217-2019 - page 13

13
Ngại chuyện trả
viện phí không
dùng tiền mặt
V.THỊNH-H.LAN
“Ở
nước ngoài bệnh
nhân chỉ phải chờ
đợi tối đa 15 phút,
còn ở mình muốn khám
bệnh nhiều người phải đi từ
3 giờ sáng rồi chờ đến 11
giờ”, đó là thực trạng được
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thị Kim Tiến nêu lên tại hội
nghị trực tuyến “Đẩy mạnh
triển khai thanh toán điện tử
không dùng tiền mặt trong
ngành y tế” ngày 20-9.
Nhiều nơi đã triển khai
Cục trưởng Cục Công nghệ
thông tin (Bộ Y tế), cho biết
hiện có 30 đơn vị y tế đã triển
khai thanh toán không dùng
tiền mặt. Trong đó, nổi bật
nhất là Bệnh viện (BV) ĐH
YDược TP.HCM, 35% giao
dịch thanh toán viện phí của
BVnày không dùng tiền mặt.
Cũng theo ông Tường,
nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để triển khai việc
thanh toán không dùng tiền
mặt. Hiện nay có 14.000 cơ
sở y tế đều có tài khoản ngân
hàng, có khoảng 78 ngân hàng
sẵn sàng cung cấp dịch vụ
mobile banking, (trong đó
có 41 ngân hàng cung cấp
dịch vụ Internet banking),
31 tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán, trong
đó 28 tổ chức cung ứng dịch
vụ Ví điện tử. Các hình thức
thanh toán điện tử cũng ngày
càng phong phú, đa dạng
và dễ dàng thanh toán cho
người dân như chuyển khoản
qua mobile banking/Internet
banking, thanh toán qua thẻ,
ví điện tử, QR code...
Là địa phương đi đầu triển
khai ứng dụng công nghệ
thông tin, ông
Nguyễn Tấn
Bỉnh, Giám
đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho
biết hiện trên
địabàn,một số
BV như BV
Nhi đồng 1
đã triển khai
thanh toánqua
thẻ khám, chữa bệnh (KCB)
cho bệnh nhân tại khu khám
theo yêu cầu 2 và ví điện tử
MoMo. BV Từ Dũ đã triển
khai thẻ KCB có chức năng
thanh toán, tích hợp ATM
tại khoa khám ngoại trú.
Khi người bệnh đăng ký
khám bệnh hoặc khi bác sĩ
chỉ định thực hiện các dịch
vụ... và người bệnh đồng ý
thì tiền trong tài khoản thẻ
KCB của người bệnh sẽ được
chuyển sang tài khoản của
BV, đồng thời người bệnh
được cấp số thứ tự để thực
hiện khám bệnh.
Chi phí thanh toán cao
Ông Trần Quý Tường nhìn
nhận người dân, đặc biệt ở
vùng nông thôn, vùng sâu
vùng xa chưa có thói quen
và chưa hiểu tiện ích của việc
sử dụng tài khoản ngân hàng,
ví điện tử nên
chủyếuvẫnxài
tiền mặt. Bên
cạnh đó, việc
kết nối giữa
cácngânhàng,
hệ thống thanh
toánvớiBVcòn
nhiềukhókhăn,
phí thanh toán
không dùng
tiền mặt còn cao. Khi nạp
tiền vào thẻ, việc rút tiền dư
tại các trụ ATM, ngân hàng
còn quá phiền hà.
Đồng tình với ý kiến trên,
ông Trần Văn Đức, đại diện
BV ĐH Y Dược TP.HCM
cho biết để triển khai các hình
thức thanh toán, BV phải bỏ
ra chi phí thanh toán giao
dịch điện tử cho các đơn vị
liên kết rất cao.
Bổ sung ý kiến của BV
ĐH Y Dược TP.HCM, ông
Nguyễn Tấn Bỉnh cũng trình
bày người dân chưa quen sử
dụng thẻ ATM do nhiều yếu
tố như lớn tuổi, ở tỉnh, không
biết chữ, chỉ tham gia khám
bệnhmột lần,…“Khi áp dụng
thanh toán không dùng tiền
mặt, phí giao dịch khi thanh
toán qua thẻ do BV chi trả.
Do đó, cần sự hỗ trợ chi phí
giao dịch cho ngành y tế của
các đơn vị cung cấp giải pháp
thanh toán không dùng tiền
mặt” - ông Bỉnh nêu.
Là đơn vị triển khai các hình
thức thanh toán không dùng
tiềnmặt cho các BV, ôngTrần
Công Quỳnh Lân, Phó Tổng
giám đốc Ngân hàng Thương
mại cổ phầnCông thươngViệt
Nam (VietinBank), cho biết
hiện nay các BV chưa có hệ
thống kết nối đồng bộ với ngân
hàng nên ngân hàng phải bỏ ra
rất nhiều chi phí để vận hành
tích hợp với hệ thống phần
mềm của mỗi BV, người sử
dụng còn hạn chế nên cũng
làm tăng chi phí thanh toán.
Khai trương cổng hỗ trợ giao dịch
điện tử y tế
Tai hội nghị, Bộ Y tế đã khai trương Cổng hỗ trợ giao
dịch điện tử y tế. Nhân dịp này, Bộ Công Thương đã trao
tặng cho Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) 15 triệu thẻ
Việt - một thẻ quốc gia.
Với thẻ này, ngoài các chức năng nạp tiền tài khoản, rút
tiền qua cây ATM… còn có thể thanh toán điện tử tại các
BV, chuỗi cửa hàng, bệnh nhân và người nhà cũng có thể
đăng ký lấy số khám bệnh từ xa qua tổng đài 1900 6888;
tra cứu sổ y bạ điện tử…
“Thẻ Việt - một thẻ quốc gia” là một trong những sản
phẩm cốt lõi của chương trình phát triển thương mại
điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng
Chính phủ ban hành, được Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với các ngành lĩnh vực y tế, thương mại, du
lịch, giao thông, giáo dục... nhằm đưa thẻ thông minh
tích hợp thanh toán ứng dụng trong các lĩnh vực dịch
vụ công cộng, dịch vụ xã hội. Sản phẩm tích hợp này
được kỳ vọng sẽ tiếp cận hơn 90 triệu người dân Việt
Nam và trở thành loại thẻ không thể thiếu của mỗi
người dân.
Bộ Y tế cần tính toán
có mã bệnh nhân
liên thông giữa các
BV với nhau, một
bệnh nhân có một
thẻ ngân hàng vẫn
khám được ở nhiều
BV.
Đời sống xã hội -
ThứBảy21-9-2019
Đã có 30 đơn vị y tế triển khai thanh toán không
dùng tiềnmặt nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao do
tâm lý ngại thay đổi thói quen và chi phí phát sinh.
Do đó, để giảm chi phí, Bộ
Y tế cần tính toán có mã bệnh
nhân liên thông giữa các BV
vớinhau,mộtbệnhnhâncómột
thẻ ngân hàng vẫn khámđược
ởnhiềuBV, thành lậpchuẩnkết
nối giữa ngân hàng và BV. Về
lâu về dài cần có giải pháp cho
BVđược quyền phát hành thẻ
thanh toán thay vì ngân hàng
phải mở thêm quầy giao dịch
tại BVlàm tốn thêmchi phí và
cấp thẻ cho bệnh nhân không
có chứngminh nhân dân được
làm thẻ thanh toán trực tuyến
để tạo thuận lợi chongười dân.•
Liên quan đến sự việc phụ huynh tố Trường Quốc tế
Việt Úc bớt xén khẩu phần ăn của học sinh tại cơ sở Sala
(quận 2), chiều 20-9, trường này đã có phản hồi đến phụ
huynh của trường.
Theo đó, ban điều hành Trường Quốc tế Việt Úc (VAS),
ban quản lý cơ sở Sala và nhà cung cấp suất ăn Aden thừa
nhận rằng đã có một số sơ suất trong khâu quản lý và
kiểm định về định lượng suất ăn trước khi phục vụ cho
học sinh trong thời gian qua.
“Chúng tôi thành thật xin lỗi các em học sinh cùng quý
phụ huynh cơ sở Sala và trân trọng cảm ơn sự hợp tác,
phản ánh của quý vị để chúng tôi có thể nâng cấp chất
lượng phục vụ kịp thời” - thông báo viết.
Cạnh đó, trường cũng cho biết đang phối hợp với nhà
cung cấp nhằm nâng cấp suất ăn của học sinh tại cơ sở
Sala bắt đầu từ thứ Hai 23-9 như suất ăn của học sinh sẽ
được tăng định lượng, tiếp tục tăng cường phục vụ bánh
mì, bơ, các loại rau; học sinh được cung cấp thêm thức
ăn và sữa tươi khi có nhu cầu trong các giờ ăn, uống. 
Nhà trường tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, giám sát
chặt chẽ các nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm đầu
vào, công khai niêm yết danh sách các nhà cung cấp; thắt
chặt các khâu giám sát việc chia suất, số lượng và chất
lượng các món ăn trên các khay ăn của học sinh trước khi
phục vụ; đồng thời chụp ảnh khay ăn mẫu cho các bữa
ăn trong một ngày tại trường (sáng, trưa và xế) và trình
chiếu hình ảnh này trên tivi tại sảnh của cơ sở Sala để phụ
huynh tiện theo dõi.
Trường sẽ tiếp tục thực hiện các đợt thanh tra định kỳ
về chất lượng và số lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến
hành khảo sát ý kiến của học sinh về chất lượng bữa ăn và
thực hiện việc cải tiến chất lượng liên tục dựa trên những
phản hồi về kết quả khảo sát.
Sau khi nhận được sự phản hồi cũng như lời xin lỗi từ
phía Trường Quốc tế Việt Úc liên quan đến khẩu phần ăn
của học sinh, nhiều phụ huynh đã không đồng tình với
những gì nhà trường đưa ra.
Một phụ huynh bức xúc: “Họ trả lời vô trách nhiệm.
Nhà trường đã đổ thừa cho bên thứ ba như vậy là trường
cố tình bao che. Điều đó cho thấy nhà trường không có
thiện chí. Trong khi con tôi đi học từ ngày 19-8 đến nay
đã hơn một tháng, không thể ngày nào cũng có sự nhầm
lẫn và sơ suất như nhà trường nói. Tôi gọi đây là sự
nhầm lẫn có tổ chức và có hệ thống. Tôi và mọi người
không đồng ý với những gì nhà trường phản hồi cũng
như hướng giải quyết”.
Trong khi đó, một phụ huynh khác cho biết quan trọng
là sự minh bạch công bố kiểm tra và giám sát nhà cung
cấp. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp ra sao, định kỳ
thế nào cũng phải công khai và minh bạch đối với phụ
huynh.
Trước đó, như
Pháp Luật TP.HCM
đưa tin, phụ huynh
có con theo học tại Trường Quốc tế Việt Úc cơ sở Sala
phản ánh sau khi nhiều lần nghe con than đói, một nhóm
phụ huynh đã bất ngờ đến trường xem bữa trưa của các
con. Và nhiều người đã phải bật khóc khi nhìn thấy khẩu
phần ăn này. 
Trong khi đó, theo quy định của trường, tiền ăn đối
với cấp 2 là 7.695.000 đồng/10 tuần; cấp 1 là 6.300.000
đồng/10 tuần. Tính ra là 120.000-140.000 đồng/ngày
(gồm bữa sáng, trưa và bữa xế).
Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, tiền ăn một ngày
của học sinh VAS là hơn 100.000 đồng nhưng theo bộ
thực đơn tiêu chuẩn của học sinh tiểu học gồm ăn trưa và
ăn xế trên 30.000 đồng/ngày. Do vậy tiền ăn VAS thu là
khá cao.
NGUYỄN QUYÊN
TrườngQuốc tếViệtÚc xin lỗi, phụhuynhvẫnbất bình!
Người bệnh rút tiền còn lại trên thẻ khámbệnh tích hợp thẻ ngân hàng tại BV TừDũ (TP.HCM).
Ảnh: NGUYỄNHIỀN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook