209-2019 - page 18

14
Bạn đọc -
ThứNăm12-9-2019
điểm trao con về ở với cha
mẹ nuôi cũng là lúc thủ tục
cho nhận con nuôi được
hoàn tất.
Con về ở với người khác,
chị H. ngày đêmnhớ nhungvà
quyết định xin lại con để
được tiếp tục nuôi nấng.
Thế nhưng cho thì dễ đến
lúc xin được nhận lại thì
rất khó vì người nhận nuôi
không đồng ý trả lại.
Trao đổi với phóng viên,
chủ tịch UBND phường
nơi chị H. đang cư trú xác
nhận: Đúng là trước đây chị
H. có cho con cho một cặp
vợ chồng ở tỉnh khác nuôi
và phường đã thực hiện
các thủ tục cho nhận con
nuôi. Mới đây chị H. đến
phường trình bày nguyện
vọng được nhận con trở lại.
Tuy nhiên, từ đó đến nay
chị H. trình bày miệng với
cán bộ phường chứ chưa có
đơn hay giấy tờ nào khác.
Cho rồi khó đòi lại
Chị H. vì một phút sai lầm
mà không thể ở bên đứa con
mình dứt ruột đẻ ra. Việc xin
nhận lại con đã cho người
khác pháp luật quy định ra
sao và tình huống như thế
nào thì người mẹ này được
nhận lại con?
TS Nguyễn Văn Tiến,
giảng viên Trường ĐH
Luật TP.HCM, phân tích:
Đối với trường hợp đã cho
con và thủ tục cho nhận con
nuôi đã được hoàn tất thì
việc đòi lại là rất khó. Theo
quy định tại Điều 24 Luật
Nuôi con nuôi 2010 thì kể
từ ngày giao nhận con nuôi,
mọi trách nhiệm, nghĩa vụ,
các quyền hạn giữa cha mẹ
nuôi đối với con nuôi giống
như con ruột.
Điều này đồng nghĩa với
việc cha mẹ đẻ không còn
trách nhiệm hay quyền hạn
nào đối với đứa con ruột
của mình.
Nếu căn cứ vào quy định
trên thì rõ ràng chị H. không
thể đòi lại con và cha mẹ
nuôi có quyền từ chối yêu
cầu trả lại cháu bé cho chị.
Tuy nhiên, chỉ khi nào
chị H. có căn cứ để chứng
minh cha mẹ nuôi bị kết án
về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con nuôi; ngược đãi,
hành hạ con nuôi thì chị
mới có quyền kiện ra tòa để
đề nghị chấm dứt việc nuôi
con nuôi. Sau khi tòa án có
bản án chính thức về việc
chấm dứt nuôi con nuôi thì
chị H. có quyền đòi lại con.
“Trường hợp khác, nếu
cha mẹ nuôi có đồng ý cho
chị H. nhận lại con thì chỉ
nhận về mặt hình thức thôi
chứ về mặt pháp lý thì quyền
lợi, trách nhiệm vẫn thuộc
về cha mẹ nuôi. Bởi tòa án
chỉ ra quyết định chấm dứt
việc nuôi con nuôi khi cha,
mẹ nuôi có lỗi mà thôi. Vì
thế, tôi khuyên bất cứ cha
mẹ nào khi quyết định cho
con người khác nên cân
nhắc thật kỹ để tránh những
câu chuyện đau lòng như
thế này” - TS Tiến lưu ý.•
VÕHÀ
V
ì một phút cùng quẫn,
một ngườimẹởTP.HCM
đã quyết định cho đứa
con trong bụng cho người
khác nuôi để mong sau này
cuộc sống của con mình tươi
đẹp hơn. Thế nhưng khi sinh
con ra, nuôi nấng một thời
gian thì tình mẫu tử thiêng
liêng lại trỗi dậy và nỗi khát
khao được ở cùng con lớn
hơn bao giờ hết.
Người mẹ ruột tìm gặp
cha mẹ nuôi của con mình
để xin nhận lại. Liệu có
được không?
Quyết định sai lầm
Câu chuyện của chị H.,
một người mẹ đau khổ cho
con rồi muốn xin nhận lại
được nhiều người biết đến
gần đây khi chị đi đến nhiều
nơi để nhờ hướng dẫn, giúp
đỡ cách nhận lại đứa con
ruột của mình.
Lý do dẫn đến quyết định
cho con của chị H. bắt đầu từ
việc mâu thuẫn với chồng.
Đau buồn chuyện tình cảm
cộng thêm tiền bạc không có
nên chị H. quyết định đi tìm
cha mẹ nuôi cho con mình
trong lúc đứa con chị chuẩn
bị cất tiếng khóc chào đời.
Thông qua các trang mạng,
chị H. đã tìm được người
nhận nuôi con và cả hai bên
đồng ý việc cho nhận con
nuôi. Người đồng ý nhận
nuôi con của chị H. rất có
trách nhiệm và trợ cấp tiền
bạc đầy đủ từ tiền viện phí
khi chị sinh con đến tiền hỗ
trợ trong khoảng thời gian
chị thất nghiệp.
Sinh con xong, chị H.
nuôi đứa bé được vài tháng
thì chị phải trao con cho
cha mẹ nuôi của bé. Thời
“Tôi khuyên bất
cứ cha, mẹ nào khi
quyết định cho con
người khác nên
cân nhắc thật kỹ để
tránh những câu
chuyện đau lòng
như thế này.”
TS
Nguyễn Văn Tiến
Đã cho conngười khác
nuôi,đòilạiđượckhông?
Khi nào chamẹ nuôi vi phạm trong việc nuôi dưỡng và có quyết định
của tòa án cho chấmdứt việc nuôi con nuôi thì đứa trẻ mới được về ở
với mẹ ruột.
Hỏi giùm bạn
Đi vào đường cong có cần
bật xi nhan?
Nghị định 46/2016 không quy định xử phạt
về hành vi không bật đèn xi nhan khi điều
khiển xe đi vào đoạn đường cong.
Trên đoạn đường vào nhà tôi có một đoạn đường
cong, nhiều người đi đến đoạn đường này thì bật xi
nhan bên phải, nhiều người lại không bật. Vậy xin
hỏi, đi vào đường cong có cần bật xi nhan không?
Bạn đọc
Trần Thanh Hải
(haithanh…@gmail.com)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả
lời: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định những
trường hợp phải bật đèn xi nhan gồm: Chuyển làn
đường; chuyển hướng (rẽ phải, rẽ trái); quay đầu;
vượt xe khác; cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu hoặc
chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe.
Hiện tại Nghị định 46/2016 chỉ quy định xử phạt
hành chính với hành vi chuyển làn đường, chuyển
hướng không có tín hiệu báo trước; không có quy
định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường
cong. Điều này được hiểu là do khi đi vào đường
cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua
theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng,
chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn
đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy
hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc
chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
Tuy nhiên, để an toàn cho bản thân và những
người tham gia giao thông khác, trước khi đi vào
đường cong bạn nên quan sát kỹ càng, thậm chí bật
đèn xi nhan báo hiệu càng tốt.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
Góc ảnh
Nhiều trụ đèn chiếu sáng lại bị
mất nắp
Trên đường song hành xa lộ Hà Nội, đoạn từ địa
chỉ 485 xa lộ Hà Nội đến ngã tư Thủ Đức, thuộc
phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM có
hàng chục trụ đèn đường chiếu sáng bị mất nắp rất
dễ rò rỉ điện gây nguy hiểm
(ảnh 1, 2).
Trước đó, ngày 31-8, báo
Pháp Luật TP.HCM
bài viết
“Những trụ đèn không nắp gây nguy hiểm
cho người dân”
phản ánh đoạn đường Song Hành
(phường An Phú, quận 2, TP.HCM) cũng có 17 trụ
đèn bị mất nắp trong tổng số 22 trụ.
Cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp gắn nắp
mới để đảm bảo an toàn cho người dân.
THÁI HOÀNG
- Vợ chồng anh T. và chị M. lấy nhau hơn
10 năm nhưng không có con. Qua người
quen giới thiệu, vợ chồng chị M. đã nhận
một bé hai tuổi làm con nuôi. Lúc nhận nuôi,
vợ chồng chị có gặp cha mẹ ruột của bé để
thỏa thuận và cùng nhau đến phường thực
hiện thủ tục nhận con nuôi.
Nuôi bé được bốn tuổi thì cha mẹ ruột
tìm đến nhà xin nhận lại con vì họ cho rằng
hoàn cảnh trước đây nghèo và giờ đã khá
hơn nên muốn con về ở với ba mẹ ruột.
Tuy nhiên, do nuôi bé lâu ngày mến tay
mến chân nên vợ chồng chị M. kiên quyết
không trả lại đứa bé.
- Một hoàn cảnh khác, cuối năm 2017,
A. (ngụ thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) phát
hiện mình có bầu với bạn trai. Biết chuyện,
người bạn trai“quất ngựa truy phong”.Tháng
9-2018, chị A. sinh con, lúc đó chị A. bàn với
bố mẹ sẽ cho đứa bé để không phải nhìn
con mà nhớ đến người cha phụ bạc.
Sau khi sinh con được hai ngày, với sự kết
nối của bệnh viện, chị A. đã cho đứa bé cho
một cặp vợ chồng. Một thời gian sau, chị A.
nhớ con vô cùng và hối hận về việc mình
đã làm. Chị gọi điện thoại cho gia đình kia
với mongmuốn xin lại con nhưng họ không
đồng ý vì nuôi đứa bé lâu nên có tình cảm.
Đau lòng những cảnh đòi lại con ruột đã cho
1
2
Nghị định 46/2016 không quy định xử phạt về hành vi
không bật đèn xi nhan khi điều khiển xe đi vào
đoạn đường cong. Ảnh: HOÀNGGIANG
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook