213-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa17-9-2019
PHƯƠNGMINH
Kỳ vọng gia nhập nhóm hàng đầu
thị trường sữa đang dần tiêu tan
với Công ty Sữa quốc tế (IDP) khi
liên tiếp đối diện với những khoản
lỗ lớn. Báo cáo mới nhất của IDP
cho thấy: Năm 2018, doanh nghiệp
này lỗ ròng 43,8 tỉ đồng. Tuy nhiên,
đó vẫn là con số tích cực hơn năm
2017 khi đơn vị này lỗ đến 298 tỉ
đồng. Đến nay, tổng lỗ lũy kế của
công ty này lên gần 700 tỉ đồng, âm
vốn chủ sở hữu.
Méo mặt vì thua lỗ
Đây là năm thứ ba liên tiếp IDP
không biết đến lợi nhuận. Quỹ đầu
tư VinaCapital có lẽ là đơn vị thất
vọng nhất với kết quả này khi đã đổ
nguồn vốn khá lớn vào đây và đang
nắm giữ 60% vốn điều lệ tại IDP.
Theo VinaCapital, vào thời điểm
giữa năm ngoái, giá trị khoản đầu
tư vào IDP của đơn vị này chỉ còn
25 triệu USD, giảm mạnh so với
con số gần 35 triệu USD trước
đó ba năm. Trước tình hình này,
VinaCapital cho biết quỹ có thể bán
cổ phần kiểm soát IDP với định giá
dựa trên doanh số.
Ông Trần Bảo Minh, Tổng
giám đốc IDP, thừa nhận: “Với
các doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh, họ chỉ cần bỏ 10%
doanh thu để chạy các chương
trình tiếp thị là đã bằng doanh
thu cả năm của các doanh nghiệp
nhỏ. Điều đó cho thấy rằng cuộc
đua đường dài với đối thủ lớn rất
khó khăn”.
Một tên tuổi khác dù chưa đến
mức thua lỗ nặng nề như IDPnhưng
cũng đang chật vật tìm cách tồn
tại trên thị trường, đó là Hà Nội
Milk. Công ty này đã nỗ lực để
sáu tháng đầu năm 2019 thu vào
khoản lợi nhuận vài trăm triệu
đồng và năm 2018 có một khoản
lợi 1,1 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ
lỗ đến 18 tỉ đồng.
Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch
HĐQT Hà Nội Milk, thừa nhận
các đối thủ cạnh tranh gây sức ép
rất mạnh trên thị trường qua việc
liên tục tung các chương trình
khuyến mãi, tiếp thị khủng. Trong
khi đó, Hà Nội Milk có một ngân
sách hạn hẹp nên không đủ nguồn
lực cho các chương trình tiếp thị
để đẩy doanh số. Hệ thống bán
hàng của công ty hoạt động còn
kém hiệu quả.
Chuyên gia tài chính Trần Đình
Phương bình luận với sự có mặt
của quỹ đầu tư lớn là VinaCapital
tại IDP mà công ty này vẫn kéo
dài những năm thua lỗ và Hà Nội
Milk với mức lãi cực kỳ nhỏ bé
cho thấy thị trường sữa cạnh tranh
gay gắt. Sức ép từ các thương
hiệu lớn đầy đủ nguồn lực về
vốn, công nghệ và cách quản trị
quốc tế như Vinamilk, TH Milk,
NutiFood, FrieslandCampina…
khiến các thương hiệu nhỏ trên
thị trường không có cơ hội vươn
lên. “Thực tế, thị trường hiện
nay cạnh tranh bằng chiến lược
tiếp thị. Ai mạnh tiền mới có
thể đưa sản phẩm in dấu trong
tâm trí người tiêu dùng” - ông
Phương nói.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám
đốc Vinamilk, cũng từng cho biết để
giành thị phần thì một trong những
phương cách là sử dụng chiến lược
tiếp thị. Vinamilk hoàn toàn có thể áp
đảo người chơi khác trên thị trường
Nhiều doanh nghiệp sữa Việt Nam
đang gặp khó trong cạnh tranh
Việc Coca-Cola tuyên bố nhảy vào lĩnh vực sữa sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu không
có chiến lược
kinh doanh
hiệu quả,
rất có thể
các doanh
nghiệp sữa
nội địa sẽ
mất dần
thị phần.
Ảnh: PM
do ngân sách cho tiếp thị một năm
của ông lớn này bằng doanh thu
của nhiều công ty sữa nhỏ trên thị
trường cộng lại.
Lo sữa ngoại soán ngôi
TheoHiệphội SữaViệtNam(VN),
tổng doanh thu ngành sữa VN trong
năm 2018 ước đạt 109.000 tỉ đồng,
tăng 9% so với năm 2017. Trong
giai đoạn 2010-2018, tốc độ tăng
trưởng bình quân của tổng doanh
thu ngành sữa VN đạt 12,7%/năm.
Tiêu thụ sữa tại VN sẽ tiếp tục
tăng trong vài năm tới do thu nhập
của người dân tăng và sự phát triển
của các chuỗi bán hàng hiện đại.
Nhu cầu đối với các sản phẩm sữa
có giá trị cao được dự báo sẽ tăng
mạnh do dân số trẻ và số lượng
người thuộc tầng lớp trung lưu ở
các đô thị tăng.
Rõ ràng ngành sữa VN vẫn đầy
hấp lực, do đó mới đây Coca-Cola
tuyên bố nhảy vào lĩnh vực sữa.
Việc đại gia của Mỹ tham gia vào
thị trường này sẽ gia tăng sức ép
cạnh tranh lên các công ty VN,
bởi Coca-Cola có đủ nguồn lực để
cạnh tranh, thậm chí với cả người
đang dẫn đầu thị trường sữa hiện
nay là Vinamilk.
Vinamilk rõ ràng thấy được điều
đó. Bà Mai Kiều Liên cho rằng:
“Cạnh tranh lúc nào cũng khốc liệt,
có cạnh tranh thì mới có phát triển.
Không những Coca-Cola mà có thể
có nhiều đối thủ khác sẽ tham gia
và chúng tôi sẵn sàng chào đón họ.
Vấn đề là mình làm thế nào để cạnh
tranh tốt. Không phải bây giờ mà từ
rất lâu rồi, Vinamilk đã cạnh tranh
với rất nhiều công ty và chúng tôi
làm rất tốt”.
Chủ tịch HĐQT Hà Nội Milk
Hà Quang Tuấn cũng cho rằng sau
khi VN ký kết Hiệp định thương
mại tự do VN-EU (EVFTA), các
công ty sữa nước ngoài vào VN
sẽ có lợi thế ở mảng sữa bột
công thức. Còn mảng sữa chua
và sữa thanh trùng thì bị hạn chế
vì sản phẩm phải bảo quản mát,
thời gian vận chuyển dài, chi phí
cao. Đây là cơ hội cho các công
ty sữa VN.
Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu
chiến lược thương hiệu và cạnh
tranh (BCSI) cảnh báo trong các
năm tới, do thuế giảm, kim ngạch
nhập khẩu sữa của VN sẽ tăng
mạnh. Người tiêu dùng có cơ hội
sử dụng sữa ngoại giá rẻ hơn, song
các doanh nghiệp sữa trong nước
sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp ngoại ngay trên sân
nhà. Thậm chí nếu không có chiến
lược kinh doanh hiệu quả, rất có
thể các doanh nghiệp sữa nội địa
sẽ mất dần thị phần.•
Được dự báo vẫn là một
ngành tăng trưởng tốt
nên cuộc chiến giành thị
phần trong ngành sữa sẽ
ngày càng khốc liệt.
Sức ep cạnh tranh lớn với doanh nghiêp
sưa Viêt
Công ty Chứng khoán Bảo Việt mới đây công bố báo cáo nhận định
EU sẽ xoa bỏ toàn bô thuế quan lên cac san phẩm sưa cua Viêt Nam sau
khi hiêp đinh thươngmại tự do co hiêu lực. Tuy nhiên, cac doanh nghiêp
sưa cuaViêt Namgần như không đươc hưởng lơi gi từ viêc này do EU vẫn
chưa câp phép nhập khẩu sưa co xuât xư từ Viêt Nam.
Thêmvào đo, viêc Hiêp đinh EVFTA co hiêu lực sẽ tạo sưc ép cạnh tranh
lên cac doanh nghiêp sưa cua Viêt Nam do phai cạnh tranh vơi cac san
phẩm sưa nhập khẩu từ EU vốn co ưu thế vê chât lương, dinh dưỡng và
đô an toàn cho sưc khỏe ngươi tiêu dùng.
Bảo Việt cũng cho biết cac san phẩm sưa mà Viêt Nam nhập khẩu kha
nhiêu từ EU gồm: Sưa whey và cac biến thể, bơ, pho mat, sưa bôt và kem
dạng bôt. Cac san phẩm này đang chiếm tỉ trong nhỏ trong tiêu thu cac
san phẩmsưa ở thi trươngViêt Namnên cuộc chiến đó sẽ còn nhiều n số.
HSBC Việt Nam có tân tổng giám đốc
người nước ngoài
Ngày 16-9, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết vừa
bổ nhiệm ông Tim Evans làm tổng giám đốc thay cho ông
Phạm Hồng Hải. Trước khi nắm giữ vị trí tổng giám đốc
tại HSBC Việt Nam, ông Tim Evans từng là giám đốc khu
vực khối dịch vụ tài chính doanh nghiệp, phụ trách các
thị trường quốc tế của HSBC khu vực châu Á-Thái Bình
Dương như Bangladesh, Mauritius, New Zealand, Thái
Lan, Việt Nam…
Trong khi đó, ông Phạm Hồng Hải, cựu tổng giám
đốc HSBC Việt Nam, nhận nhiệm vụ mới là giám đốc
khối kinh doanh quốc tế của Ngân hàng HSBC Canada
từ ngày 16-9-2019. Trong vai trò này, ông Phạm Hồng
Hải sẽ tiếp tục giữ mối liên hệ chặt chẽ với châu Á, kết
nối hành lang thương mại và đầu tư của HSBC giữa
châu Á và Bắc Mỹ.
TL
Bí đường Trung Quốc, tôm hùm Mỹ
đổ bộ vào thị trường Việt Nam
Lâu nay Trung Quốc được coi là thị trường nhập khẩu
lớn tôm hùm Mỹ. Nhưng theo chicagotribune.com, trong
bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa hai quốc
gia, tính đến hết tháng 6-2019, Mỹ xuất khẩu chưa đến
một triệu ký tôm hùm sang Trung Quốc. Như vậy, xuất
khẩu tôm hùm Mỹ sang Trung Quốc trong sáu tháng đầu
năm 2019 đã giảm hơn 80% so với cùng kỳ.
Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường
nội địa và thị trường quốc tế để bù đắp cho những thiệt
hại của thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Nhiều công ty nhập khẩu hải sản tiết lộ họ đã đặt hàng
nhiều tôm hùm từ Mỹ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày
càng gia tăng tại Việt Nam
Theo một số chủ cửa hàng hải sản nhập khẩu, năm
ngoái giá tôm hùm Mỹ 1-3 triệu đồng/kg, thậm chí cao
hơn. Nay giá mặt hàng này về nhiều nên giảm chỉ còn
khoảng 500.000-800.000 đồng/kg tùy kích cỡ con tôm,
trong đó có con trọng lượng tới 2-4 kg, thậm chí 5-6 kg.
Còn tôm hùm tươi của Việt Nam nuôi giá rẻ nhất cũng tới
700.000-2,5 triệu đồng/kg.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy riêng
trong sáu tháng đầu năm nay có gần 3.800 kg tôm được
nhập khẩu về dưới tên tôm hùmAlaska, giá trị ước tính hơn
27.500 USD. Tính ra bình quân mỗi ký tôm hùmAlaska
nhập về nước ta giá rẻ chỉ khoảng 170.000 đồng/kg, chưa
bao gồm các chi phí vận chuyển và thuế.
QUANG HUY
TheoCông tyNghiên cứu ngành và
tư vấn VN (VIRAC), t năm 2010 đến
2018, VN đã nhập kh u khoảng 7,2
tỉ USD các sản ph m sữa, trung bình
mỗi năm VN b ra 890 triệu USD để
nhập kh u sữa.
Tiêu điểm
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook