217-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy21-9-2019
Giải cứu gà giá rẻ: Cách nào?
QUANGHUY - TÚUYÊN
H
ai nguyên nhân chính khiến giá gà rớt thê thảm xuống
chỉ còn 11.000-12.000 đồng/kg là do phát triển quá
nóng khiến cung vượt cầu và áp lực cạnh tranh với
thịt gà nhập khẩu tăng đột biến.
Nhiều giải pháp để giải cứu gà giá rẻ, giảm thua lỗ cho
người chăn nuôi đã được các chuyên gia, hiệp hội và cơ
quan quản lý đưa ra.
Ông
NGUYỄNVĂNTRỌNG
, Phó
Cục trưởng Cục Chăn nuôi:
Sẽ kiểmchặt chất lượng, hạn
sử dụng thịt gà nhập khẩu
Nguyên nhân lớn nhất là do nguồn
cung thịt gà tăng đột biến khiến cung
vượt cầu.
Cụ thể, cách đây một tháng, dịch
tả heo châu Phi lan rộng buộc phải
tiêu hủy với số lượng lớn. Lúc đó các cơ sở chăn nuôi heo
chuyển sang nuôi gà công nghiệp vì thời gian nuôi gà chỉ
mất 35-40 ngày là xuất bán. Trong vòng một thời gian ngắn,
đàn gà tăng đột biến vượt cầu nên giá giảm sâu.
Bên cạnh đó, đúng là thịt gà nhập về thời gian qua tăng.
Nhưng cũng chỉ tác động phần nào thị trường khiến giá gà
trong nước giảm vì các sản phẩm nhập về chủ yếu là các
sản phẩm phụ như đùi, cổ, cánh, chân, lòng… Song Bộ
NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra chặt
chẽ vấn đề chất lượng thịt nhập khẩu, trong đó có thịt gà.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chặt hạn sử
dụng thịt gà nhập khẩu, vì tại các nước xuất khẩu thịt gà,
nếu hạn sử dụng càng cận “date” thì giá rất rẻ.
Bộ NN&PTNT định hướng gia tăng thị phần thịt gà từ
20%-21% như hiện nay lên trên mức 25% và giảm thị phần
thịt heo xuống. Đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm và
gia súc ăn cỏ, tuy nhiên không phát triển ồ ạt, tăng đàn tự
phát, thiếu định hướng như thời gian qua.
Ông
LÊ VĂN QUYẾT,
Phó Chủ
tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm
Đông Nam bộ
:
Không rớt giá thê thảm
nhờ bắt tay nhau
Dù tình trạng chung của các trang
trại nuôi gà tại các tỉnh miền Đông
Nam bộ là thua lỗ. Nhưng các trang
trại gà nằm trong chuỗi liên kết xuất khẩu lại không bị ảnh
hưởng nhiều.
Ví dụ trang trại của tôi và khoảng 10 trang trại đã liên
kết thành lập hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Long
Thành Phát. HTX này có tổng đàn gà đảm bảo sản lượng
lớn, có nguồn cung cấp ổn định 25.000 con/ngày cho đối
tác chế biến xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Chuỗi liên kết
này truy xuất nguồn gốc, xuất xứ từ con giống, thức ăn, quy
trình chăn nuôi cho đến nhà máy chế biến giết mổ.
Chính nhờ nuôi quy mô công nghệ cao, các trang trại tham
gia chuỗi liên kết xuất khẩu nên đầu ra ổn định; các thành
viên trong HTX đều hưởng lợi. Hiện nay hơn 70% sản lượng
gà xuất chuồng của HTX được xuất khẩu sang Nhật giá ổn
định. Còn lại 30% tiêu thụ nội địa liên kết chặt chẽ với các
đối tác bán lẻ lớn như Ba Huân, San Hà, Tân Mỹ Châu…
Ông
PHẠMĐỨC BÌNH,
Phó Chủ
tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi
Việt Nam:
Nuôi nhỏ lẻ, tự phát
thua lỗ nặng
Do heo bị dịch nên nhà nhà nuôi
gà công nghiệp (lông trắng), gà thả
vườn (lông màu) khiến tăng trưởng
nóng không kiểm soát, hậu quả là
giá giảm, thua lỗ. Khi giá rẻ, thua lỗ thì các trại nuôi nhỏ lẻ
“chết hết”, chỉ còn những trang trại công nghiệp, trại nuôi
gia công trong chuỗi liên kết tồn tại.
Hơn nữa, hiện nay thị phần gà lông trắng lại đang trong
tay các ông lớn đầu tư nước ngoài như CP, Emivest, Japfa…
Khi giá giảm cũng không ảnh hưởng nhiều đến các ông lớn
này vì họ có đầu ra, họ nuôi theo chuỗi nên giá thành thấp.
Những trang trại nuôi gia công cho các ông lớn này cũng
không bị ảnh hưởng vì con giống, thức ăn, đầu ra, giá đã có
doanh nghiệp lo, các trang trại lấy tiền công nuôi như hợp
đồng ký kết. Vì thế chỉ những trang trại nuôi nhỏ lẻ, tự phát
sẽ thua lỗ nặng vì giá gà rớt thê thảm.
Một trong những giải pháp cho ngành chăn nuôi lâu dài
là kiểm soát được lượng đàn, trang trại chăn nuôi. Từ đó
vừa bảo vệ môi trường, giảm dần tình trạng chăn nuôi tự
phát tràn lan.
Đại diện Công ty Gà Bình Minh
:
Giámuagàổnđịnhnhờ chăn
nuôi theo chuỗi khép kín
Hiện nay mỗi ngày công ty giết
mổ khoảng 20.000 con gà. Bên cạnh
đó, tùy nhu cầu thị trường, công ty
cung cấp thêm 10% gà lông trong
tổng đàn cho các cơ sở giết mổ. Dù
giá gà lông trắng ngoài thị trường rớt
giá mạnh nhưng hiện tại giá thu mua của công ty đối với các
trang trại, hộ chăn nuôi vẫn đảm bảo ổn định nhờ thực hiện
mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Cụ thể, ngay từ đầu công ty xác định muốn phát triển bền
vững thì cần chăn nuôi theo chuỗi khép kín. Vì vậy, công
ty liên kết với các trang trại rải khắp cả nước như Đắk Lắk,
Nha Trang, Bình Thuận... bằng cách đầu tư con giống, thức
ăn chăn nuôi và bao tiêu đầu ra cho các đơn vị liên kết, giá
cả được cam kết cả năm. Với mô hình này, khi thị trường
có biến động thì các đơn vị liên kết vẫn yên tâm chăn nuôi
chứ không bấp bênh.•
Tiêu điểm
Tám tháng, nhập gần
100.000 tấn thịt gà
Theo Cục Chăn nuôi, tám
thángđầunăm2019,Việt Nam
nhập khẩu hơn 98.000 tấn thịt
gà. Giá nhập khẩu trung bình
các sảnphẩmthịt gà daođộng
0,8-1 USD/kg, chủ yếu là đùi,
cổ, cánh, chân.
Từ chuyệnkhủnghoảnggiágà
Chưa hết, trong bối cảnh gà
đang dư cung thì người chăn
nuôi còn đối diện với rủi ro lớn
khi các loại thịt gà, thịt heo
đang được ào ạt nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều đáng nói là trong khi giá gà xuất chuồng hiện rẻ hơn giá
rất nhiều loại rau thì giá gà thịt trên thị trường hầu như không
giảmmà vẫn đứng ở mức cao, càng đẩy người chăn nuôi vào
tình cảnh khó khăn.
Đúng! Nông dân thấy nuôi heo bị dịch tả, số lượng heo tiêu
hủy quá nhiều dẫn đến nguy cơ thiếu thịt nên họ nghĩ nuôi gà sẽ
bán được. Giờ lỗ thì họ chịu!
Nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu? Một con gà
công nghiệp từ quả trứng, con giống đến lúc bán chịu sự quản lý
của ba bộ gồm NN&PTNT, Y tế và Công Thương. Tuy nhiên, thông
tin, số liệu về lượng đàn, về thị trường…, mỗi bộ mỗi số liệu thì
làm sao ngành chăn nuôi có được thông tin chính xác, kế hoạch
chăn nuôi phù hợp. Nông dân biết nhờ cậy vào ai.
Chính vì sự thiếu thông tin, thông tin chênh nhau một trời
một vực, thiếu sự quản lý định hướng bài bản dẫn đến chăn nuôi
manh mún, nuôi tự phát, phát triển nóng. Bằng chứng rõ nhất là
việc dự báo nguồn cung heo trong nước thiếu hụt do dịch bệnh
không chính xác khiến nhà nhà đổ vào nuôi gà bù đắp thiếu hụt
dẫn đến dư thừa.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chăn nuôi trong ngành cho
rằng cần có sự quản lý đồng bộ, thống nhất của cơ quan quản
lý chứ không thể cứ đùn đẩy trách nhiệm và lỗi lại đổ về người
chăn nuôi, nông dân.
“Quả trứng” chính sách cũng phải được cụ thể hóa bằng các
giải pháp thực tế, thực sự mang lại hiệu quả cho ngành chăn
nuôi và nó phải “nở” thành con gà chứ không mãi là “quả trứng”
hoặc “trứng ung”.
Bên cạnh đó, con gà, quả trứng cõng nhiều chi phí, chịu nhiều
cơ quan quản lý và qua quá nhiều khâu trung gian khiến giá
thành đội lên. Trong khi ngành chăn nuôi đang hội nhập khi Việt
Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cạnh tranh,
áp lực là tất yếu. Muốn ngành chăn nuôi trong nước đứng vững
phải gỡ hết chi phí không đáng có thì con gà, con heo hay bất
cứ sản phẩm nông nghiệp nào của Việt Nammới có giá thành
thấp, mới có thể cạnh tranh.
Ngành chăn nuôi gia cầm đang có dư địa rất lớn để phát triển.
Vấn đề còn lại là cần tổ chức lại sản xuất, dự báo thị trường, kiểm
soát tốt chất lượng…để sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước lẫn quốc tế.
QUANG HUY
Nhiều trang trại chuyển qua nuôi gà công nghiệp khiến nguồn cung tăng nóng vượt cầu...
Số lượng đàn gà tăng đột biến khiến cung vượt cầu, giá rớt thê thảm. Ảnh: TÚUYÊN
Doanh nghiệp liên kết với nông dân
trong chuỗi chăn nuôi an toàn
Tại hội nghị thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩmgia
cầmmới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
nêu rõ thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch,
không phát triển tràn lan. Theo đó, chú trọng chăn nuôi an
toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm.
Bộ trưởng Cường cũng lưu ý cần phát triển các chuỗi sản
xuất khép kín, hướngđến cácmôhình trang trại thay vì nông
hộ như hiện nay; phát triển các sản phẩm chế biến nhằm
tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểmdịch
và an toàn vệ sinh thực phẩm cao; tập trung sản xuất theo
tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng; tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp đã có sản phẩmgia cầmđi các thị trường
thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook