209-2019 - page 8

8
Đường ngổn ngang vì
vướng mặt bằng
Vướngmặt bằng, dựánhơn800 tỉ đồngnâng cấpđườngLươngĐịnhCủađã
ngừng thi công, gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân khu vực.
Đô thị -
ThứNăm12-9-2019
THUTRINH
D
ự án nâng cấp đường
Lương Định Của (đoạn
từ Trần Não đến Nguyễn
Thị Định, quận 2) dự kiến khi
hoàn thành sẽ tăng khả năng
kết nối giao thông giữa nhiều
tuyến đường thuộc khu đông
TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay
dự án đang “đứng bánh” và
chậm hơn bốn năm so với kế
hoạch về đích.
Mặt đường ngổn ngang,
dân than trời
Tồn đọng những ụ đất lớn,
kẹt xe, ngập nước và các tấm
biển giới thiệu đã phai trắng…
là hệ quả của việc ngưng thi
công dự án nâng cấp đường
Lương Định Của. Theo quan
sát của PV, công trình đã vắng
bóng công nhân mặc dù máy
móc, vật liệu xây dựng xếp
ngổn ngang, còn hàng rào phân
cách và cống thoát nước vẫn
vứt chỏng chơ.
Mặt đường ngăn lại nhường
cho vật liệu, xe lu, xe xúc. Hai
bờ đường dọc nhà dân xuất
hiện từng dãy hố sâu 2-3 m
được đậy lại bởi hàng rào chắn
công trình.
Chị Nguyễn Thị Lan (ngụ
đường Nguyễn Hoàng, quận
2) cho biết vốn dĩ con đường
này trước đây qua lại đã rất khó
khăn. Từ khi có chủ trương làm
đường mới chúng tôi vô cùng
phấn khởi. Tuy nhiên, không
hiểu vì lý do gì mà đến nay dự
án vẫn ỳ ạch chưa xong.
“Đã thế mỗi ngày còn có
hàng trăm lượt xe qua lại khiến
mặt đường trở nên lồi lõm.
Trời nắng thì bụi bay mù mịt,
còn trời mưa thì nước đọng,
bùn đất lầy lội, trở thành cái
bẫy cho người tham gia giao
thông” - chị Lan nói.
Đồng cảnh ngộ, chủ cửa hàng
tạp hóa Kim Ngân trên đường
LươngĐịnhCủa than thở: “Cửa
hàng của tôi trước đây vốn đã
ế ẩm, nay có những ụ đất mọc
lên ngay trước nhà nên càng
không bán được. Đất, cát, bụi
bay dày đặc khiến cửa hàng của
tôi phải hứng trọn. Vào giờ cao
điểm thì liên tiếp xảy ra tình
trạng kẹt xe.
Đề cập đến
tìnhtrạngkẹtxe,
ngập úng trên
đường Lương
Định Của, ông
LêNgọcHùng,
Trưởng Ban
điều hành dự
án đường bộ 2
(thuộcBanquản
lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông), cho rằng:
Phầncómặt bằng thi côngxenkẽ
với phần chưa giải tỏa gây khó
khăn khi đưa máy móc, thiết bị
vào thi công. Tuyến đường này
bị xuống cấp nghiêm trọng lại
không có hệ thống thoát nước
dọc tuyến. Cùng với chủ đầu tư
(CĐT) không được bàn giao đủ
mặt bằng để tổ chức thi công
nên công tác duy tu, sửa chữa
thường xuyên cũng chỉ là giải
pháp tạm thời.
Không có quỹ nền
tái định cư
Lý giải tình trạng chậm tiến
độ, ông Lê Ngọc Hùng cho
biết ngày 8-11-2018, Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng
(GPMB) quận 2 có Công văn
số 1310/BBT về tiến độ GPMB
và dự kiến bàn giao mặt bằng
còn lại trước ngày 30-6-2019.
Tuy nhiên, đến nay tổng mặt
bằng bàn giao
mới đạt khoảng
60%và toàn bộ
mặt bằng phạm
vi dự án 87 ha
chưa được bàn
giao.
Vềsố tiềnbồi
thường,đạidiện
Ban bồi thường
GPMB quận 2
cho biết xét chung đơn giá đối
với phần đất thuộc ranh dự án
bồi thường, GPMB và tái định
cư do Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình làm
chủ đầu tư thì giá đất mặt tiền
đường là hơn 45 triệu đồng/
m
2
. Đất nông nghiệp mặt tiền
đường 5 triệu đồng/m
2
và đất
nông nghiệp trong khuôn viên
nhà ở khoảng 12 triệu đồng/m
2
.
Trước đó UBND TP đã giao
đất cho các dự án Trường
Thịnh, dự án 131 ha, dự án 87
ha kinh doanh nhà ở và CĐT
của các dự án có trách nhiệm
bồi thường lộ giới, Nhà nước
chỉ giao đất phần trong lộ giới
để mở rộng đường.
“Qua tiếp xúc dân, nhiều hộ
bên trái tuyến từ đườngNguyễn
Hoàng đếnMai Chí Thọ không
đồng ý đơn giá bồi thường, hỗ
trợ. Họ yêu cầu tái định cư tại
chỗ hoặc chỉ đồng ý giải tỏa
15 m tính từ tim đường. Do
đó, nếu được TP tạm ứng vốn
thì công tác bồi thường, thu
hồi đất cũng gặp nhiều khó
khăn do CĐT không có quỹ
nền bố trí tái định cư” - vị đại
diện này nói.
Vị đại diện này cũng khẳng
định: Rất khó thực hiện GPMB
vì hiện tại dự án 87 ha còn 64
hồ sơ chưa giải quyết và chưa
có nguồn vốn thực hiện công
tác bồi thường. Người dân
yêu cầu giải tỏa 15 m lộ giới
thì cần khoảng 500 tỉ đồng từ
ngân sách ứng ra”.
Theo vị này, khó khăn nhất
vẫn là thỏa thuận giá với người
dân. Vì vậy, Ban bồi thường
GPMB quận 2 kết hợp với
các phường trên địa bàn có
liên quan dự án sẽ tiếp tục vận
động, thỏa thuận với người dân
để có mặt bằng giao cho CĐT
chứ hiện tại thì chưa thực hiện
cưỡng chế.•
Ngổn ngang
vật liệu xây
dựng tại dự
án nâng cấp
đường Lương
Định Của.
Ảnh:
THUTRINH
Theo tìm hiểu của PV, công tác bồi thường phục vụ công
trình nâng cấp đường Lương Định Của còn vướng 10 hộ của
Công ty TNHHMTV và Kinh doanh nhà thành phố làm chủ đầu
tư dự án 131 ha và bốn hộ dự án Trường Thịnh.
Còn dự án 87 ha của Công ty CP Đầu tư Thủ Thiêm chưa
bàn giao mặt bằng. Sở TN&MT đang chủ trì, phối hợp với Sở
Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp xúc, làm việc
với Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm. Qua đó xác định cụ thể trách
nhiệm thực hiện việc bồi thường khu đất 22.012 m² thuộc dự
án mở rộng đường Lương Định Của. Sau đó báo cáo, đề xuất
biện pháp xử lý, trình UBND TP xem xét, quyết định theo chi
đao cua UBND TP tai Thông báo sô 282/TB-VP ngay 8-5-2018.
Tiêu điểm
“Trời nắng thì
bụi bay mù mịt,
còn trời mưa thì
nước đọng, bùn đất
lầy lội, trở thành cái
bẫy cho người tham
gia giao thông.”
Chị
Nguyễn Thị Lan
Đẩy nhanh các dự án giao thông
trọng điểm
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tăng
cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống
ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn
TP. Trong đó có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công
trình trọng điểm.
Cụ thể, về phát triển hạ tầng, trong kế hoạch Ủy
ban giao Sở GTVT đẩy nhanh tiến độ tập trung hoàn
thành, khởi công các dự án công trình giao thông trọng
điểm. Cụ thể, khép kín đường vành đai 2, tuyến đường
sắt đô thị số 1 và số 2, các công trình hạ tầng giao
thông kết nối khu vực cảng hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước…, một số
nút giao thông trọng điểm và các tuyến cửa ngõ TP.
Đồng thời Sở được yêu cầu tập trung tham mưu,
đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải
hành khách công cộng (đường bộ, đường thủy), hệ
thống bến bãi. Xây dựng phương án ứng vốn ngân
sách TP cho trung ương thực hiện dự án đầu tư xây
dựng đường vành đai 3.
Trong hai năm tới, ngành giao thông cũng sẽ đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các bãi đậu xe ngầm ở trung
tâm TP.
PHAN CƯỜNG
TP.HCM: Xử lý các hành vi lấn chiếm,
san lấp kênh rạch
Liên quan đến sự cố sạt lở phần đất trong phạm vi
hành lang bảo vệ đê bao sông Sài Gòn (tại phường
An Phú Đông, quận 12), UBND TP đã có chỉ đạo Sở
GTVT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Cụ thể, các đơn vị phối hợp kiểm tra tình hình hoạt
động của các bến thủy nội địa, hỗ trợ các quận-
huyện trong công tác phát hiện, xử lý những trường
hợp vi phạm.
Đồng thời Sở NN&PTNT được giao theo dõi việc
khắc phục sự cố sạt lở phần đất này; kịp thời cảnh
báo các vị trí có nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn
công trình thủy lợi; xử lý các trường hợp hoạt động
trái phép, không phép trong phạm vi hành lang bảo
vệ công trình thủy lợi.
UBND TP cũng giao Sở TN&MT tổ chức tuần
tra, xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép, các
ghe neo đậu có gắn thiết bị bơm hút cát trên sông
rạch, nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê bao phòng
chống lũ, triều cường trên địa bàn TP.
Ngoài ra, trước vụ việc này, UBND TP giao
UBND quận 12, huyện Củ Chi và Hóc Môn cần túc
trực tại vị trí sạt lở để điều tiết giao thông, đảm bảo
an toàn cho người dân. Kiểm tra các hoạt động bến
bãi tập kết vật liệu trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, hoạt động bến
thủy nội địa. Xử lý các hành vi lấn chiếm, san lấp
sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng trái
phép; xây dựng công trình trái phép trong phạm vi
hành lang bảo vệ trên bờ…
TP sẽ ban hành danh mục các vị trí cho phép hoạt
động bến thủy nội địa, bến bãi bốc dỡ, tập kết nguyên
vật liệu trên tuyến sông Sài Gòn.
NGUYỄN CHÂU
Cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Dầu Giây “kêu cứu” vì mất trộm
Đơn vị quản lý khai thác tuyến TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây lại tiếp tục “kêu cứu” vì tài sản
đường cao tốc liên tục bị mất trộm.
Cụ thể, theo đơn vị này, ngày 5-9 vừa qua kẻ trộm
đã lấy đi 51 m cáp ngầm, cáp điều khiển và dây tiếp
địa tại nhánh D2 cùng với 19 tấm đệm tôn hộ lan tại
nhánh B1 (trên nút giao vành đai 2). Vụ trộm đã gây
thiệt hại cho cao tốc 12 triệu đồng.
Trước đó, vào ngày 1-9, trong quá trình tuần tra
trên đường cao tốc, đơn vị quản lý cũng phát hiện
trên địa bàn xã Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng
Nai trộm đã nhổ tám trụ hàng rào kẽm gai tại lý trình
Km 30+000 đến Km 30+200 (phải tuyến) và năm trụ
tại lý trình Km 30+100 đến Km 30+400 (trái tuyến).
Tổng giá trị tài sản bị mất khoảng 6,5 triệu đồng.
Đơn vị này cũng cảnh báo tình trạng các vụ trộm
tài sản đường cao tốc liên tiếp xảy ra gây nguy hiểm
cho hệ thống an toàn giao thông đường bộ; trực tiếp
đe dọa đến tính mạng và tài sản của người tham gia
giao thông trên cao tốc.
KIÊN CƯỜNG
Ông Lê Ngọc Hùng, Trưởng
Ban điều hành dự án đường bộ
2, khẳng định dự kiến toàn bộ
dự án sẽ hoàn thành trong vòng
sáu tháng kể từ ngày quận 2 bàn
giao toàn bộmặt bằng cho CĐT.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook