209-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm12-9-2019
con trong bản đã đến trụ sở TAND
huyện theo dõi phiên xử. Vợ nạn
nhân T. cũng có mặt từ sớm. Nỗi
đau mất người thân hiện hữu trong
ánh mắt hoang mang, đờ đẫn của
chị. Nhưng diễn biến phiên tòa đã
giúp chị đủ tỉnh táo để hiểu rằng
cái chết của chồng chỉ là tai nạn
không may. Chị cũng hiểu rằng
nếu bị cáo phải đi tù thì sẽ có một
gia đình nữa rơi vào cảnh lao đao,
túng thiếu như gia đình chị.
Về phần mình, ông Hương đã vận
dụng hết các kiến thức và thông tin
mà mình có được để hàn gắn mâu
thuẫn giữa hai bên. Ông cho rằng
bị cáo B. và nạn nhân T. vốn là bà
con, hàng xóm thân thiện, trước đó
không có mâu thuẫn gì, thế mới
có chuyện họ rủ nhau đi săn. Việc
anh B. bắn nhầm khiến anh T. tử
vong là rủi ro ngoài ý muốn của
bị cáo. Điều này thể hiện ở việc
B. đã cố gắng cõng T. đi cấp cứu,
hạn chế mức thấp nhất hậu quả sau
khi sự việc xảy ra. Suốt quá trình
tố tụng bị cáo cũng tỏ thái độ ăn
năn hối cải, khai báo thành khẩn.
Do đó, ông Hương đề nghị tòa áp
dụng hình phạt tù treo đối với B.
để bị cáo có cơ hội chuộc lại sai
lầm. Nghe vậy, những người dự
khán đã vỗ tay hưởng ứng nhưng
cuối cùng tòa vẫn tuyên B. chín
tháng tù giam.
Sau phiên xử, ông Hương đã
tận tình hướng dẫn để B. làm đơn
kháng cáo. Thế rồi những nỗ lực
của họ cuối cùng cũng được đền
đáp khi tòa phúc thẩm chấp nhận
đề nghị của ông Hương cho bị cáo
B. được hưởng án treo.
Phải cậy nhờ vị già làng
AnhAting N. và chị Briú V. (dân
tộc Cơ Tu, trú huyện Đông Giang,
Quảng Nam) kết hôn năm 2007 và
có hai con chung. Từ năm 2015,
hai người mâu thuẫn nên tách ra
sống riêng. Sau đó, chị V. có thai
với người khác nên đề nghị ly hôn.
Theo phong tục của người Cơ
Tu, người nào muốn ly hôn thì phải
trả lại toàn bộ chi phí cưới xin cho
người kia. Chị V. đồng ý trả lại con
trâu trị giá 28 triệu đồng và được
già làng đồng ý cho ly hôn. Tuy
nhiên, khi chị V. đi đăng ký kết
hôn với người khác thì mới biết cả
hai vẫn là vợ chồng theo pháp luật.
Ông Hương kể chị V. rất đẹp, anh
N. không muốn mất vợ nên đòi chị
phải bồi thường 300 triệu đồng mới
ký giấy ly hôn. Lúc này, một vấn
đề pháp lý nảy sinh là giấy đăng
ký kết hôn chỉ có chữ ký của anh
N. mà không có chữ ký của chị V.
LÊNGUYỄN- TÂMAN
N
hững câu chuyện dưới đây
tuy nhỏ nhưng đối với những
người làm công tác trợ giúp
pháp lý thì luôn mang ý nghĩa
lớn lao. Bởi đây là một công việc
đầy khó khăn, đòi hỏi người thực
hiện phải có nhiều tâm huyết và
sự kiên trì.
Án mạng từ việc đi săn
Sáng 25-11-2015, Hồ Văn B.
(SN 1993), Hồ Văn T. (SN 1975)
và Hồ Văn R. (SN 1985, cùng trú
huyện Phước Sơn, Quảng Nam)
đi săn tại khu vực rừng thuộc bãi
7, thôn 3, xã Phước Thành. Tại
đây, B. đuổi theo một con heo
rừng và nổ súng. Tuy nhiên, điều
không ai mong muốn là viên đạn
lại trúng vào người anh T. khiến
anh này tử vong.
Đầu năm 2016, VKSND huyện
Phước Sơn truy tố B. về tội vô ý
làm chết người theo khoản 1 Điều
98 BLHS. Do bị can là người dân
tộc thiểu số (dân tộc Cơ Tu) nên hồ
sơ vụ án được chuyển đến Trung
tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
(TTTGPL) tỉnh Quảng Nam. Ông
Lê Văn Hương - Giám đốc trung
tâm là người trực tiếp tham gia
bảo vệ cho B. tại tòa.
Tại phiên sơ thẩm, đông đảo bà
Ông
Hương
(phải)
bảo
vệ cho bị
cáo trong
một vụ án.
Ảnh:
LÊNGUYỄN
Sau khi tiếp nhận vụ việc, trợ
giúp viên pháp lý (TGVPL) tỉnh
lập tức về bản phối hợp với tòa
án tổ chức hòa giải nhưng anh N.
không hợp tác, một mực yêu cầu
chị V. trả đủ tiền mới được phép
cưới người khác.
Phân tích, khuyên nhủ cả ngày
vẫn như nước đổ lá khoai, ông
Hương đành nhờ già làng thuyết
phục. Bởi ông biết phong tục nơi
đây thì ý kiến của già làng luôn
được tôn trọng. Sau khi già làng
tác động, anh N. đã đồng ý hòa
giải theo hướng hỗ trợ sau ly hôn
10 triệu đồng. Hai con chung do
anh nuôi dưỡng. Chị V. có trách
nhiệm đóng phí nuôi con 500.000
đồng/tháng.•
Sau khi già làng tác
động, anhN. đã đồng ý
hòa giải theo hướng hỗ trợ
sau ly hôn 10 triệu đồng.
Con số ấn tượng
Sau gần một năm thí điểm 16 địa phương đã hòa giải
thành, đối thoại thành được gần 37.000 vụ việc trên tổng
số hơn 47.000 vụ việc hòa giải, đối thoại (đạt tỉ lệ 78,08%).
Trong đó đã hòa giải thành, đối thoại thành gần 33.000 vụ
việc về hôn nhân và gia đình (chiếm 89,02%), hơn 3.100 vụ
án dân sự (8,45%) và hơn 540 vụ án về kinh doanh thương
mại, 300 vụ khiếu kiện hành chính, 107 vụ về lao động.
Các tỉnh, thành có số lượng hòa giải thành, đối thoại
thành cao như Hà Nội hơn 5.400 vụ, TP.HCM hơn 5.100 vụ,
Bình Dương hơn 4.200 vụ, Khánh Hòa hơn 3.000 vụ việc.
10 thánghòagiải, đối thoại thànhgần37.000vụ
Ngày 11-9, tại Nghệ An, TAND Tối cao tổ chức Hội
nghị tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải,
khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành trực thuộc
trung ương.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn
mạnh hòa giải, đối thoại rất quan trọng để giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong đời sống. Hòa giải, đối
thoại thành giúp giải quyết triệt để các tranh chấp mà
không cần phải qua phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí,
thời gian, công sức của các bên liên quan. Kết quả phần
lớn dựa trên nguyên tắc tự nguyện để các bên thi hành.
TAND Tối cao đã triển khai thí điểm tại TP Hải
Phòng từ tháng 3 đến tháng 8-2018. Sau khi sơ kết
thành công việc thí điểm đã mở rộng tại 16 địa phương
khác từ tháng 11-2018 đến tháng 9-2019. Theo ông
Bình, đây là mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc,
giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong đời
sống xã hội, phù hợp với xu hướng phát triển. Kết quả
thực hiện đến nay còn có ý nghĩa rất lớn trong việc
cung cấp thông tin, rút ra bài học để xây dựng dự thảo
luật hòa giải, đối thoại tại tòa án (TAND Tối cao đang
trình Quốc hội xem xét).
Bà Nguyễn Thị Thúy Hiền, Phó Chánh án TAND Tối
cao, cho biết sau 10 tháng thí điểm tại 16 tỉnh, thành,
mô hình này phát huy nhiều ưu điểm. Đó là đáp ứng
được mong mỏi của các bên tranh chấp, các bên tôn
trọng, tuân theo và tòa án công nhận, đảm bảo thi hành.
Giảm tải được công việc và áp lực đối với công tác xét
xử của tòa án, hạn chế được khiếu kiện hành chính kéo
dài. Đây cũng là phương thức phù hợp với xu thế của
thời đại, thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế phát triển,
nâng cao hình ảnh quốc gia trên bình diện quốc tế.
Ngoài ra mô hình cũng thu hút được lực lượng ngoài
biên chế nhà nước có trình độ, có chuyên môn đào tạo,
có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm. Trung bình một vụ
việc hòa giải thành chỉ bằng 22% chi phí xét xử sơ
thẩm và đặc biệt là vụ việc được giải quyết kín đáo, bảo
mật thông tin. Tuy nhiên, theo bà Hiền, mô hình cũng
tồn tại khó khăn như về nhân sự còn thiếu, về cơ sở vật
chất, kinh phí còn ít…
Hội nghị có nhiều tham luận trình bày, chia sẻ những
kinh nghiệm, cách làm hiệu quả tại địa phương trong
thực hiện mô hình hòa giải, đối thoại.
Tại hội nghị, bà Trương Thị Mai (Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương) nhấn mạnh:
“Hòa giải, đối thoại tại tòa án chính là làm công tác dân
vận, vì vậy cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân”.
Qua đó bà Mai đề nghị TAND Tối cao, trên cơ sở
tổng kết thí điểm phải nghiên cứu để tạo ra các thiết
chế đảm bảo quyền tự quyết của người dân, đồng thời
tiếp tục hoàn thiện dự án luật hòa giải, đối thoại tại tòa
án để trình Quốc hội xem xét, thông qua...
Dịp này, TAND Tối cao cũng công bố quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về tặng bằng khen cho năm tập
thể, hai cá nhân. Chánh án TAND Tối cao tặng bằng
khen cho 21 tập thể và 21 cá nhân có thành tích xuất sắc,
tiêu biểu trong công tác hòa giải, đối thoại tại tòa án.
ĐẮC LAM
Trợ giúp viên
pháp lý
kể chuyện
Nhiều vụ án đã ghi nhận những nỗ lực
không biết mệt mỏi của các trợ giúp viên
pháp lý trong việc hỗ trợ người dân nghèo.
Tâm sự của người làm dâu trăm họ
10 năm làm thủ lĩnh củaTTTGPL Quảng Nam, ông Hương chia sẻ công
việc này giống như làmdâu thiên hạ, bởiTGVPL được trải qua nhiều cung
bậc cảm xúc, có lúc vỡ ào trong vui sướng và cũng có lúc cảm thấy thất
vọng, bất lực. Có lúc chúng tôi lại xúc động khi nhận những cái ôm biết
ơn và cũng có lúc chạnh lòng khi phải nghe những lời hờn trách.“Chúng
tôi tự hào vì đã luôn cháy hết mình vì nhiệm vụ, làm vụ nào ra vụ nấy chứ
không làm nửa vời” - ông Hương nói.
Ông tâm sự: “Các vụ án này không quá phức tạp nhưng khiến chúng
tôi băn khoăn, thậm chí là ámảnh. Cuộc sống của bà con vùng sâu, vùng
xa rất khó khăn nên nhận thức còn hạn chế. Nhiều khi trợ giúp viên toát
mồ hôi giải thíchmà người dân vẫn lơmơ lúc hiểu, lúc không. Tuy nhiên,
đồng bào sống rất tình cảm. Nếu mình kiên nhẫn, biết cách truyền đạt
để họ ưng bụng là họ tin cán bộ liền”.
TạiTTTGPL tỉnhQuảngNam,
mỗi năm trợ giúp khoảng 250
vụ việc các loại, phần lớn liên
quan đến bà con dân tộc thiểu
số, người lao động nghèo.
Trung tâm đang có 14 TGVPL
và thân thiết với nhau nhưmột
gia đình vậy.
Tiêu điểm
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook