213-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứBa17-9-2019
Cùng gỡ vướng cho người dân,
KỶ NIỆM 29 NĂM NGÀY THÀNH LẬP BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM
Lời giới thiệu
:
Thời gian qua, nhiều chính sách bất
cập, thủ tục hành chính nhiêu khê, gây
khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
được
Pháp Luật TP.HCM
phát hiện, phản ánh. Từ những
phân tích, phản biện của
Pháp Luật
TP.HCM
, nhiều điểm nghẽn trong
thể chế, các nút thắt gây khó khăn cho
người dân, doanh nghiệp đã được thay
đổi, dỡ bỏ.
Song song đó, chúng tôi đã phối hợp với
M
ới đây, giới kinh doanh ô tô đón nhận tin vui
khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng cho hay Chính phủ sẽ sớm
ban hành nghị định sửa đổi một số quy định của Nghị
định 116/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Trong đó sẽ bỏ một số quy định liên quan đến nhập
khẩu ô tô. Ví dụ, thay vì hình thức kiểm tra theo lô như
quy định hiện hành, Chính phủ sẽ sửa đổi nghị định
theo hướng các xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo
kiểu loại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…
Trước đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
(DN),
Pháp Luật TP.HCM
cùng với một số tờ báo khác
liên tục phản ánh về những vướng mắc, bất cập của
Nghị định 116. Bởi từ khi Nghị định 116 có hiệu lực,
hàng loạt công ty nhập khẩu ô tô gặp khó khăn, mất
thêm thời gian, tốn thêm chi phí vì phải cõng thêm nhiều
điều kiện kinh doanh bất hợp lý.
Ví dụ, các DN đã phản ánh với
Pháp Luật TP.HCM
:
Quy định về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô
nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
nước ngoài không phù hợp thông lệ quốc tế; quy định
kiểm định từng lô đối với xe nhập khẩu khiến DN gánh
chi phí lên đến 5.000-10.000 USD mỗi lần kiểm định.
Những nội dung này không chỉ gây khó cho giới kinh
doanh mà còn đẩy giá ô tô lên cao.
Ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty
CP Liên Á Quốc tế, đơn vị phân phối ô tô nhập
khẩu, bày tỏ chính nhờ báo chí phản ánh đầy đủ
những ý kiến, kiến nghị của cộng đồng DN để
những quy định không phù hợp được sửa đổi.
“Chúng tôi vui mừng khi Nghị định 116/2017 được
cân nhắc để sửa đổi. Chẳng hạn, nếu sắp tới ô tô
nhập khẩu được kiểm tra theo kiểu loại thì có thể
được hiểu là mỗi kiểu loại xe chỉ cần lấy mẫu để
kiểm tra khí thải và an toàn lần đầu tiên và chấp
nhận kết quả cho các lô hàng tiếp theo nếu không
có sự thay đổi về thông số kỹ thuật. Quy định này
được sửa đổi sẽ giúp giảm chi phí kiểm tra, nhân
lực, đặc biệt là thời gian thông quan hàng, tạo
thuận lợi kinh doanh cho DN” - ông Trung nói.
QUANG HUY
Ô
ng Nguyễn Thiện Hoàng Linh, Giám đốc Công ty
nhựa Khánh Quỳnh Long An, vẫn còn nhớ như in
về chính sách siết nhập khẩu phế liệu của cơ quan
quản lý nhà nước nhằm ngăn chặn những DN trục lợi
nhập “rác” ngoại về gây ô nhiễm môi trường. Chính
sách này là đúng nhưng vô tình lại làm khó các công
ty làm ăn chân chính, gây tồn đọng hàng chục ngàn
container phế liệu tại các cảng khiến DN không có
nguyên liệu phục vụ sản xuất, sản xuất đình đốn, thậm
chí có công ty đóng cửa.
“Lúc đó, riêng công ty chúng tôi tồn đọng khoảng
20 container tại cảng trên 90 ngày. Tình thế rất
mệt mỏi, hàng chờ, nhân viên thiếu nguyên liệu
sản xuất, chi phí đội lên… Tất cả bắt nguồn từ Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2010/BTNMT
về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất không phù hợp với thực tế” -
ông Linh nói.
Cụ thể, theo QCVN 32:2010, phế liệu nhựa dạng
phim phải… bằm nhỏ ra với kích thước tối đa 10 cm.
Trong khi đó, phế liệu nhựa thường dạng màng to mới
dễ đóng kiện đưa vào container, khi nhập về sẽ dễ phân
loại thì mới đáp ứng yêu cầu sản xuất của các DN...
Hơn nữa, trên thế giới cũng không DN nào nhập khẩu
các loại phế liệu nhựa nhỏ như vậy, vì làm như thế
không thể bán cho ai.
Do quy định quá cách biệt so với thực tế nên thời
điểm đó hầu hết các DN nhựa Việt Nam nhập hàng
về không đúng quy định của Bộ TN&MT đưa ra. Tồn
đọng container phế liệu tại cảng quá nhiều, các hãng
tàu không cấp container nên DN đủ điều kiện nhập
phế liệu cũng không nhập được. DN thiếu nguyên liệu
sản xuất, nhà máy ngừng hoạt động, buộc cho công
nhân nghỉ việc.
Rất may là sự bất hợp lý này sau đó đã được tháo
gỡ khi báo
Pháp Luật TP.HCM
cùng một số báo khác
phản ánh và các cơ quan chức năng vào cuộc. Nỗi
oan của các công ty làm ăn chân chính được gỡ bỏ.
Theo đó, Chính phủ cùng các bộ liên quan đã đưa ra
quy chuẩn mới tạo thuận lợi cho DN nhập khẩu
phế liệu.
MINH LONG
Dù Chính phủ rất nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện
kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhưng sau hơn
hai năm, tình hình tuy có những bước tiến nhưng không
như kỳ vọng. Những vướng mắc của DN không phải là
hiếm gặp.
Các hội thảo, tọa đàm, các cuộc họp của Văn phòng
Chính phủ, của Chính phủ những năm gần đây luôn đề
cập đến việc tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong khi Thủ
tướng và Chính phủ luôn đốc thúc, tức là “trên nóng”
nhưng ở cấp cục, vụ và địa phương lại chưa hẳn đã tích
cực hưởng ứng, tức là “dưới vẫn lạnh”. Các DN vì thế
cảm thấy ấm ức vì lẽ ra đó là công việc của cơ quan nhà
nước phải làm mà họ phải đi xin xỏ.
Trước tình hình đó, nhiều DN và hiệp hội DN đã mạnh
dạn lên tiếng khi lĩnh vực kinh doanh mà mình tham gia
có nguy cơ bị bức tử hoặc bị đối xử không công bằng.
Chẳng thế mà những DN và chuyên gia có tâm huyết với
nước mắm truyền thống đã hành động bất ngờ khi đến
dự hội thảo về thông tư về quy phạm thực hành sản xuất
nước mắm mà không được mời.
Bởi đọc dự thảo và thấy rõ những nguy cơ khi nước
mắm truyền thống có thể bị đánh đồng với nước mắm công
nghiệp, họ đã không thể chịu đựng. Tại hội thảo hồi tháng
3, “tiến sĩ nước mắm” Trần Thị Dung, nguyên cán bộ Vụ
KH&CN (Bộ Thủy sản, nay thuộc Bộ NN&PTNT), đã bị
mời ra ngoài, không cho phát biểu. Ra đến sân một cơ quan
nhà nước, TS Dung chỉ còn cách phân trần với báo chí.
“Hôm nay tôi không được mời tới đây nhưng vẫn tới.
Thực sự rất mất mặt. Tuy nhiên, nếu tôi không làm thế thì
chẳng còn cơ hội nào để nói nữa. Tôi muốn thay mặt các
nhà sản xuất nước mắm truyền thống lên tiếng chia sẻ vì
họ không được mời tới đây” - TS Dung. Đồng thời, bà đặt
nhiều câu hỏi về sự không minh bạch khi các nhà sản xuất
nước mắm, các chuyên gia nước mắm không được mời
đến hội thảo này. Mục đích của bà cũng chỉ là “trả lại tên
cho nước mắm truyền thống”, không để dự thảo quy phạm
thực hành sản xuất nước mắm xóa bỏ.
Có lẽ cũng vì sự quyết liệt của các chuyên gia, của báo
chí, trong đó có
Pháp Luật TP.HCM
mà dự thảo này đã
phải xây dựng lại. Đó chỉ là một ví dụ trong rất nhiều ví
dụ mà
Pháp Luật TP.HCM
đã đồng hành cùng DN. Nói
cách khác, chính sự chủ động của các DN, hiệp hội cùng
với sự “tiếp sức” của báo chí đã khiến nhiều chính sách
trở nên minh bạch hơn.
Đây là tín hiệu đáng mừng. Mỗi dòng tin, mỗi bài viết
phản ánh những khó khăn của DN hay nêu lên những
định hướng, tâm huyết của cộng đồng kinh doanh chính là
cách đồng hành hữu hiệu nhất!
CHÂN LUẬN
Cởi trói cho
kinh doanh ô tô
Bỏquyđịnhvô lý,
DNhồi sinh
Chính phủ đã đưa ra quy chuẩnmới tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu.
GiớikinhdoanhôtôđónnhậntinvuikhiNghịđịnh116/2017sẽsửađổi,bỏmộtsốquyđịnhbấthợplýliênquanđếnnhậpkhẩuôtô.Ảnh:QH
Góc nhìn
Khi báo chí và sựbức xúc gặpnhau
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook