213-2019 - page 13

13
nhỏ thì bệnh càng nặng. Đa
số trên 90% trẻ sẽ khỏi sau
7-10 ngày. Các dấu hiệu nghi
ngờ bệnh là trẻ tự nhiên bỏ ăn,
chảy nước miếng, khóc, nói
đau miệng, nổi mụn nước ở
lòng bàn tay, lòng bàn chân,
mông, gối, lở trong miệng.
Có thể đưa trẻ đi khám ở bác
sĩ chuyên khoa nhi gần nhà
xem có đúng không. Trẻ có
dấu hiệu coi chừng nặng khi
sốt hơn hai ngày, sốt hơn 39
độ C, uống thuốc khó hạ, hay
nôn ói, nhợn ói, cần đưa đi
bệnh viện.
Trẻ mắc bệnh nặng khi giật
mình chới với lúc thiu thiu
ngủ, nảy người, không giống
với giật mình lăn qua lăn lại
khi ngủ sâu, không đi vững,
HOÀNG LAN
T
háng 9 là thời điểm trẻ
em phải trở lại trường
học sau khi nghỉ hè. Môi
trường tiếp xúc ở trường học
dễ làm phát sinh các bệnh
truyền nhiễm lây từ người
sang người, trong đó có bệnh
tay-chân-miệng (TCM), chủ
yếu xảy ra ở trẻ dưới năm tuổi.
Trẻ bệnh chủ yếu
từ nhà trẻ
Ghi nhận tại BV Nhi đồng
1 (TP.HCM), khu điều trị nội
trú khoa nhiễm - thần kinh
BV Nhi đồng 1, nhiều trẻ
mắc bệnh TCM phải nằm
ghép hai, ba bé một giường.
Ngắmbé PhạmHuyHoàng
(sáu tháng tuổi) thiêm thiếp
ngủ, vợ chồng chị Phạm Thị
Tuyết Nhi (23 tuổi, ngụ TP
CầnThơ) cho biết khi vừa sáu
tháng tuổi, nhà neo đơn không
có ai trông giúp con nên phải
gửi bé ở nhà trẻ. Bé học được
hơn một tuần nay thì về nhà
nóng, sốt, quấy khóc, bỏ bú
sữa. “Mới đầu tôi tưởng bé
sốt do mọc răng nhưng quan
sát con ngủ, tôi thấy bé thỉnh
thoảng giật mình, ngoài ra
người nổi thêm vài chấm đỏ
nên đưa bé lên thành phố nhập
viện, được bác sĩ chẩn đoán
bệnhTCM” - chị Nhi cho hay.
Chăm sóc bé Nguyễn Thị
Kim Tuyền (24 tháng tuổi),
chị Trần Thị Thúy Hằng (30
tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM)
cho hay bé hiện đang học ở
nhà trẻ gần nhà. Ba ngày trước,
chị đưa bé đi chơi Trung thu
cùng với các bạn ở nhà trẻ
về thì bé nóng, sốt. “Khi lau
mình cho con, tôi thấy bé bị
nổi hột hột ở dưới đùi, chỉ
nghĩ là muỗi cắn thôi nhưng
ngày hôm sau, bé còn giật
bắn người, đưa đi khám thì
phát hiện bị bệnh TCM. Tôi
đã báo cho cô giáo tình hình
bệnh của bé và xin nghỉ để
điều trị bệnh cho bé” - chị
Hằng kể.
Quan sát, phát hiện
sớm dấu hiệu bệnh
TheoBSTrươngHữuKhanh,
khoa nhiễm - thần kinh BV
Nhi đồng 1, bệnh TCM đang
vào mùa và số lượng trẻ mắc
bệnh nhập viện đang tăng
dần. Nếu như vào tuần trước,
trẻ mắc bệnh này nhập khoa
nhiễm - thần kinh chỉ khoảng
20 trẻ thì đầu tuần này, con
số này tăng vọt lên 50. Vào
tháng 8, đã có trẻ mắc bệnh
độ nặng nhập viện phải thở
máy, các phụ huynh cần chú
ý phòng ngừa và phát hiện
các dấu hiệu trẻ bệnh để cách
ly, điều trị kịp thời.
BS Khanh cho biết bệnh
TCM thường gặp ở trẻ nhỏ
dưới ba tuổi, độ tuổi càng
Trẻmắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại BVNhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: HL
Trường học cần chủ động phòng bệnh
Bệnh TCM đang gia tăng, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới năm
tuổi. Tháng 8, tháng 9 là thời điểmbệnhTCM tăng cao. Đây
là thời điểm trẻ em phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè.
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đề nghị các trường học
cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểmsoát bệnh truyền
nhiễm trong trường học, đặc biệt là việc theo dõi, giám sát,
phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt
động điểmdanh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh
mỗi ngày và phụ huynh cần thông báo rõ lý do cho nhà
trường ngay nếu con em mình nghỉ học.
Trung tâmY tế dự phòng TP.HCM
Tiêu điểm
Các dấu hiệu nghi
ngờ bệnh là trẻ tự
nhiên bỏ ăn, chảy
nước miếng, khóc,
nói đau miệng, nổi
mụn nước ở lòng
bàn tay, lòng bàn
chân, mông, gối,
lở trong miệng.
Tăng cường phòng,
chống lây lan bệnh
trong trường học
Sở Y tế cũng đã ký kế hoạch
liêntịchvớiSởGD&ĐTtriểnkhai
các hoạt động phòng, chống
dịchbệnhTCMvàsốtxuấthuyết,
sởi trong khu vực trường học,
nhómtrẻ.Tăng cường các biện
pháp hiệu quả phòng, chống
lây lan bệnhTCM trong trường
mầmnon, mẫu giáo, nhómtrẻ.
Đời sống xã hội -
ThứBa17-9-2019
Bệnh tay-
chân-miệng
vào mùa
Bệnh tay-chân-miệng đang tăng cao,
đặc biệt thời điểm trẻ em trở lại
trường học sau khi nghỉ hè. Phụ huynh
cần hết sức lưu ý các dấu hiệu bệnh
và cách ly trẻ.
Ngày 16-9, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc
Dung làm việc với VCCI và một số hiệp hội doanh
nghiệp góp ý Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da
giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), cho biết việc tuyển
dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giảm giờ
làm, doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động hoặc
đầu tư vào máy móc với chi phí lớn.
“Áp dụng giờ làm việc 44 giờ/tuần, doanh nghiệp da
giày sẽ phải tuyển dụng thêm 10% lao động, trong khi đó
lao động ngành này đang rất thiếu hụt. Thực tế hiện nay
các nhà máy da giày đang phải sử dụng cả lao động 50
tuổi do không thể tuyển dụng được lao động” - bà Xuân
nói.
Theo bà Xuân, với quy định thời gian làm việc như
hiện hành là 48 giờ/tuần nhưng sức khỏe, tuổi thọ của
người lao động vẫn đang tăng lên. Nếu giảm giờ sẽ làm
giảm thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh tiền
lương còn thấp, bà Xuân đặt ra câu hỏi: Nếu giảm giờ
làm việc, liệu người lao động có dành thời gian đó để tái
tạo sức lao động? Hay sẽ làm thêm như chạy Grab, làm
giúp việc... để có thêm thu nhập.
Cũng đặt vấn đề rút ngắn thời gian làm việc là chưa
phù hợp, bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội
Doanh nghiệp Nhật Bản, khẳng định tiền lương từ năm
2011 đến nay đã tăng gấp ba lần, Việt Nam không còn
lợi thế nhân công giá rẻ, chỉ còn lợi thế về nhân công
chăm chỉ, cần cù, có tay nghề..., xuất khẩu đang gặp khó
khăn để cạnh tranh với các nước khác. Nếu rút thời gian
làm việc chỉ còn 44 giờ/tuần rất có thể các đơn hàng sẽ
chuyển sang các nước khác.
Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp cũng đề xuất
tăng thời gian làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 600
giờ/năm. Nguyên nhân, nhằm giúp doanh nghiệp sản
xuất theo thời vụ đáp ứng được các đơn hàng.
Liên quan đến các kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ
trưởng Đào Ngọc Dung cho biết sẽ không đưa đề xuất
giảm giờ làm việc tiêu chuẩn dưới 44 giờ/tuần vào dự
luật. Đồng thời, đề nghị trước mắt giữ nguyên quy định
giờ làm việc bình thường 48 giờ/tuần.
Đối với quy định tăng giờ làm việc tối đa, ông Đào
Ngọc Dung cũng khẳng định sẽ tiếp tục đề xuất tăng
giờ làm việc tối đa lên 400 giờ/năm nhưng đối với các
trường hợp đặc biệt. Cụ thể, gia công xuất khẩu sản
phẩm là hàng dệt, may, da giày, linh kiện điện, điện tử,
chế biến nông, lâm, thủy sản…
Được biết tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (diễn
ra vào tháng 10), Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về Bộ
luật Lao động (sửa đổi) này.
VIẾT LONG
ViệtNamđãqua thời kỳ lợi thế nhân cônggiá rẻ
Bộ LĐ-TB&XHđề nghị trước mắt giữ nguyên quy định giờ làmviệc bình thường 48 giờ/tuần.
tay chân yếu, người run, cần
đưa đi bệnh viện gấp. Bệnh
quá nặng khi trẻ thở mệt, da
nổi bông, mạch sờ không
thấy hay quá nhanh.
TheoBSKhanh, bệnhTCM
là bệnh truyền nhiễmcấp tính,
chưa có vaccine phòng bệnh
nên cần có các biện pháp vệ
sinh và cách ly trẻ mắc bệnh.
Cơ chế của bệnh là trẻ nuốt
phải virus gây bệnh vào
bụng. Virus phát tán ra môi
trường từ phân, mụn nước và
nhiều nhất là từ nước miếng
của người bệnh. Một trẻ mắc
bệnh dễ làm virus lây lan ở
sàn nhà, đồ chơi, mặt bàn,
nắm cửa... Con nít chưa có
ý thức nên thường có thói
quen móc miệng, ngậm tay
rồi bốc lung tung, bò dưới sàn
nhà và ngậm đồ chơi nên dễ
nhiễm phải virus. Người lớn
và trẻ lớn có khi mang virus
bệnh nhưng biểu hiện rất nhẹ,
nhìn bên ngoài không biết
cũng có thể là nguồn phát
tán virus ra môi trường và
lây cho trẻ khác khi chăm
sóc và tiếp xúc.
Do đó, trẻ đi học ở nhà trẻ
cần rửa tay trước khi vào lớp,
trước khi về nhà, khi về tới
nhà. Người lớn phải rửa tay
trước khi chăm sóc trẻ, trước
khi chế biến thức ăn, nhất là
mới đi ra ngoài về. Rửa tay
đúng cách là phải rửa với
xà phòng dưới vòi nước để
đẩy chất bẩn có chứa virus
ra khỏi bàn tay.
Khi có con mắc bệnh, phụ
huynh cần cho bé nghỉ học
ít nhất 10 ngày, thông báo
cô giáo bé mắc bệnh TCM
để phòng cho bé khác, sát
trùng dụng cụ học tập, tay
nắm cửa, sàn nhà, đồ chơi
để phòng cho mấy bé khác.•
ÔngĐàoNgọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, phát biểu chỉ đạo
tại buổi đối thoại. Ảnh: VL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook