầu tiên dâng tổ… Tiếp
đến các nghệ sĩ hát, diễn vài bài, vài trích đoạn trước bàn
thờ tổ gọi là cúng tổ. Sau đó các nghệ sĩ, quan khách cùng
nhau xuống tầng dưới đã bày sẵn các bàn tiệc ăn uống,
chuyện trò, hát hò tưng bừng cả buổi tạo nên không khí giỗ
tổ hào hứng. Khoảng thời gian đó, lễ giỗ tổ sân khấu ở nhà
thờ tổ 133 Cô Bắc luôn được cả giới nghệ sĩ hướng về và là
lễ giỗ tổ lớn nhất, đặc sắc, được mong chờ nhất ở nghệ sĩ
và khán giả.
Khi nghệ sĩ Phùng Há mất vào năm 2009, không khí giỗ
tổ ở nhà thờ tổ của nghệ sĩ vẫn được duy trì nhiều năm với
sự tham gia của nhiều nghệ sĩ cao niên như Đinh Bằng Phi,
Huỳnh Mai, Kim Cương, Nam Hùng… Cho đến cách nay
khoảng ba năm, khi tầng một và tầng trệt ngôi nhà 133 Cô
Bắc được Ban Ái hữu nghệ sĩ cho thuê biến thành quán cà
phê máy lạnh, nhà thờ tổ cũng đổi tên thành nhà truyền
thống sân khấu trực thuộc Hội Sân khấu TP.HCM quản lý
thì lễ giỗ tổ sân khấu ở đây không còn như xưa. Từ một nhà
thờ tổ, nơi này đã biến thành một phòng thờ tổ nằm ở tầng
hai - tầng trên cùng căn nhà 133 Cô Bắc.
Lễ giỗ tổ sân khấu vào ngày 9-9 mới diễn ra tại đây, từ
khách khứa, bàn thờ, tế cúng, đãi ăn, bếp núc đều dồn lại
trong một tầng nhà không chứa nổi quá 50 người. Khách
thiếu chỗ ngồi, đứng lố nhố ngoài hành lang cầu thang.
Lãnh đạo, khách mời, nghệ sĩ ngồi bên cạnh những bà bếp
soạn rau bún, chặt thịt thà cũng ngay bên bàn thờ. Nhạc lễ
nổi lên, ai cúng thì cúng, ai chặt thịt, soạn rau thì cứ tiến
hành. Không còn hát bội Tứ thiên vương, không học trò
lễ, nghi thức tế lễ, không có biểu diễn phụng cúng, không
có nghệ sĩ cao niên đứng ra chánh tế. Lễ cúng diễn ra đơn
giản với dàn nhạc lễ tối thiểu ba người và một vị phó Đoàn
Hát bội TP.HCM đứng ra khấn vái nhanh chóng. Trong
không gian chật chội, vài bàn tiệc được dọn ra trong mịt
mù khói nhang...
Mỗi khi có người trò chuyện, hỏi han về nhà thờ tổ 133
Cô Bắc, nghệ sĩ Kim Cương lại như bùng lên sự bức xúc về
ngôi nhà chung của nghệ sĩ này. Còn nghệ sĩ Bạch Lựu từ
nơi xa cũng ngậm ngùi: “Bây giờ nhà thờ tổ được đổi lại là
nhà truyền thống. Cái chính danh đã mất thì tất cả đều tan
biến theo… Buồn quá!”.
HÒA BÌNH
Sổ tay
Nỗi buồnmột nhà thờ tổ sânkhấuđãmất
Đề xuất không tăng giờ làm
Về đề xuất tăng giờ làm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400
giờ/năm, đa số các đại biểu cho rằng nguyên nhân của việc
người lao động cần làm thêm là do lương không đủ sống.
Vì vậy, cần xem xét tăng lương thay vì tăng thời gian làm
thêm:“Bởi ai cũng có gia đình, con cái, nếu làmviệc tăng ca,
họ còn đâu thời gian để nghỉ ngơi, để tái tạo sức lao động,
nuôi con…” - một số đại biểu kiến nghị.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20
Powered by FlippingBook