213-2019 - page 3

3
S
eawind và Corsair Marine là hai hãng du thuyền buồm
tên tuổi. Ông chủ của hai thương hiệu du thuyền
buồm này là ông Richard Ward, Chủ tịch HĐQT
kiêm CEO Công ty TNHH Corsair Marine International.
Ít ai biết bằng những chiếc thuyền buồm giá hàng triệu
USD sang trọng, chu du khắp thế giới đó lại được đóng
tại quận 7, TP.HCM, Việt Nam.
Thế nhưng oái oăm là những chiếc thuyền buồm Việt
Nam đóng lại không được vận hành trong nước vì vướng
quy định. Nhiều lần tiếp xúc, ông Richard Ward cho rằng
Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển ngành đóng
thuyền buồm, du lịch thuyền buồm và ngành công nghiệp
hàng hải. Mỗi năm ngành này thu về 200 tỉ USD trên thế
giới nhưng đáng tiếc Việt Nam lại đứng ngoài.
Ông Richard viện dẫn một loạt vướng mắc. Thứ nhất, các
quy định dành cho thuyền buồm tại Việt Nam chưa có thì
nói gì đến việc đóng thuyền buồm để phục vụ du lịch trong
nước. Thậm chí một số đơn vị khi xin đăng kiểm thuyền thì
được cơ quan chức năng trả lời: Buồm chỉ được căng lên
khi dừng tại chỗ, buồm chỉ làm vật trang trí…, nghĩa là khi
thuyền buồm chạy thì không được căng buồm!
Ghi nhận tâm tư và vướng mắc DN đang gặp phải,
Pháp
Luật TP.HCM
đã chuyển tải lên mặt báo. Sau khi báo đăng
bài, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo
giao Bộ VH-TT&DL nghiên cứu, xử lý, đưa ra những quy
định rõ ràng về đóng thuyền buồm; về những vướng mắc
trong quy hoạch, đăng kiểm, vận hành thể thao, du lịch bằng
thuyền buồm. Đồng thời đánh giá lại những quy định lỗi
thời như thuyền buồm chỉ được căng khi đậu, buồm chỉ để
trang trí, chưa được dùng cho thể thao trên biển... Sau đó,
Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc.
PHONG ĐIỀN
Thời sự -
ThứBa17-9-2019
doanh nghiệp
17-9-1990 • 17-9-2019
Cùng bạn đọc!
Hôm nay (17-9), báo
Pháp Luật TP.HCM
tròn 29
tuổi. Hành trình đó ghi dấu sự trưởng thành, lớn
mạnh và những cố gắng của đội ngũ người làm báo
Pháp Luật TP.HCM
. Và hơn tất cả, nó ghi dấu sự
đồng hành, ủng hộ từ quý bạn đọc; sự sẻ chia, đòi hỏi
từ xã hội, chính quyền và nhân dân về một tờ báo có
nhiệm vụ nâng cao nhận thức pháp luật, đấu tranh
với những bất công, sai trái. Để làm được điều đó,
chúng tôi luôn tâm niệm rèn luyện sự công chính,
dám dấn thân, cố gắng học hỏi để những thông tin
luôn có ích, có tri thức và phải giữ gìn, vun đắp bản
lĩnh của người cầm bút.
Sự tin tưởng và đòi hỏi của bạn đọc vừa là áp lực
nhưng hơn hết là động lực, là con đường để tờ báo
phát triển.
Trước thềm tuổi 30, xin được tri ân tình cảm của
bạn đọc, của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, tổ
chức, doanh nghiệp, các chuyên gia và những nguồn
tin luôn bên cạnh, tin tưởng, hỗ trợ, đồng hành cùng
Pháp Luật TP.HCM
. Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục
truyền thống của mình là đưa tin kịp thời, gần gũi,
hữu ích; phản biện mạnh mẽ; đấu tranh quyết liệt với
cái xấu để giữ gìn, phát triển tờ báo xứng đáng với
niềm tin yêu ấy!
BÁO
PHÁP LUẬT TP.HCM
Tôi nhớ mãi hình ảnh của bà cụ một tay cầm tờ giấy khai
sinh, một tay lau những giọt nước mắt còn đọng trên má.
Có lẽ đối với nhiều người, tài sản có giá trị có thể là tiền
bạc, nhà lầu, xe hơi… nhưng với bà cụ đã hơn 80 tuổi thì
thứ quý giá nhất hiện tại của bà là tờ giấy khai sinh mà bà
đang cầm trên tay.
Bà cụ là Châu
NgọcNữ, 82 tuổi, ở
trọ tại một con hẻm
trên đường TL31,
phườngThạnhLộc,
quận 12, TP.HCM
nhân vật trong bài
viết
“Cụ bà 82 tuổi
mong được cấp
giấy khai sinh”
.
Bà Nữ không biết
quê quán, không
nhà cửa, không giấy khai sinh, không hộ khẩu, không chứng
minh nhân dân và nhiều cái không khác. Vì có một hoàn
cảnh bi đát như thế nên qua bao nhiêu năm tháng, bà vẫn
mơ ước một ngày được xã hội và mọi người biết đến bà với
một cái tên chính thức in trên giấy khai sinh.
Trải qua một thời gian dài với rất nhiều lần đến các nơi xin
một cái tên nhưng hành trình làm khai sinh của bà vẫn rơi
vào vòng luẩn quẩn. Gặp và nghe câu chuyện về bà khiến
tim tôi nhói lên từng cơn và tự hỏi tại sao lại có những số
phận thương tâm như thế. Dù tuổi cao, thân hình chỉ nặng
hơn 30 kg nhưng bà vẫn không cho phép mình bệnh, bởi bà
mà nằm xuống thì không ai có thể lo cho bà được cái tên.
Tôi đi tìm hiểu thực tế, xác minh thân phận của bà qua
nhiều kênh, phỏng vấn UBND phường… Câu chuyện của
bà được đăng lên báo, rồi được chính quyền giúp đỡ.
Tôi còn nhớ cái ngày phường gọi điện thoại cho tôi báo
dẫn bà lên nhận giấy khai sinh, nước mắt tôi tự dưng trào ra
vì sung sướng. Gọi cho bà thông báo tin vui ấy, tôi chỉ vừa
nói “Mai bà lên phường với con nha”, chưa nói đến câu sau
thì bà cúp máy.
Đến phường, tôi hỏi bà vì sao bà không nghe hết câu, vì
tôi sợ hôm đó bà gặp chuyện gì. Bà giải thích: “Tôi chỉ dám
nghe được câu đó thôi vì đã nhiều lần nghe câu đó và khi
đến phường thì lại yêu cầu tôi bổ sung những giấy tờ khác
nữa mà tôi không thể có được”.
Lúc cầm tờ khai sinh mang lên Châu Ngọc Nữ, bà gặp ai
cũng nói cám ơn, cám ơn. Giây phút ấy bà cụ thật đáng yêu
khi gương mặt như in lên hai chữ hạnh phúc.
NGUYỄN HIỀN
các cơ quan chức năng, đấu tranh giải
oan cho không ít thân phận người dân
bị oan khuất, đồng hành cùng bà con
tìm lại công lý, niềm tin trong cuộc sống.
Chúng tôi luôn mong muốn bằng nỗ
lực của mình,
Pháp Luật TP.HCM
góp phần xây dựng xã hội ngày một
tốt đẹp hơn.
T
háng 10-2015, Phòng Công tác bạn đọc báo 
Pháp
Luật TP.HCM
 nhận được một email đề nghị báo hỗ
trợ “Minh oan cho người vô tội”. Thư bày tỏ niềm tin
vào báo và mong muốn báo cử PV tìm hiểu và giúp làm
rõ sự thật là Trần Hoàng Minh bị oan.
PV xin đọc toàn bộ hồ sơ. Luật sư Đoàn Văn Thành thiết
tha mong báo đồng hành vì vụ án này VKSND huyện Cần
Giờ đã đình chỉ theo kiểu Minh có tội nhưng may mắn được
tha (hành vi phạm tội không còn nguy hiểm). Mãi sau Minh
mới nhận được quyết định đình chỉ, liền khiếu nại thì được
trả lời “hết thời hiệu”.
Hồ sơ cho thấy tòa đã xét xử vào tháng 3-2014 nhưng trả
hồ sơ để điều tra bổ sung do thời gian thực tế để thực hiện
hành vi dài hơn thời gian mà cáo trạng quy kết và cần làm
rõ lời khai về việc bức cung, nhục hình.
Bằng nhiều nguồn thông tin, PV biết rằng vụ án này thẩm
phán được phân công giải quyết vụ án đã chỉ rõ rất nhiều chi
tiết không phù hợp hiện trường, nhiều phiên họp cãi nhau nảy
lửa, VKSNDhuyệnCầnGiờ phải nhiều lần xin ý kiến cấp trên.
PV qua phà Bình Khánh tìm về nơi Minh sửa xe. Từng
nhân chứng là khách sửa xe chờ sẵn, vui lòng để PV ghi
âm, ghi hình. Lời trình bày của họ “Suốt buổi sáng Minh
sửa xe cho tôi…Tôi ngồi chờ suốt buổi để tới lượt mình…”
là những chứng cứ góp phần minh chứng cho sự vô tội.
Không ai có thể tưởng tượng ra được câu chuyện một
người mà suốt buổi sáng lúi húi nằm dưới gầm xe lại có thể
tranh thủ trên đường đi ăn sáng, thủ theo cây nạy lốp, đột
nhập nhà nạn nhân, bình tĩnh cạy tủ, đi lựa ba lô bỏ laptop
vào, lật nệm tìm tiền…
Minh nói vì để bảo toàn mạng sống, Minh nhận đã đi trộm
laptop nhưng ra tòa Minh kêu oan để mong tòa giải oan.
Pháp Luật TP.HCM
đăng bài
“Vô tội rõ ràng vẫn né bồi
thường oan”
. Sau bài báo đầu tiên, báo tiếp tục ghi nhận
ý kiến của VKSND TP.HCM và các chuyên gia pháp luật.
VKSND huyện Cần Giờ sau đó đã phải đính chính quyết
định đình chỉ, thừa nhận làm oan. Anh Minh chính thức
được xác định vô tội vào tháng 11-2015, còn viện trưởng
Cần Giờ khi đó phải thốt lên rằng “đã có bài học xương
máu”. Tháng 4-2019, VKS xin lỗi oan đối với anh Minh.
Sau khi được giải oan, anh Trần Hoàng Minh đến cám ơn
báo và tặng 5 triệu đồng vào quỹ xã hội của báo.
PHƯƠNG LOAN
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng
cho ngành thuyền buồm
Những phản ánh về vướngmắc liên quan đến thuyền buồmcủa
ông RichardWard, Chủ tịchHĐQT Công ty TNHHCorsairMarine
International
(phải)
đã được Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ. Ảnh: PĐ
Sau khi được giải oan, anh TrầnHoàngMinh
(phải)
đến cámơn
báo và tặng 5 triệu đồng vào quỹ xã hội. Ảnh: PHƯƠNG LOAN
Giải oan chongười thợ sửaxe
ởCầnGiờ
TrầnHoàngMinh chính thức vô tội vào tháng 11-2015, còn viện trưởng CầnGiờ khi đó phải
thốt lên rằng “đã có bài học xươngmáu”.
Bà cụNữ 82 tuổi vui mừng khi lần đầu cầm
trên tay giấy khai sinh. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Tấm giấy
khai sinh của
bà cụ 82 tuổi
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook